Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh tiền giang (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2. Tình hình tín dụng tại Sacombank Tiền Giang

4.2.3. Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng

Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CỦA SACOMBANK TIỀN GIANG QUA BA NĂM 2008 - 2010

ĐVT: Triệu đồng,%. (Nguồn: Phịng tín dụng Sacombank Tiền Giang)

Sản xuất nông nghiệp: Nông nghiệp vẫn là một trong những ngành kinh tế

chủ yếu của địa phương bên cạnh các ngành thương mại và dịch vụ trên đà phát triển mạnh. Qua bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng doanh số cho vay của Ngân hàng trong những năm qua. Năm 2009 doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp đạt 298.033 triệu đồng tăng 7.726 triệu đồng, tỷ lệ tăng 2,66% so với năm 2008. Năm 2010 con số này tiếp tục tăng và cũng tăng một tỷ lệ tương đối nhẹ là 3,31% tương ứng với số tuyệt đối là 9.852 triệu đồng. Điều này được lý giải là do ảnh hưởng của xu thế chung của cả nước đang giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp tuy nhiên nông nghiệp vẫn là ngành chủ lực của địa bàn nên doanh số cho vay nông nghiệp cũng đã được điều chỉnh khá bình ổn. Thêm vào đó là giá cả lúa, gạo tăng nên nông dân ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Nuôi trồng thuỷ sản: Là một trong những chỉ tiêu đột biến trong doanh số

cho vay của Chi nhánh trong những năm qua. Dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương cùng với việc giúp đỡ của Ngân hàng hỗ trợ về thức ăn đầu vào cho những người nuôi trồng thuỷ sản (nuôi cá tra xuất khẩu). Tuy nhiên, trong ba năm vừa qua, đặc biệt là ở năm 2009 giá cá tra xuất khẩu giảm xuống một cách đáng kể, có

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Sản xuất nông nghiệp 290.307 298.033 307.885 7.726 2,66 9.852 3,31 Nuôi trồng thủy sản 91.602 80.456 106.767 (11.146) (12,17) 26.311 32,70 Tiêu dùng 230.464 222.994 248.502 (7.470) (3,24) 25.508 11,44 Thương nghiệp dịch vụ 538.986 1.118.109 1.462.341 579.123 107,45 344.232 30,79 Cho vay khác 305.906 634.322 485.829 328.416 107,36 (148.493) (23,41) Tổng cộng 1.457.265 2.353.914 2.611.324 896.649 61,53 257.410 10,94

lúc chính phủ phải sử dụng đến mức giá sàn, tuy nhiên vào những tháng cuối năm 2009 giá cá đã có khởi sắc trở lại tạo tiền đề cho người dân tiếp tục gắn bó với ngành nghề này. Chính vì vậy mà nhu cầu vay vốn đối với ngành nghề này đã giảm nhẹ trong năm 2009. Đến những tháng cuối năm 2010 giá cá tra đã tăng mạnh trở lại chính vì vậy mà nhu cầu vốn vay ở ngành nghề này cũng tăng theo. Cụ thể, năm 2009 đạt 80.456 triệu đồng giảm so với năm 2008 là 11.146 triệu đồng (giảm 12,17%), năm 2010 doanh số cho vay đạt 106,767 triệu đồng tăng 26.311 triệu đồng (tăng 32,70%) so với năm 2009.

Thương nghiệp dịch vụ: Cùng với đà phát triển của một thành phố và định

hướng phát triển thương nghiệp dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn bên cạnh những cơng trình đầu tư phát triển đang được xây dựng trên địa bàn thì các ngành thương mại và dịch vụ cũng phát triển theo, xuất hiện nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh cũng như là các ngành dịch vụ mộc lên ngày càng nhiều. Do đó, nhu cầu về vốn cho các ngành nghề kinh tế này tăng lên rất cao vì vậy mà doanh số cho vay của Ngân hàng trong những năm qua luôn trên đà tăng. Doanh số cho vay các ngành thương mại và dịch vụ tăng mạnh trong năm 2009 và tiếp tục tăng nhẹ trong năm 2010. Cụ thể, năm 2009 doanh số đạt 1.118.109 triệu đồng tăng 579.123 triệu đồng (tăng 107,45%) so với năm 2008, năm 2010 đạt 1.462.341 triệu đồng tăng 344.232 triệu đồng (tăng 30,79%) so với năm 2009. Sỡ dĩ doanh số cho vay năm 2009 tăng mạnh như vậy một phần là do việc hỗ trợ lãi suất của Nhà nước trong năm này

Doanh số cho vay tiêu dùng: trong ba năm vừa qua doanh số cho vay tiêu

dùng tăng giảm không ổn định, tuy nhiên chỉ nằm ở mức chênh lệch nhỏ. Cụ thể là trong năm 2009 doanh số cho vay tiêu dùng đạt 222.994 triệu đồng giảm 7.470 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,24%. Năm 2010 con số này tăng trở lại với số tuyệt đối tăng 25.508 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 11,44% Lý giải về nguyên nhân này là do những khách hàng vay diện này phần lớn là trả gốc không đúng định kỳ, trả trễ lại nhiều kỳ buộc Ngân hàng phải chuyển sang nhóm nợ có độ rủi ro cao hơn làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng cao. Cũng như là ảnh hưởng đến

công tác thu nợ của Ngân hàng, ảnh hưởng đến hệ số lương của cán bộ. Việc chuyển đổi từ vay trung hạn sang vay ngắn hạn đã được Ban giám đốc chi nhánh thực hiện đồng lọat trong năm 2009, do đó mà doanh số cho vay tiêu dùng đã giảm mạnh vào năm 2009 và tăng nhẹ trở lại vào năm 2010.

Cho vay khác: Bên cạnh những ngành nghề chủ lực của địa bàn thì

Sacombank Tiền Giang cũng cho vay thêm một số đối tượng nhằm mục đích sử dụng khác như: cho vay xuất khẩu lao động, cầm cố giấy tờ có giá,…Do có nhiều ngành nghề thêm vào đó là sự biến động của nền kinh tế và các ngành nghề có liên quan nên nhìn chung, doanh số cho vay đối với lĩnh vực này có xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2009 tăng 107,36% tương ứng tăng 328.416 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010 tỷ lệ này giảm xuống 23,41% tương đương 148.493 triệu đồng so với năm 2009. Do năm 2009 đời sống của người dân được nâng cao nên họ chủ yếu vay vốn ngân hàng để sửa chữa, xây dựng nhà ở và mua sắm các thiết bị trong gia đình nên doanh số cho vay tăng lên. Ở năm 2010, ngân hàng chỉ tập trung khai thác các lĩnh vực cho vay đối với ngành thương nghiệp - dịch vụ, nông nghiệp, thủy sản,… nên làm cho doanh số cho vay của ngành khác giảm xuống.

Tóm lại, trong những năm qua Ngân hàng Sacombank Tiền Giang đã chứng kiến sự thay đổi sâu sắc trên các mặt kinh tế của địa bàn thành phố.

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 2008 2009 2010 Năm T ri ệu đ n g

Sản xuất nông nghiêp Nuôi trồng thủy sản Thương nghiệp dịch vụ Tiêu dùng

Cho vay khác Tổng cộng

Hình 5 : DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CỦA SACOMBANK TIỀN GIANG QUA BA NĂM 2008 – 2010.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh tiền giang (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)