CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
5.3. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro
Trong hoạt động tín dụng ln chứa đựng những rủi ro, những biến cố xấu xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như làm cho ứ đọng vốn hoặc có thể làm mất vốn. Nhìn chung trong bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng ln chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Hay nói cách khác, đây là nơi hứng chịu rủi ro của nền kinh tế. Bởi vì khi khách hàng vay vốn gặp rủi ro khơng trả
được nợ thì chính Ngân hàng là nơi phải chịu rủi ro không thu hồi được nợ. Trong hoạt động thực tiễn của mình, Sacombank Tiền Giang có thể phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng bằng các biện pháp sau:
- Đối với những khách hàng là hộ mới, địi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm bắt đầy đủ thông tin khách hàng như: năng lực pháp lý, khả năng điều hành sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, uy tín và mơ hình sản xuất kinh doanh của họ. Từ đó khảo sát xuống tận nơi kinh doanh của khách hàng mới quyết định cho vay.
- Đồng thời đẩy mạnh cơng tác phân tích rủi ro, khả năng hoàn trả vốn của khách hàng, hiệu quả của các mơ hình kinh doanh. Cần phải quan tâm đến tính nhạy cảm của phương án sản xuất kinh doanh tức là xem khi giá cả giảm thấp liệu sản phẩm tiêu thụ có đảm bảo trả nợ cho ngân hàng hay khơng, xem thị trường có chấp nhận đối tượng của phương án sản xuất hay không, nhằm xác định khả năng thành công và khả năng trả nợ của người vay để từ đó đầu tư vốn hợp lý.
- Thẩm định tài sản thế chấp thật sự chính xác với giá trị thực trên thị trường, tránh trường hợp cho vay vượt giá trị tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp phải có thị trường tiêu thụ và dễ dàng chuyển đổi giá trị. Bên cạnh đó phải nắm rõ được tài sản thế chấp đó có tranh chấp, nằm trong diện bồi hồn giải toả khơng.
- Đối với hồ sơ bảo lãnh địi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm bắt rõ thông tin về người bảo lãnh. Phải trực tiếp gặp người bảo lãnh ký vào hồ sơ, tránh những trường hợp ký thay mạo nhận.
- Hồ sơ cho vay trước khi trình lãnh đạo ký duyệt cần phải được kiểm tra, xem xét toàn diện, chính xác và khách quan từ khâu lập hồ sơ, nhận xét năng lực quản lý, điều hành của đơn vị vay vốn, khả năng tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, tính khả thi của dự án… Vì vậy, cơng tác thẩm định vơ cùng quan trọng địi hỏi cán bộ tín dụng phải kết hợp với Trưởng Phịng Kinh doanh, Ban Giám đốc để thẩm định những món vay lớn nhằm hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng.
- Nguyên lý phòng ngừa rủi ro tập trung là phân tán rủi ro như đưa ra các hạn mức tín dụng cho một khách hàng hay một nhóm khách hàng, khơng nên tập trung
vào một nhóm khách hàng hay một số ít khách hàng dù họ có quan hệ giao dịch lâu dài.
- Để phịng ngừa rủi ro tín dụng Ngân hàng cần xem trọng tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ và bên ngoài. Qua kiểm tra, giám sát Ngân hàng thực hiện nghiêm túc các quy định cho vay và kịp thời khắc phục những thiếu sót của mình.
- Sau khi cho vay phải kiểm tra q trình sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay khơng. Kiểm tra mức độ rủi ro trong quá trình sử dụng vốn vay, theo dõi thực hiện các điều khoản cụ thể ghi trong hợp đồng tín dụng, kịp thời xác định vi phạm để có biện pháp xử lý thích hợp.