4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
4.2.4 Phân tích tình hình nợ xấu của ngân hàng
Bảng 4.15: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG
ĐVT: Triệu đồng,% CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010-2009 2011-2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 6.159 88,41 5.600 90,07 5.123 91,67 (559) (9,08) (477) (8,52) Trung - dài hạn 807 11,59 617 9,93 465 8,33 (190) (23,53) (152) (24,60) Tổng cộng 6.966 100 6.217 100 5.588 100 (749) (10,75) (629) (10,12) (Nguồn: Phịng tín dụng)
Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Qua bảng trên ta thấy nợ xấu có xu hướng giảm qua các năm. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Agribank Long Mỹ ngày càng được cải thiện.
Nếu phân tích nợ xấu theo thời hạn thì nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung dài hạn và có xu hướng giảm qua các năm, tuy nhiên do tốc độ giảm chậm hơn nợ xấu trung dài hạn nên tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm. Nguyên nhân là do Agribank Long Mỹ tập trung cho vay ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn tăng 25,84% năm 2010 và 15,06% năm 2011. Thêm vào đó Agribank Long Mỹ tăng cường mục tiêu tăng trưởng tín dụng đi đơi với chất
lượng tín dụng.
Nợ xấu trung dài hạn cũng có xu hướng giảm qua các năm, tương ứng với sự giảm đó thì tỷ trọng của nợ xấu trung dài hạn cũng giảm qua các năm. Nguyên nhân là trong năm 2010, DSCV trung dài hạn giảm. Còn trong năm 2011 Agribank Long Mỹ đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và trong năm 2011 DSCV
trung dài hạn tăng mạnh 26,85% nhưng vẫn chưa tới hạn thu hồi nên chưa phát sinh nợ xấu, nên nợ xấu tiếp tục giảm.
Nhìn chung tình nợ xấu của ngân hàng có chuyển biến tích cực qua 3 năm. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu nợ xấu năm 2012 do Agribank Hậu Giang giao
cho là hạ tỷ lệ nợ xấu xuống 1% Agribank Long Mỹ cần nỗ lực hơn nữa trong việc thu hồi nợ.
4.2.4.1 Phân tích tình hình nợ xấu theo đối tượng tổng quát
Bảng 4.16: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO ĐỐI TƯỢNG TỔNG QUÁT CỦA NGÂN HÀNG (2009 - 2011) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010-2009 2011-2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hộ sản xuất 6.438 92,42 5.792 93,17 5.209 93,22 (646) (10,03) (583) (10,07) Doanh nghiệp 476 6,83 411 6,61 365 6,54 (65) (13,63) (45) (11,07) Khác 52 0,75 14 0,22 13 0,24 (39) (73,82) (1) (1,95) Tổng cộng 6.966 100 6.217 100 5.588 100 (749) (10,75) (629) (10,12) (Nguồn: Phịng tín dụng)
Nếu phân tích theo đối tượng thì hộ sản xuất thì nợ xấu của hộ sản xuất
chiếm tỷ trọng cao nhất, điều này phù hợp với tình hình dư nợ theo đối tượng của ngân hàng qua 3 năm. Nợ xấu theo đối tương hộ sản xuất có xu hướng giảm qua các năm, ty nhiên tỷ trọng lại tăng qua các năm do tốc độ giảm thấp.
Nợ xấu khác, mà ở đây chủ yếu là của HTX, giảm mạnh trong năm 2010, tỷ lệ giảm là 73,82% nguyên nhân là do cán bộ tín dụng trong năm 2010 thận trọng khi cho vay cùng với việc tăng cường thu hồi nợ đối với các đối tượng này. Tuy nhiên sang năm 2011, công tác thu hồi nợ chững lại do nhiều khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ, phát mãi tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn vì vậy tốc độ giảm chậm lại cịn 1,95%.
Nhìn chung nợ xấu các đối tượng có xu hướng giảm qua các năm. Tuy
nhiên tỷ trọng nợ xấu hộ sản xuất lại tăng qua các năm. Do đây là đối tượng
chiếm tỷ trọng lớn nên ngân hàng cần phải tập trung hơn trong quản lý nợ xấu của đối tượng này.
4.2.4.3 Phân tích tình hình nợ xấu theo đối tượng chi tiết của hộ sản xuất
Nếu xét theo đối tượng thì Cây lúa, Chăn nuôi và Xây dựng nhà cửa là 3 đối tượng có tỷ trọng nợ xấu cao nhất qua các năm. Trong đó tỷ trọng nợ xấu của
cây lúa có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân là do người dân có kinh nghiệm trong việc trồng lúa, cán bộ tín dụng có sự chọn lọc đối tượng cho vay.
Tuy nhiên năm 2011 do ảnh hưởng của giá lúa giảm nhiều hộ sản xuất lúa khơng có lời, nên nợ xấu tuy có giảm nhưng với tốc độ chậm lại.
Bảng 4.17 : TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO ĐỐI TƯỢNG CHI TIẾT CỦA HỘ SẢN XUẤT (2009 - 2011) ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010-2009 2011-2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cây lúa 3.429 52,87 2.849 49,22 2.541 48,78 (580) (16,91) (308) (10,81) CS&CTV 355 5,48 389 6,72 333 6,4 34 9,45 (56) (14,29) Cây mía 398 6,13 344 5,95 277 5,32 (53) (13,37) (67) (19,53) Chăn nuôi 608 9,37 570 9,84 454 8,71 (38) (6,27) (116) (20,34) TDCBCNV 461 7,11 458 7,92 465 8,93 (3) (0,58) 7 1,47 XDNC 1.062 16,38 910 15,72 1.011 19,41 (152) (14,34) 101 11,12 TN&DV 173 2,66 268 4,63 128 2,45 95 55,35 (140) (52,38) HỘ SX 6.485 100 5.788 100 5.209 100 (697) (10,75) (579) (10,00) (Nguồn: Phịng tín dụng)
Chú giải: CS&CTV: Chăm sóc và cải tạo vườn
TDCBCNV: Tiêu dùng cán bộ công nhân viên XDNC: Xây dựng nhà cửa
TN&DV: Thương nghiệp và dịch vụ, HỘ SX: Hộ sản xuất
Đối với CS&CTV nợ xấu tăng trong năm 2010 và giảm vào năm 2011.
Nguyên nhân là trong năm 2010 đẩy mạnh DSCV đối tượng này nên nợ xấu có xu hướng tăng theo. Sang năm 2011 CS&CTV gặp nhiếu khó khăn do cạnh tranh
của trái cây ngoại, nhu cầu vay vốn của đối tượng này giảm, DSCV giảm 9,33%, còn DSTN chỉ giảm 2,85% nên nợ xấu CS&CTV năm 2011 giảm mạnh.
Đối với cây mía nợ xấu có xu hướng giảm qua các năm, đặc biệt là năm
2011 nợ xấu cây mía giảm 19,53%. Nguyên nhân là do năm 2011 nhu cầu thị trường giảm DSCV cây mía chỉ tăng 9,96%, cịn DSTN thì tăng 43,24%. Bên cạnh đó cây mía trên địa bàn có đầu ra ổn định nên sản xuất mía mang lại thu
nhập cũng ổn định hơn.
Đối với Chăn ni nợ xấu có xu hướng giảm qua các năm. Nợ xấu năm
2011 giảm mạnh là do Agribank Long mỹ tăng cường công tác thu hồi nợ. Bên cạnh đó đã dập tắt được dịch bệnh, người dân có thể tái đàn và giá cả thịt gia súc, gia cầm có xu hướng tăng. Hoạt động chăn nuôi thuận lợi hơn, nguồn thu nhập từ chăn ni tăng theo, khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng khi tới hạn.
Đối với xây dựng nhà cửa có xu hướng biến động qua các năm, từ đó tỷ
trọng cũng tăng giảm qua các năm. Nợ xấu XDNC giảm trong năm 2010 là do Agribank thực hiện tốt trong việc chọn lọc khách hàng uy tín, thân thiết với ngân hàng. Tuy nhiên sang năm 2011, giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh vào
đúng mùa xây dựng, khiến nhiều khách hàng thua lỗ khi mua nguyên vật liệu xây
dựng, dẫn đến việc trả nợ cho ngân hàng không đúng hẹn.
Còn đối với TM&DV, nợ xấu tăng trong năm 2010 và giảm trong năm
2011. Nguyên nhân là trong năm 2010 ngân hàng tăng DSCV đối với TM&DV tăng 37,69%, trong khi thu nợ thực hiện chưa tốt DSTN giảm 59,8%. Sang năm 2011, Agribank Long Mỹ hạn chế cho vay lại đối tượng này DSCV giảm 10,45% và tăng cường công tác thu nợ đối với các khoản nợ xấu, kết quả là nợ xấu
TM&DV năm 2011 giảm mạnh với tỷ lệ giảm lả 52,38%.
Còn xét theo giai đoạn thì giai đoạn 2010-2011 có 5 đối tượng có nợ xấu
giảm (Cây lúa, Cây mía, Chăn ni, Tiêu dùng – CBCNV, Xây dựng nhà cửa) với tổng số tiền giảm là 826 triệu đồng và 2 đối tượng có nợ xấu tăng (Chăm sóc và cải tạo vườn, Thương nghiệp và dịch vụ) với tổng số tiền tăng là 129 triệu
đồng. Còn giai đoạn 2011-2010, 5 đối tượng có nợ xấu giảm (Cây lúa, Chăm sóc
và cải tạo vườn, Cây mía, Chăn ni, Thương nghiệp và dịch vụ) với tổng số tiền giảm là 687 triệu đồng và 2 đối tượng có nợ xấu tăng (Tiêu dùng – CBCNV, Xây dựng nhà cửa) với tổng số tiền tăng là 108 triệu đồng.
Tóm lại, tình hình nợ xấu của ngân hàng có chuyển biến tích cực qua 3 năm. Đặc biệt là trong năm 2011 Agribank Long Mỹ đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, nên nợ xấu nhiều đối tượng giảm rõ rệt.