Lịch sự trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng việt (Trang 33)

7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN

1.4.8. Lịch sự trong tiếng Việt

Với mỗi quốc gia và mỗi nền văn hóa thì nhân tố lịch sự là một nhân tố không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp xã hội. Ở Việt Nam vấn đề lịch sự trong tiếng Việt đã được đề cập đến qua một số công trình nghiên cứu về Các mô hình ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của ứng xử lễ độ (Nguyễn Đình Hòa, 1956) đề cập đến mối tương liên giữa thể diện và ứng xử trong giao tiếp tiếng Việt trong đó thể diện được hiểu như là tự hào về những giá trị xã hội mình có được.

Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm đã giả thuyết rằng trong tiếng Việt lịch sự gắn liền với nghi thức lời nói, nghĩa là lịch sự gắn liền với chuẩn mực xã hội mà ít gắn với chiến lược cá nhân.

Đỗ Hữu Châu (2001) trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học – Ngữ dụng học – Tập II tác giả đã đưa ra một số nhận xét gắn với lịch sự trong tiếng Việt dưới góc nhìn văn hóa đáng chú ý. Ông cho rằng các chiến lược và quy tắc lịch sự của Lakoff, Leech, Brown Và Levinson không phải đều đúng với mọi dân tộc.

27

Lý thuyết lịch sự trong tiếng Việt đã được Vũ Thị Thanh Hương nghiên cứu khá thành công. Bên cạnh đó những biểu hiện về mặt lịch sự trong tiếng Việt được một số nhà nghiên cứu tìm hiểu dựa trên nguồn ngữ liệu trong ca dao, tục ngữ ... Thông qua đó cũng để lại những kết quả về khảo cứu Tiếng việt.

Tác giả Vũ Tiến Dũng (2007): Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính đã nêu lên: “ Trong số những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, trong kho tàng văn hóa dân gian người Việt có một bộ phận đáng kể nói về lời ăn tiếng nói, về cách ứng xử góp phần tạo nên dáng vẻ riêng của văn hóa giao tiếp Việt Nam” [15]. Theo tác giả các biểu hiện của lịch sự bao gồm: Lễ phép, đúng mực, khéo léo (tế nhị), khiêm nhường…

Các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về lịch sự trong tiếng Việt hầu hết đều thống nhất cho rằng lịch sự gắn với các chuẩn mực xã hội, tuy nhiên vẫn mang ít nhiều màu sắc cá nhân. “Trong mô hình ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của ứng xử lễ độ”, của Nguyễn Đình Hòa (1956) đề cập đến mới tương liên giữa thể diện và ứng xử trong tiếng Việt trong đó “ thể diện” được hiểu là sự tự hào về giá trị xã hội mà mình có được.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp lịch sự của hành động chê trong giao tiếp tiếng việt (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)