VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ
Việt Nam có một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo cho tới tận giữa những năm 80 của thế kỷ trước. Kể từ năm 1986, dưới chính sách “Đổi mới”, tăng cường định hướng thị trường và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu đã trở thành mục tiêu chính của Việt Nam. Nhằm tăng cường các mối quan hệ kinh tế với khu vực, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Việt Nam cũng duy trì các mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc, được điều chỉnh theo Hiệp định Thương mại năm 1991 và các hiệp ước hợp tác kinh tế khác. Tham gia vào các thể chế khu vực nói trên tạo ra bước hội nhập đầu tiên của Việt Nam vào hệthống thương mại để chuẩn bịcho việc trởthành Thành viên WTO.
Trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến nay, mô hình chính sách chủ đạo của Việt Nam là thúc đẩy xuất khẩu, bảo hộ có chọn lọc và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước đã có chính sách mặt hàng là xây dựng và nâng cao chất lượng cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu phù hợp với lợi thế của quốc gia. Trong đó cơ cấu hàng hoá xuất khẩu tận dụng lợi thếvề điều kiện tự nhiên và lao động. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu phù hợp với trình độ phát triển sản xuất trong nước. Với chính sách thị trường là xây dựng thị trường trọng điểm và khai thác tốt hơn các thị trường tiềm năng. Để đạt được các mục tiêu chính sách, chính phủ đã có những biện pháp hỗtrợvà quản lý, cụthể:
Năm 1998 ban hành Luật Thuế xuất nhập khẩu, các hoạt động xuất nhập khẩu từ đó đi vào khuôn khổ hơn, loại bỏ dần tình trạng gian lận thương mại, góp phần kiểm soát chặt chẽ các hoạt động thương. Năm 1989, xoá bỏ hạn ngạch xuất khẩu và hạn ngạch nhập khẩu đối với hầu hết hàng hoá, trao đổi thương mại từ đó diễn ra sôi nổi đa dạng hơn, Việt Nam dần thiết lập quan hệ thương mại với nhiều quốc gia. Cũng vào năm này, Chính phủ xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu bằng NSNN. Tiến hành phá giá đồng VND, xoá bỏ chế độ hai tỷgiá, hình thành hệ thống tỷgiá thống nhất dựa trên tỷgiá chính thức do NHNN công bố. Năm 1991, mở cửa sàn giao dịch ngoại hối tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ban hành Quyết định về thành lập khu chế xuất. Miễn thuế đầu vào đối với sản xuất hàng xuất khẩu. Có thể thấy, chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam ngày càng thông thoáng và được hoàn thiện phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
Quán triệt chủ trương “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữgìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tổchức kinh tế quốc tế và các liên kết khu vực. Năm 1998, Việt Nam gia nhập ASEAN, khối các nước Đông Nam Á, tham gia AFTA năm 1996, hướng đến một khu vực mậu dịch tự do, thúc đẩy xuất nhập khẩu trong khối góp phần tăng tổng kim ngạch thương mại mỗi quốc gia. Cùng năm này Việt Nam ký hiệp định khung với EU, một bước ngoặt để hàng hoá Việt Nam xâm nhập vào thị trường tiềm năng Châu Âu. Nhận thấy tầm quan trọng của APEC đối với sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực nói chung và của Việt Nam nói riêng, ngày 15/6/1996, Chính phủ Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập APEC. Đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức thứ 21 của APEC. Ngay sau khi gia nhập APEC, Việt Nam đã tích cực tham gia vào nhiều chương trình, dự án hợp tác của APEC, tranh thủ được sự hỗ trợ và giúp đỡ to lớn về vốn, khoa học kỹthuật, đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm 2001, Việt Nam ký Hiệp Định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, có hiệu lực từ năm 2002. Năm 2007, Việt Nam được chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO sau 12 năm cố gắng để trở thành thành viên của tổchức này.
Năm 2000, Chính phủ thành lập Cục XTTM, nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Hoạt động này hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của thương nhânhiệu quả hơnthông qua các hình thức như hội chợ triển lãm thương mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hoá dịch vụ. Năm 2008, Quốc hội thông qua và cho phép ban hành nhiều đạo luật
nhằm hoàn thiện hệ thống luật pháp cho quá trình đổi mới, hội nhập KTQT: Luật Thương mại sửa đổi, bổ sung; Luật thuế xuất nhập khẩu sửa đổi bổ sung. Luật cạnh tranh và chống độc quyền…