Khái niệm về hành động chê

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng việt (Trang 37)

7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN

2.1.Khái niệm về hành động chê

Hành động chê, hiện nay đang là một vấn đề được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm tới. Có một số nhà nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này, và cũng đưa ra những ý kiến giải khác nhau. Riêng khái niệm về hành động chê mà có nhà nghiên cứu gọi là sự kiện lời nói chê và cũng đưa ra những cách hiểu khác nhau, ta có thể tìm hiểu một số cách tiếp cận về hành động này như sau:

Theo “Từ điển Tiếng Việt” của viện ngôn ngữ học đưa ra cách hiểu chung và hiểu riêng về hành động chê như sau: Theo cách hiểu chung nhất “chê” được hiểu là không cho là phải, là hay. “Chê” có lúc còn gọi là “chê bai” được hiểu là chê, đánh giá thấp. Ở khía cạnh riêng có người còn hiểu là “chê trách” hoặc “chê cười”, hay “chê bôi”, “chê trách” là chê và bày tỏ ý trách vì đó là những hành động khiến người khác không hài lòng. “Chê cười” hay cười nhạo, là những hành động không phải không hay bị người khác cười nhạo.

Hành động chê cũng giống như các hành động giao tiếp đặc thù khác như: chào hỏi, mời, đề nghị, cảm ơn, xin lỗi … tồn tại trong mọi cộng đồng ngôn ngữ và văn hoá. Nó là một trong nhóm các hành động biểu thị được giá trị văn hoá tích cực – một nét đẹp trong ứng xử ngôn ngữ của con người. Chê được hiểu là hành động ngôn ngữ biểu thị sự đánh giá tiêu cực và bày tỏ sự không hài lòng của một cá nhân hay một nhóm cá nhân… về một cá nhân hay một nhóm cá nhân khác (hoặc về vấn đề nào đó có liên quan tới cá nhân và nhóm cá nhân khác ấy) nhằm bộc lộ sự xa cách.

Theo Nguyễn Thị Hoàng Yến, sự kiện lời nói chê (ở đây gọi là hành động chê) là một hoạt động, trong đó chủ thể chê (Sp1) và đối tượng tiếp nhận hành động chê (Sp2) dùng ngôn ngữ để tác động lẫn nhau theo những cách thức nhất định để đưa hành động chê đạt được hiệu lực ở lời.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng việt (Trang 37)