2.2.3.3.1. Trợ cấp xuất khẩu
Việt Nam đã xóa bỏ toàn bộ các loại trợ cấp xuất khẩu kể từ ngày gia nhập WTO. Tuy nhiên trong khuôn khổHiệp định nông nghiệp, Việt Nam được quyền bảo lưu 2 hình thức trợ cấp xuất khẩu được WTO cho phép áp dụng đối với các nước đang phát triển là: (i) trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị, bao gồm cả chi phí xử lý, nâng cấp, tái chế sản phẩm, chi phí vận tải quốc tế, cước phí vận chuyển và (ii) ưu đãi về cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu. Nhưng 2 hình thức trợcấp này vẫn chưa được áp dụng ởViệt Nam.
Việt Nam bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng về hỗ trợ trong nước của WTO dành cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Theo các quy định này, Việt Nam có thể duy trì hỗtrợ trong nước ở mức không quá 10% tổng giá trị sản lượng (hay mức tối thiểu dành cho các nước đang phát triển). Do vậy, các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam hiện nay vẫn được áp dụng trợcấp xuất khẩu.
Về trợ cấp phi nông sản, từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam sẽ xóa bỏ toàn bộcác trợcấp bịcấm như các trợcấp căn cứvào thành tích xuất khẩu hoặc khuyến khích sử dụng hàng trong nước thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, một số khoản trợ cấp xuất khẩu dưới dạng ưu đãi đầu tư cấp trước khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ được phép kéo dài 5 năm (trừtrợcấp đối với ngành dệt may).
2.2.3.3.2. Hỗtrợgiống cây trồng, vật nuôi
Thời gian qua, một số chính sách hỗ trợ này chưa được tận dụng triệt để, đặc biệt là một số khoản hỗ trợ cụ thể không vi phạm cam kết với WTO. Tăng cường kinh phí hỗtrợ nghiên cứu, cung cấp, đổi mới giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp là một trong các hoạt động theo hướng này.
Đối với cây công nghiệp: từ khi ra nhập, Việt Nam đã bỏ áp dụng hỗ trợ các loại cây công nghiệp sang hình thức bảo hộ khác là hạn ngạch thuế quan hoặc hạn ngạch nhập khẩu nhằm thực hiện theo đúng cam kết, đặc biệt đối với cây mía đường, lạc, đậu tương, bông…