7. Kết luận ( cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
3.2 KHÁI QUÁT VỀ MHB VĨNH LONG
3.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận
3.2.2.1 Cơ cấu tổ chức
Ngân hàng có một đội ngũ nhân viên giỏi và giàu kinh nghiệm gắn bó lâu năm với NH. Riêng đối với các nhân viên trẻ thì cơng tác tuyển dụng được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ nên vẫn đảm bảo được năng lực và chuyên môn trong công tác. Ban giám đốc là những người dày dặn kinh nghiệm luôn nắm bắt thời cơ và đề ra những chiến lược phù hợp, đó là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành cơng và uy tín của chi nhánh như hiện nay.
Tính đến năm 2011 tồn chi nhánh có 68 cán bộ nhân viên, trong đó có 01 nhân viên có trình độ sau đại học, 57 nhân viên có trình độ đại học, 08 nhân viên tốt nghiệp từ trường cao đẳng, trình độ khác là 02 nhân viên. Trong đó trình độ ngoại ngữ đạt chứng chỉ C có 05 nhân viên, chứng chỉ B là 50 nhân viên, chứng chỉ A là 10 nhân viên. Về tin học, tất cả nhân viên của chi nhánh đều có trình độ A trở lên. Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân sự của MHB Vĩnh Long là tương đối tốt.
Ngân hàng được thành lập từ năm 2001 cho nên về mặt bằng được xây dựng tương đối hẹp. Chính vì thế, cơ cấu tổ chức tại đơn vị được bố trí mơt cách khoa học và hợp lý, vừa phù hợp với quy mô của đơn vị, vừa đáp ứng được yêu cầu công việc, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức của MHB Vĩnh Long gồm 01 Ban Giám Đốc và 06 phòng chức năng. Để hiểu rõ hơn về quan hệ trong công việc tại đơn vị, cơ cấu tại đơn vị được trình bày theo sơ đồ dưới đây:
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại MHB Vĩnh Long
(Nguồn: Phịng Hành Chính nhân sự tại MHB Vĩnh Long)
3.2.2.2 Chức năng của từng bộ phận
Ban Giám Đốc: Đây là cơ quan đầu não quản lý, điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh Vĩnh Long.
- Giám Đốc:
+ Trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo pháp
luật, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của MHB.
+ Ban hành các nội quy, quy định về điều hành và quản lý công việc trong phạm vi chi nhánh nhưng không được trái với điều lệ và các nội quy, quy trình của MHB
+ Đại diện Tổng Giám Đốc trong việc giải quyết các tranh chấp, quan hệ tố tụng liên quan đến hoạt động của chi nhánh theo chức năng và nhiệm vụ được giao trong phạm vi ủy quyền và chịu trách nhiệm về việc ủy quyền đó.
+ Được ký các quyết định về công tác cán bộ như: khen thưởng, kỷ luật, trả lương, cho thôi việc, bổ nhiệm đối với các chức danh quản lý điều hành, nhân viên trong phạm vị được Tổng Giám Đốc ủy quyền và theo các quy chế.
+ Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng quy định của Nhà nước, phân phối tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động theo kết quả kinh doanh và khoản lãi chính của MHB.
GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC Phịng Hành chính nhân sự Phịng Kế tốn - Ngân quỹ Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Kinh doanh Phòng Nguồn vốn Phòng QLRR & HTKD
+ Chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo, thống kê định kỳ, báo cáo đột xuất về mọi hoạt động của chi nhánh theo quy định của NHNN và MHB.
- Phó Giám Đốc:
+ Có nhiệm vụ hỗ trợ quản lý một số hoạt động của chi nhánh do Giám Đốc phân công, chịu trách nhiệm trước GĐ về những công việc được giao, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
+ Được ủy quyền thay mặt Giám Đốc giải quyết các công việc chung khi GĐ đi vắng và báo cáo khi GĐ có mặt.
Phịng Hành chính nhân sự:
+ Tổ chức thực hiện quản lý nhân sự, chi trả lương lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ và công tác thi đua khen thưởng.
+ Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được duyệt.
+ Lập báo cáo về cơng tác văn thư, hành chính, quản trị.
+ Lập báo cáo về công tác cán bọ lao động, tiền lương và cơng tác hành chính, quản trị theo quy định.
+ Chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, công văn đi đến, tổ chức và quản lý công tác nhân sự, chăm lo các phương tiện kỹ thuật, thực hiện nghi lễ tiếp tân, các mặt hành chính khác như bảo vệ an tồn cơ quan, hình thức bộ mặt cơ quan.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do GĐ chi nhánh giao. Phịng Kế tốn - Ngân quỹ:
+ Phòng kế tốn: thực hiện cơng tác hạch tốn, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, quản lý các loại vốn tài sản tại chi nhánh, báo cáo các hoạt động kinh tế tài chính theo quy định của Nhà nước, theo chế độ thông tin báo cáo của NHNN và MHB. Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết tốn khoản tiền lương cho chi nhánh. Thu thập, tổng hợp, xử lý, cung cấp và lưu trữ thông tin tại chi nhánh, chấp hành chế độ báo cáo và bảo vệ hoạch tốn tài chính hàng năm với Ngân hàng cấp trên. Tổ chức thiết kế, lập trình cung ứng thơng tin dữ liệu cho các phòng nghiệp vụ, Ban Giám Đốc, phục vụ nhu cầu chỉ đạo hàng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển thông tin lên địa bàn cấp trên.
+ Ngân quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định về nghiệp vụ thu phát, vận chuyển tiền trên đường đi. Làm dịch vụ chi tiền mặt, dịch vụ ký gửi tài sản, chiết khấu giấy tờ có giá, mở L/C, chuyển tiền điện tử…
Phòng Quản lý rủi ro và Hỗ trợ kinh doanh:
Thực hiện thu lãi, đăng ký tài sản thế chấp, đăng ký giải ngân, quản lý hồ sơ, lập kế hoạch dự án nhằm xác định những nguy cơ chủ yếu mà rủi ro xảy ra, từ đó xây dựng kế hoạch phịng chống hay giảm thiểu những tác động xấu mà nó gây ảnh hưởng cho hoạt động của NH.
Phòng Nguồn vốn: huy động vốn, tham mưu cho BGĐ về lãi suất
đầu vào, đầu ra.
Phòng Kinh doanh:
+ Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động để lập kế hoạch kinh doanh: ngắn – trung – dài hạn, kế hoạch khai thác nguồn vốn, kế hoạch phát triern mạng lưới của chi nhánh và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được giao.
+ Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay, nghiệp vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin vay theo đúng quy định của NHNN và MHB.
+Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo quy định nghiệp vụ tín dụng, đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn, tổ chức chỉ đạo phịng ngừa rủi ro tín dụng.
+ Tổ chức theo dõi các tài sản thế chấp, bảo lãnh, quản lý các tài sản cầm cố được lưu giữa tại kho chi nhánh hoặc kho th ngồi.
Phịng Kiểm tra nội bộ:
+ Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, thực hiện các kiểm tra các hoạt động của chi nhánh theo đúng pháp luật, theo điều lệ của MHB, theo quy định về tổ chức hoạt động của bộ máy kiểm tra nội bộ trong hệ thống MHB.
+ Theo dõi, kiểm tra chi nhánh trong việc sửa chữa những vi phạm, kiến nghị, báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của HĐQT và Tổng GĐ MHB.
+ Phối hợp với các đoàn điều tra, thanh tra của Nhà nước và Hội sở cính trong việc thanh tra chi nhánh.
3.2.2.3 Quy trình tín dụng tại MHB Vĩnh Long
Tổng Giám Đốc MHB ban hành quy trình tín dụng thực hiện tống nhất theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Tiếp nhận và xử lý nhu cầu cho vay của khách hàng (có thể chấp
nhận hoặc không, nếu hồ sơ không thỏa các điều kiện theo quy định của MHB);
Bước 2: Thẩm định hồ sơ tín dụng;
Bước 3: Phê duyệt tín dụng (có thể chấp nhận hoặc khơng);
Bước 4: Giải ngân sau khi hoàn tất các thủ tục theo qui định hiện hành; Bước 5: Quản lý, giám sát khoản tín dụng đã ký kết hợp đồng;
Bước 6: Thu nợ, cơ cấu nợ, cho vay tái cơ cấu lại nợ, cho vay bổ sung…xử
lý nợ, kết thúc giao dịch tín dụng (thanh lý hợp đồng tín dụng).
* Chú ý: Trường hợp chấp nhận cho vay, chi nhánh phải xem xét việc xác
định lãi suất cho vay căn cứ vào chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng (xem phụ lục 2), loại tài sản đảm bảo và mức rủi ro dự kiến thấp thì lãi suất cho vay thấp nhất và ngược lại.
Qua xem xét, đối chiếu hồ sơ của khách hàng với quy định hiện hành, chính sách, chủ trương của lãnh đạo MHB, nếu khách hàng không đạt yêu cầu sẽ bị từ chối ngay bước đầu tiên và chi nhánh phải thống kê và lưu trữ thông tin của khách hàng này vào hệ thống Intellect.
3.2.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của MHB Vĩnh Long 3.2.3.1 Huy động vốn 3.2.3.1 Huy động vốn
- Khai thác và huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngồi nước.
- Huy động vốn thơng qua việc bán trái phiếu, kỳ phiếu theo quy định của Tổng giám đốc.
- Tiếp nhận nhiệm vụ tài trợ uỷ thác và các nguồn vốn khác từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư trong các chương trình phát triển nhà ở, phát triển kinh tế xã hội, có cơ sở vật chất hạ tầng tại tỉnh Vĩnh Long và các vùng lân cận.
3.2.3.2 Các hoạt động tín dụng chính
- Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ không phân biệt các thành phần kinh tế trên các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch
vụ, tiêu dùng, xây dựng và xuất nhập khẩu…Đặc biệt cho vay chú trọng cho vay xây nhà ở, mua nhà và xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Cho vay xây dựng, mua, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng thuộc diện chính sách theo quy định của Tổng giám đốc.
- Thực hiện việc cho vay theo chỉ định của nhà nước và theo sự ủy thác của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
3.2.3.3 Các hoạt động dịch vụ và ngân quỹ
- Chuyển tiền nhanh bằng hình thức chuyển tiền điện tử.
- Thanh toán xuất nhập hàng hóa, và dịch vụ chuyển tiền, thanh tốn quốc tế.
- Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh qua WESTERN UNION.
- Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng khác.
3.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009 - 06/2012 VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009 - 06/2012
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của các NHTM. Trong kinh doanh tiền tệ, các NHTM một mặt phải thỏa mãn những yêu cầu về lợi nhuận do NH đặt ra, một mặt họ phải đối phó với những quy định chính sách của NHNN về tiền tệ ngân hàng… Các NH luôn đặt ra vấn đề làm thế nào đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành đúng những quy định của NHNN và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của NH mình. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của MHB Vĩnh Long trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của NH.
Trong 3 năm 2009- 2011 và 06 tháng đầu năm 2012, nhất là kết quả đạt được trong năm 2011, đã thể hiện rõ định hướng đúng trong hoạt động kinh doanh của MHB Vĩnh Long. Kết quả hoạt động kinh doanh được đánh giá trong điều kiện môi trường kinh doanh diễn biến phức tạp, phải cạnh tranh với các NHTM khác trên cùng địa bàn.
Những kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2009 – 2011 và 06 tháng đầu năm 2012 được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB VĨNH LONG QUA 3 NĂM 2009-2011 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
ĐVT: triệu đồng
NĂM THỜI ĐIỂM CHÊNH LỆCH
2009 2010 2011 06TĐN 2011 06TĐN 2012 2010/2009 2011/2010 06 TĐN 2012/ 06 TĐN 2011 CHỈ TIÊU
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 62.481 91.129 114.975 56.435 56.734 28.648 45,85 23.846 26,17 299 0,53 Tổng chi phí 49.077 77.309 94.648 46.233 48.644 28.232 57,53 17.339 22,43 2.411 5,21 Lợi nhuận 13.404 13.820 20.327 10.202 8.090 416 3,10 6.507 47,08 (2.112) (20,70)
3.3.1 Tổng thu nhập
Thu nhập của NH gồm: thu từ hoạt động tín dụng và thu nhập khác (từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động dịch vụ, thu khác…). Trong đó, thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của NH do luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của NH.
Theo bảng 1 ta thấy, tổng thu nhập của NH tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2009 thì thu nhập là 62.481 triệu đồng, sang năm 2010 tổng thu nhập là 91.129 triệu đồng tăng 28.648 triệu đồng (tăng 45,85%) so với năm 2009. Do năm 2010 là năm ngành NH tiếp tục tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất theo sự chỉ đạo của Chính phủ, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn…nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu (270,4 triệu USD) đều có mức tăng trưởng cao hơn năm trước, đời sống của người dân tiếp tục được cải thiện. Đồng thời, MHB Vĩnh Long đã có những chính sách kinh doanh kịp thời, nâng cao các hoạt động dịch vụ và thu hút nhiều khách hàng có uy tín đến gửi tiền.
Sang năm 2011 thì tổng thu nhập là 114.975 triệu đồng, tăng 23.846 triệu đồng, tương ứng tăng 26,17% so với năm 2010. Mặc dù năm 2011 trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, nhưng nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất cơng nghiệp, nơng nghiệp duy trì ở mức cao; hoạt động TM&DV ổn định; giá trị xuất khẩu vượt cao (khoảng 390 triệu USD) và là năm đạt cao nhất từ trước đến nay; GDP bình quân đầu người tăng cao (27,92 triệu đồng/người), đời sống nhân dân được nâng lên, dẫn đến thu nhập của Ngân hàng cũng tăng lên.
Tổng thu nhập 06 tháng đầu năm 2012 đạt 56.734 triệu đồng tương ứng với lượng tăng là 299 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 0,53% so với 06 tháng đầu năm 2011. Qua đó cho thấy tình hình kinh doanh của NH trong 06 tháng đầu năm 2012 tương đối tốt, tình hình cho vay của NH đã dần đi vào ổn định. Từ các số liệu đó cho thấy, nếu xét về thu nhập qua các năm thì MHB Vĩnh Long là một chi nhánh hoạt động có hiệu quả, là một đơn vị tiên tiến trong hệ thống của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL.
3.3.2 Tổng chi phí
Bên cạnh khoản mục thu nhập thì chi phí là một khoản mục quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH. Nhìn vào bảng 1 ta thấy chi phí của NH cũng tăng theo từng năm cụ thể:
Tổng chi năm 2009 là 49.077 triệu đồng. Sang năm 2010 là 77.309 triệu đồng, tăng 28.232 triệu đồng, tương đương +57,53% so với năm 2009. Chi phí tăng lên là do chi trả cho việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBNV, chi tiền điện, nước, trích dự phịng rủi ro, và giá cả sinh hoạt đồng loạt tăng. Năm 2011 là 94.648 triệu đồng, tăng 17.339 triệu đồng, tương đương +22,43% so với năm 2010. Do NH chi ra để làm chi phí để quảng cáo, quảng bá thương hiệu NH để nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ chạy đua cạnh tranh giữa các NH trên địa bàn. Đến 06 tháng đầu năm 2012, tổng chi là 48.644 triệu đồng, tăng 2.411 triệu đồng, tương đương +5,21% so với cùng kì năm 2011. Nguyên nhân chi cho các khoản phí cơng tác của CBNV, trích dự phịng rủi