7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN
2.4.3. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động phỏng đoán
Mục đích của hành động phỏng đoán là sự xác định thông tin để khẳng định một cách chắc chắn về điều mà mình biết được để từ đó đưa ra hành động chê.
Ví dụ (28):
Sp1: Tôi nghe người ta nói chú định tuyển cái Hoa bên quán karaoke về làm nhân viên cho công ty.
38
Sp2: Em cũng định nói chuyện với anh về việc này, nhưng chưa tiện. Nay anh hỏi thì em thưa với anh luôn.
Sp1: Thôi ngay ! Chú định bôi gio trát trấu vào mặt tôi và công ty này hả? thiên hạ thiếu gì người giỏi giang chú không tuyển lại đi tuyển cái con bé đó. Chú có biết thiên hạ nói thế nào về con bé đó không? Chú học cao hiểu rộng làm gì chứ.
Ở Ví dụ trên Sp1 không chỉ hướng hành động chê vào Sp2 mà vào cả Sp3
(ngôi thứ 3 nào đó) “ Tôi nghe người ta nói chú định tuyển cái Hoa bên quán karaoke về làm nhân viên cho công ty.” – Người mà Sp2 định tuyển vào công ty để làm việc. với mục đích khẳng định thông tin mà mình nghe được là chính xác để đưa ra lời chê thích đáng với từng đối tượng. Hành động chê của Sp1 với Sp3
là hành động chê gián tiếp thông qua cuộc trò chuyện với Sp2 và được coi là một hành động chê mang tính lịch sự với Sp3 vì Sp3 không phải trực tiếp lĩnh hội lời chê đó. Sp1 còn hướng lời chê trực tiếp vào Sp2 “Chú học cao hiểu rộng làm gì chứ” mục đích là ngăn chặn hành động của Sp2 định làm, sau đó là chê Sp2 không hiểu chuyện sẽ làm ảnh hưởng đến gia đình và yêu cầu Sp2 dừng ngay việc đó lại “Thôi ngay !”. Trực tiếp tác động đến thể diện của Sp2.
Hành động phỏng đoán đóng vai trò Tham thoại tiền dẫn nhập trong những trường hợp này có đích là nhằm khẳng định chắc chắn những thông tin mà Sp1
biết được về hành động, thái độ việc làm của Sp2 (mà theo Sp1 là không tốt), để từ đó, Sp1 đưa ra hành động chê được chính xác, “đúng người đúng tội”.