7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN
2.4. Một số tham thoại tiền dẫn nhập trong hành động chê
2.4.1. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động hỏi
2.4.1.1. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động hỏi để xác định đối tượng chê
Ví dụ (24):
Sp1: Thoan à, ai mua thịt đấy ? Sp2: Em mua anh à, sao vậy anh ?
Sp1: Thịt ôi như vậy mà cũng mua, ăn vào rồi sinh bệnh ra. Không ăn thịt thì ăn rau, như thế này ai mà dám ăn chứ.
Trong trường hợp này do người nói Sp1 chưa biết đích xác ai là người (mà theo Sp1 có lỗi nên phải đưa ra hành động hỏi để xác định chính xác người gây ra lỗi (đối tượng chê), sau đó mới đưa ra hành động chê. Sp1 đã đưa ra lời chê một cách trực tiếp thẳng thắn đối với Sp2 người mua thịt “ Thịt ôi như vậy mà cũng mua, ăn vào rồi sinh bệnh ra. Không ăn thịt thì ăn rau, như thế này ai mà dám ăn chứ”. Sp1 đưa ra hành động hỏi trước khi chê để thể hiện thái độ lịch sự của mình nhưng sau đó Sp1 đã gây ra sự tổn hại mạnh mẽ tới thể diện của người tiếp nhận, tính lịch sự đã được Sp1 đề cập tới trong ngữ huống giao tiếp trên nhưng chưa đạt được ở mức độ cao.
2.4.1.2.Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động hỏi để hướng người nghe đến đối tượng chê và hỏi để thăm dò quan điểm thái độ người nghe
Ví dụ (25):
36
Sp2: Có.
Sp1: Cậu thấy sao?
Sp2: Cũng bình thường. Nói là chán thì hơi quá. Nhưng mình không có ấn tượng gì cả.
Sp1: Tớ thì thấy nhạt nhẽo quá, không hề có một luồng gió mới nào cả. Vẫn là những tiết mục cổ xưa, bây giờ xã hội thay đổi phải kết hợp cái mới chứ đằng này ôn mãi cái cổ, nhàm chán.Vậy mà cũng làm nghệ thuật.
Trong ví dụ này, Sp1 chủ định gợi mở vấn đề định chê và dẫn dắt người nghe hướng đến đối tượng chê “Hôm qua cậu có đi xem hội diễn văn nghệ của trường mình không?” Sp1 chủ động đưa ra câu hỏi thăm dò quan điểm, ý kiến của Sp2 về đối tượng, trước khi đưa ra hành động chê. Cũng có thể quan điểm của Sp2 tỏ ý khen ngợi đối tượng mà Sp1 định chê “Cũng bình thường. Nói là chán thì hơi quá. Nhưng mình không có ấn tượng gì cả.” thì Sp1 sẽ không chê nữa hoặc đưa ra lời chê khéo léo hơn, tế nhị hơn. Đây cũng có thể được coi là một chiến lược lịch sự trong giao tiếp khi thực hiện hành động chê của Sp1, đưa ra quan điểm tương đồng với người giao tiếp để hòa hợp trong cách thức nói chuyện về một vấn đề chung “hội diễn văn nghệ của trường”. Đạt được chủ đích giao tiếp của mình là chê về các tiết mục văn nghệ, đồng thời có thể hướng suy nghĩ của Sp2 tới đối tượng chê mà Sp1 đề cập tới.
2.4.1.3.Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động hỏi để xác định chính xác một số vấn đề liên quan đến nội dung mệnh đề chê
Ví dụ (26):
Sp1: Cậu làm bảng lương đến đâu rồi? Sp2: E đang làm anh à!
Sp1: Cậu làm chậm như sên bò thế thì cả công ty tới tháng sau mới được lĩnh lương à?
Trước khi đưa ra lời chê Sp2 làm chậm “như sên bò”, Sp1 phải xác định chắc chắn việc việc Sp2 đang làm “E đang làm anh à!”
Sp1 đặt ra câu hỏi với mục đích biết chính xác thông tin để làm căn cứ cho lời chê “Cậu làm chậm như sên bò thế thì cả công ty tới tháng sau mới được lĩnh lương à?”. Trong trường hợp này Sp1 lĩnh hội được hoàn toàn hành động chê mà Sp2 mang tới vì vậy mức độ mất thể diện được nâng cao. Tính lịch sự của hành động chê hạ xuống mức thấp
37
Dẫn dắt, gợi mở đề tài chê, người nói thường đưa ra những câu hỏi nhằm xác định vể thời gian, nơi chốn, tình trạng việc làm… liên quan đến vấn đề trong nội dung mệnh đề chê hoặc thăm dò quan điểm của người nghe trước khi đưa ra lời chê.
2.4.2.Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động cảm thán
Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động cảm thán bày tỏ sự không bằng lòng hoặc than thở về nỗi khổ của mình do những hành động, thái độ của SP2 gây ra.
Ví dụ (27):
Sp1: Ôi giời ơi thế này có khổ tôi không? Sp2: Có chuyện gì vậy bà?
Sp1: Ông ở nhà coi nhà mà vậy à?Gà nó vào phá tan vườn rau của tôi rồi. Chỉ có suốt ngày tổ tôm với cờ quạt thôi!
Trong ví dụ này Sp2 đã bị thu hút bởi hành động cảm thán, sau đó Sp1 mới đưa ra hành động chê, Sp2 tập trung cao độ “Có chuyện gì vậy bà?” nên nội dung hành động chê được truyền đạt tới Sp2 đạt được sự tiếp thu tối đa. “Ông ở nhà coi nhà mà vậy à?Gà nó vào phá tan vườn rau của tôi rồi. Chỉ có suốt ngày tổ tôm với cờ quạt thôi!” Sp1 không bằng lòng và than thở về bản thân mình “Ôi giời ơi thế này có khổ tôi không?” do phải chịu hậu quả từ hành động của Sp2
gây ra “Gà nó vào phá tan vườn rau của tôi rồi”. Người đưa ra hành động chê trong ví dụ này không cần quan tâm đến thể diện của người cùng giao tiếp, đưa ra hành động chê thẳng thắn đe dọa trực tiếp đến thể diện của người tiếp nhận là Sp2 vậy nên nó không được coi là hành động chê mang tính lịch sự do không đáp ứng yêu cầu tôn trọng thể diện của người tham gia giao tiếp. Nhưng đặt trong mối quan hệ thân hữu giữa Sp1 và Sp2 thì Sp1 có thể đưa ra hành động chê như trên.
Hành động cảm thán trong Ví dụ này thể hiện thái độ không bằng lòng về những hành động, thái độ của Sp2.
2.4.3. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động phỏng đoán
Mục đích của hành động phỏng đoán là sự xác định thông tin để khẳng định một cách chắc chắn về điều mà mình biết được để từ đó đưa ra hành động chê.
Ví dụ (28):
Sp1: Tôi nghe người ta nói chú định tuyển cái Hoa bên quán karaoke về làm nhân viên cho công ty.
38
Sp2: Em cũng định nói chuyện với anh về việc này, nhưng chưa tiện. Nay anh hỏi thì em thưa với anh luôn.
Sp1: Thôi ngay ! Chú định bôi gio trát trấu vào mặt tôi và công ty này hả? thiên hạ thiếu gì người giỏi giang chú không tuyển lại đi tuyển cái con bé đó. Chú có biết thiên hạ nói thế nào về con bé đó không? Chú học cao hiểu rộng làm gì chứ.
Ở Ví dụ trên Sp1 không chỉ hướng hành động chê vào Sp2 mà vào cả Sp3
(ngôi thứ 3 nào đó) “ Tôi nghe người ta nói chú định tuyển cái Hoa bên quán karaoke về làm nhân viên cho công ty.” – Người mà Sp2 định tuyển vào công ty để làm việc. với mục đích khẳng định thông tin mà mình nghe được là chính xác để đưa ra lời chê thích đáng với từng đối tượng. Hành động chê của Sp1 với Sp3
là hành động chê gián tiếp thông qua cuộc trò chuyện với Sp2 và được coi là một hành động chê mang tính lịch sự với Sp3 vì Sp3 không phải trực tiếp lĩnh hội lời chê đó. Sp1 còn hướng lời chê trực tiếp vào Sp2 “Chú học cao hiểu rộng làm gì chứ” mục đích là ngăn chặn hành động của Sp2 định làm, sau đó là chê Sp2 không hiểu chuyện sẽ làm ảnh hưởng đến gia đình và yêu cầu Sp2 dừng ngay việc đó lại “Thôi ngay !”. Trực tiếp tác động đến thể diện của Sp2.
Hành động phỏng đoán đóng vai trò Tham thoại tiền dẫn nhập trong những trường hợp này có đích là nhằm khẳng định chắc chắn những thông tin mà Sp1
biết được về hành động, thái độ việc làm của Sp2 (mà theo Sp1 là không tốt), để từ đó, Sp1 đưa ra hành động chê được chính xác, “đúng người đúng tội”.
2.4.4. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động điều khiển
2.4.4.1. Tham thoại điều khiển yêu cầu sự hiện diện của Sp2
Ví dụ (29):
Sp1: Linh đâu, ra đây mẹ bảo! Sp2: Dạ, mẹ gọi con ạ!
Sp1: Con gái con đứa làm thế này đây rửa cái bát cũng không sạch thế này thì bữa sau ăn làm sao được hả con! Con gái lớn rồi mà làm ăn thế này người ta cười cho thối mũi.
Sp2: Chắc cái bát đó con rửa sót. Con đi rửa lại đây.
Trong trường hợp này Sp1 phát hiện ra lỗi sai của Sp2 “rửa cái bát cũng không sạch”, trước khi đưa ra hành động chê, Sp1 có hành động yêu cầu, đề nghị Sp2 có mặt “Linh đâu, ra đây mẹ bảo!”để tiếp nhận hành động chê.
39
sau ăn làm sao được hả con! Con gái lớn rồi mà làm ăn thế này người ta cười cho thối mũi”
2.4.4.2. Tham thoại điều khiển yêu cầu Sp2 từ bỏ hoặc cắt đứt mối quan hệ với đối tượng chê mối quan hệ với đối tượng chê
Trường hợp này Sp1 đưa ra hành động chê với người ở ngôi thứ 3, trước khi chê Sp1 đưa ra hành động ngăn cấm hoặc ra lệnh cho Sp2 phải từ bỏ hoặc chấm dứt mối quan hệ với đối tượng chê.
Ví dụ (30):
Sp1: Mẹ cấm con không được giao du bạn bè gì với mấy đứa con nhà lão Chuẩn nữa đấy nhé
Sp2: Sao hả mẹ?
Sp1: Mấy thằng đấy nghe đâu nghiện hút đấy. Dính vào nó thì tàn đời con ạ. Sp2: Mẹ nghe ai nói đấy? làm gì có chuyện đó?
Sp1: Còn ai nói à? Cả làng cả xã người ta biết rồi, chỉ mỗi mình cô là không biết thôi.
Căn cứ vào hành động, thái độ không tốt của Sp3 (ngôi thứ ba được nói tới) , mà Sp1 cho rằng có ảnh hưởng xấu tới Sp2 mà đồng thời cũng có liên quan tới Sp1. Trong trường hợp này Sp1 và Sp2 có mối quan hệ ngang gần gũi, thân thiết hoặc Sp2 là người phải chịu trách nhiệm liên đới về những việc Sp2 sẽ làm.
2.4.5. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động khen
thể diện của đối tượng tiếp nhận chê trước khi thực hiện hành động chê là đưa ra một hành động khen.
Ví dụ (31):
Sp1: Bây giờ mình mới để ý kĩ nhé, thằng bé này có cái trán rất thông minh nhưng nhìn cũng ngang bướng ra trò đấy.
Sp2: Ai bảo chị thế chứ?
Sp1 đã đưa ra một lời khen để làm chiến lược giao tiếp “thằng bé này có cái trán rất thông minh” rồi sau đó mới đưa ra một lời chê đối với Sp2 “ nhưng nhìn cũng ngang bướng ra trò đấy” để làm giảm bớt đi sự mất thể diện của đối tượng bị chê hoặc là có ý định bù đắp thể diện cho Sp2. Đây được coi như một hành động chê mang tính lịch sự cao nhất vì thể diện của người tiếp nhận lời chê được đề cao, trước khi buộc người khác nhận một hành động chê làm tổn hại
40
đến thể diện thì người nói đã đưa ra một lời khen nhằm xoa dịu và tạo tâm thế thoải mái cho người tiếp nhận. Vì vậy mà ít nhiều đã bù đắp, giảm thiểu sự mất thể diện mà đối tượng chê phải chịu đựng.
Trong văn hóa giao tiếp ứng xử và cách sử dụng lời chê hợp lí đạt tới mức độ lịch sự cao thì hành động đưa ra một lời khen trước khi đưa ra một hành động chê được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về tính lịch sự, vầ cần được sử dụng rộng rãi hơn nữa trong đời sống hàng ngày vào từng hoàn cảnh giao tiếp nhất định.
2.4.6. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động rào đón
Hành động chê là hành động mang tính đe dọa thể diện, làm giảm uy tín của đối tượng chê là lẽ tất nhiên. Nhưng bên cạnh đó, nó còn có thể làm mất cả thể diện của chủ thể chê bởi nếu chủ thể chê không khéo léo rất có thể khiến người nghe nghĩ rằng chủ thể chê là người hay chê bai người khác, đặc biệt trong trường hợp đối tượng chê là ngôi thứ ba, tức là nói xấu sau lưng.
Ví dụ (32):
Sp1: Nói điều này có thể xúc phạm chồng, em nghe rồi bỏ qua… Sp2: Chị cứ tin em.
Sp1: Gần đây cứ mỗi lần anh ấy ôm chị vào là mỗi lần chị cảm thấy rung mình bởi cái… mùi hôi hôi, khen khét trên thân thể anh ấy toát ra…
Sp2: Sao chị bảo, có lẽ chị yêu anh ấy từ cái mùi rất đàn ông ấy?[1;Tr 262,263]
Theo quan niệm của người Việt Nam, vợ chê chồng là điều không nên, vì vợ chồng là người trong cùng một gia đình, phải biết giữ gìn danh dự cho nhau, “ xấu chàng hổ ai?” . Nên người ta thường “không vạch áo cho người xem lưng”, “vợ chồng đóng cửa bảo nhau”.
Ở đây, Sp1 là vợ của đối tượng chê đã chê chồng mình bẩn, hôi. Mặc dù người tiếp nhận là cô em gái, người có quan hệ ngang rất gần gũi, thân thiết với Sp1. Nhưng để tránh cho Sp2 hiểu sai về mình, Sp1 vẫn phải đưa ra hành động rào đón trước khi chê.
2.4.7. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động khuyên can
Ví dụ (33):
Sp1: Em nên để kiểu tóc khác đi!
41
Sp1: Không những không đẹp mà có thể nói là chẳng hợp với em một chút nào. Thà em cứ để kiểu cũ còn đẹp hơn.
Khi phát hiện ra có những vấn đề nên chê ở Sp2, với lòng tốt và sự chân thành của mình, Sp1 thường đưa ra những lời khuyên trước khi chê.
Theo Sp1 nghĩ thì những lời khuyên của Sp1 sẽ có ích đối với Sp2 “Không những không đẹp mà có thể nói là chẳng hợp với em một chút nào. Thà em cứ để kiểu cũ còn đẹp hơn” do đó, đưa ra một lời khuyên trước khi chê cũng là một cách bù đắp cho sự tổn hại về thể diện mà Sp2 phải chịu khi tiếp nhận hành động chê. Hành động chê trong ví dụ này đã thể hiện được tính lịch sự chứa đựng trong đó, do tình thân hữu khoảng cách liên cá nhân gần gũi càng làm cho hành động chê có tính chất chân thành nhất, làm thỏa mãn được cả người đưa ra hành động chê và người tiếp nhận.
Bên cạnh những hành động chê xuất phát từ sự chủ động chê từ phía người nói ra, trong thực tế giao tiếp, tham thoại chê cũng thường khởi nguồn từ những hành động, việc làm, hành động khác. Những trường hợp này người nói thường không chủ động chê được, mà do trong quá trình giao tiếp mới nảy sinh hành động chê.
Ví dụ (34):
Sp1: Chú tham, chú phán hỏi con rằng bà năm nay buôn bán lỗ lãi ra sao…vô tình, cố nhiên là con đã nói thật bà lãi được ngót nghìn bạc…
Sp2: Ấy chết! Sao con dại dột thế! Bà vẫn giấu đây mà[5].
Tham thoại của Sp2 có chứa hành động chê chủ hướng. Hành động chê này bắt nguồn từ hành động thông báo của Sp1 trong tham thoại trên.
Những trường hợp chê khởi nguồn từ hành động khác như vậy chúng tôi không coi đó là những tham thoại tiền dẫn nhập. Nói cách khác, những trường hợp chê này không có tham thoại tiền dẫn nhập[10].
Qua đây, chúng tôi nhận thấy sự kiện lời nói chê có đặc điểm khác với một số hành động khác như: Xin phép, mời, rủ,…( người nói thường chủ động đưa ra hành động) hoặc cảm thán,…( người nói thường bị động khi đưa ra hành động). Bởi: Hành động chê có thể do người nói đã dự định sẵn ý định chê và chủ động đưa ra các tham thoại dẫn dắt hành động chê, đó là các trường hợp sự kiện lời nói chê có tham thoại tiền dẫn nhập đã nói trên. Và hành động chê cũng thường xảy ra bột phát, sau khi chủ thể chê chứng kiến một sự việc, hoặc tiếp nhận một hành động ngôn ngữ khác, chẳng hạn hành động thông báo của Sp1
42
Tùy thuộc vào từng chu cảnh chê, mục đích chê, nhu cầu của phép lịch sự