Tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh tiền giang (Trang 66)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.4. Tình hình dư nợ

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một Ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì khơng chỉ nâng cao doanh số cho vay mà cịn nâng cao mức dư nợ. Nhìn chung dư nợ của Chi nhánh ba năm vừa qua ln có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, năm 2009 dư nợ là 564.035 triệu đồng tăng 259.237 triệu đồng (khoảng 85,05%) so với năm 2009 và năm 2010 con số này đạt 900.462 triệu đồng tăng 336.427 triệu đồng (khoảng 59,65%) so với năm 2009.

4.4.1. Dư nợ theo thời hạn tín dụng

Như chúng ta đã biết dư nợ theo thời hạn tín dụng thường gồm có dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn. Tuỳ theo chính sách cho vay của ngân hàng, dựa vào điều kiện kinh tế địa phương mà ngân hàng ưu tiên cho vay ngắn hay trung và

dài hạn. Trên địa bàn, phần lớn ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn và trung hạn, dư nợ dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Bảng 10: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG CỦA SACOMBANK TIỀN GIANG QUA BA NĂM 2008 – 2010.

ĐVT: Triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 168.412 382.674 665.712 214.262 127,22 283.038 73,96 Trung, dài hạn 136.386 181.361 234.750 44.975 32,98 53.389 29,44 Tổng cộng 304.798 564.035 900.462 259.237 85,05 336.427 59,65

(Nguồn: Phịng tín dụng Sacombank Tiền Giang)

Dư nợ ngắn hạn: Qua bảng số liệu trên cho ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn

chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung, dài hạn và luôn tăng mạnh qua các năm. Chẳng hạn dư nợ ngắn hạn năm 2009 đạt 382.674 triệu đồng tăng 214.262 triệu đồng (tỷ lệ tăng 127,22%) so với năm 2008 đạt 168.412 triệu đồng. Con số này khơng dừng lại ở đó mà nó tiếp tục tăng mạnh vào năm 2010 đạt 665.712 triệu đồng tăng 283.038 triệu đồng (tỷ lệ tăng 73,96%) so với năm 2009. Là do hầu như tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn hạn nên việc đầu tư của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn dễ thu hồi vốn và lãi. Qua đây cho thấy cơng tác mở rộng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng trong ba năm vừa qua là hữu hiệu, có chiều hướng phát triển ổn định, năm sau phát triển hơn năm trước. Nguyên nhân là nắm bắt được tình hình kinh tế địa phương Chi nhánh đã kịp thời đầu tư, mở rộng đối tượng cho vay, nhất là những chương trình kinh tế trọng điểm của địa bàn như là: thương mại dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản …

Dư nợ trung, dài hạn: Nhìn chung dư nợ trung, dài hạn tăng đều qua các

năm và có phần ổn định hơn dư nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do doanh số cấp tín dụng đối vối trung và dài hạn tăng trong thời gian này làm cho dư nợ trung và dài hạn cũng tăng theo. Cụ thể là trong năm 2009 dư nợ trung, dài hạn đạt 181.361 triệu đồng tăng 44.975 tiệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 32,98% so với năm 2008 Ngắn hạn

Trung hạn Tổng cộng

và năm 2010 dư nợ trung, dài hạn đạt 234.750 triệu đồng tăng 53.389 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 29,44%.

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 1,000,000 2008 2009 2010 Năm T ri ệu đ n g Ngắn hạn Trung, dài hạn Tổng cộng

Hình 9: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2008 – 2010.

4.4.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 11: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA SACOMBANK TIỀN GIANG QUA BA NĂM 2008 – 2010.

ĐVT: Triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Các doanh nghiệp 83.322 148.958 312.696 65.636 78,77 163.738 109,92 Hộ sản xuất 221.476 415.077 587.764 193.601 87,41 172.687 41,60 Tổng cộng 304.798 564.035 900.460 259.237 85,05 336,425 59,65

(Nguồn: Phịng tín dụng Sacombank Tiền Giang)

Nhìn chung trong ba năm vừa qua dư nợ đối với các doanh nghiệp và hộ sản xuất đều tăng đặc biệt là dư nợ đối với các doanh nghiệp. Cụ thể là trong năm 2009 dư nợ đối với các doanh nghiệp đạt 148.958 triệu đồng tăng 65.636 triệu

đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 78,77% so với năm 2008, sang năm 2010 con số này tiếp tục tăng lên đạt 312.696 triệu đồng tăng 163.738 triệu đồng tương ứng tăng tỷ lệ 109,92% so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2009 được sự hỗ trợ của Nhà nước về lãi suất đã làm cho doanh số cấp tín dụng tăng cao cả đối với doanh nghiệp và hộ sản xuất vì vậy đã làm cho dư nợ tăng cao trong thời gian này. Sang năm 2010 có nhiều doanh nghiệp xuất hiện, bên cạnh đó do làm ăn có hiệu quả trong năm 2009 nên các doanh nghiệp sau khi trả nợ lại tiếp tục vay để sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mơ vì vậy nhu cầu vốn cũng tăng cao làm cho dư nợ đặc biệt tăng mạnh trong thời gian này.

Trên địa bàn TP.Mỹ Tho mặc dù trong những năm gần đây sự xuất hiện của doanh nghiệp khá nhiều tuy nhiên chủ yếu vẫn là hộ sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, trong ba năn vừa qua dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh đều tăng lên nhưng tăng không đều. Cụ thể là trong năm 2009 dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh đạt 415.077 triệu đồng tăng 193.601 triệu đồng (tăng tỷ lệ 87,41%) so với năm 2008. Năm 2010 con số này đạt 587.764 triệu đồng tăng 172.687 triệu đồng (tăng tỷ lệ 41,60%) so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm 2009 doanh số cấp tín dụng tăng cao đối với cả hộ sản xuất và doanh nghiệp, riêng hộ sản xuất thì doanh số cấp tín dụng tăng 46,27% so với 2008 tuy nhiên doanh số thu nợ chỉ tăng 4,04%. Chính vì vậy đã làm cho dư nợ tăng cao trong thời gian này. Sang năm 2010 thì doanh số cấp tín dụng tăng 12,72% so với năm 2009 trong khi doanh số thu nợ trong năm này tăng 25,88% nên đã làm cho dư nợ tăng tuy nhiên tăng nhẹ hơn so với năm 2009.

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 1,000,000 2008 2009 2010 Năm T ri u đ n g Các doanh nghiệp Hộ sản xuất Tổng cộng

Hình 10: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2008 – 2010.

4.4.3. Dư nợ theo mục đích sử dụng

Bảng 12: DƯ NỢ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CỦA SACOMBANK TIỀN GIANG QUA BA NĂM 2008 – 2010.

ĐVT: Triệu đồng,%. Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Sản xuất nông nghiệp 37.146 39.128 42.326 1.982 5,34 3.198 8,17 Nuôi trồng thủy sản 2.696 21.091 72.930 18.395 682,31 51.839 245,79 Tiêu dùng 20.887 44.342 64.467 23.455 112,29 20.125 45,39 Thương nghiệp dịch vụ 203.445 368.900 620.786 165.455 81,33 251.886 68,28 Dư nợ khác 40.624 90.574 99.951 49.950 122,96 9.377 10,35 Tổng cộng 304.798 564.035 900.462 259.237 85,05 336,425 59,65

(Nguồn: Phịng tín dụng Sacombank Tiền Giang)

Do nền kinh tế trong những năm vừa qua có nhiều biến động nên đã làm cho dư nợ theo mục đích sử dụng tuy có tăng nhưng khơng ổn định. Dư nợ theo mục

đích sử dụng đối với một số đối tượng tăng theo hướng có lợi, tuy nhiên một số đối tượng khác tăng theo hướng ngược lại. Cụ thể như sau:

Dư nợ sản xuất nông nghiệp: Trong năm 2009 dư nợ đối với sản xuất

nông nghiệp đạt 39.128 triệu đồng tăng 1.982 triệu đồng (tăng tỷ lệ 5,34%) so với năm 2008. Năm 2010 con số này đạt 42.326 triệu đồng tăng 3.198 triệu đồng (tăng tỷ lệ 8,17%) so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây theo chỉ đạo của chính quyền địa phương trong cơ cấu giảm nông nghiệp và tăng nhanh về các ngành nghề thương mại dịch vụ, cơng nghiệp. Thêm vào đó do mất mùa, dịch bệnh nên doanh số thu nợ đối với đối tượng này giảm liên tục qua hai năm làm ảnh hưởng đến dư nợ sản xuất nông nghiệp đã tăng lên.

Dư nợ nuôi trồng thuỷ sản: Ba năm vừa qua trong những đối tượng trên

thì dư nợ đối với ni trồng thủy sản là biến động nhất. Cụ thể là trong năm 2009 dư nợ nuôi trồng thủy sản đạt 21.091 triệu đồng tăng 18.395 triệu đồng (tăng tỷ lệ 682,31%) so với năm 2008. Nguyên nhân của sự tăng đột biến như vậy là do trong năm 2009 giá cá tra giảm mạnh làm cho người dân bị thiệt hại, lỗ vốn dẫn đến khơng có khả năng trả nợ làm cho doanh số thu nợ giảm trong giai đoạn này dẫn đến dư nợ cũng tăng lên rất cao. Sang năm 2010 giá cá tra có vẻ bình ổn trở lại, đặc biệt là những tháng cuối năm giá cá tra tăng lên rất cao người dân làm ăn có lãi, trả bớt nợ và tiếp tục vay vốn đấu tư nên dư nợ trong năm 2010 mặc dù có tăng lên nhưng tỷ lệ tăng cũng không đáng kể như năm 2009. Cụ thể như năm 2010 dư nợ đối với nuôi trồng thủy sản đạt 72.930 triệu đồng tăng 51.839 triệu đồng (tỷ lệ tăng 245,79%) so với năm 2009.

Dư nợ thương nghiệp dịch vụ: Như đã nói trên tại địa bàn việc giảm nơng

nghiệp tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ trong cơ cấu đang được chú trọng. Chính vì thế mà trong ba năm vừa qua dư nợ đối với thương nghiệp dich vụ không ngừng tăng lên. Năm 2009 dư nợ thương nghiệp dịch vụ đạt 368.900 triệu đồng tăng 165.455 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 81,33% so với năm 2008. Năm 2010

con số này đạt 620.786 triệu đồng tăng 251.886 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 68,28% so với năm 2009.

Dư nợ tiêu dùng và dư nợ khác: Dư nợ này cũng chiếm tỷ trọng tương đối

khá trong tổng dư nợ của năm. Nhìn chung qua 3 năm dư nợ đối với hai đối tượng này có tỷ lệ tăng khá giống nhau. Do dư nợ tiêu dùng thường là những khoản nợ dài hạn, khó thu hồi chính vì vậy đã làm cho dư nợ tiêu dùng tăng trong thời gian qua. Chịu sự ảnh hưởng bởi các ngành nghề khác và tiêu dùng nên dư nợ khác cũng có một số biến động tương tự như dư nợ tiêu dùng.

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 1,000,000 2008 2009 2010 Năm T ri u đ n g

Sản xuất nông nghiệp Nuôi trồng thủy sản Thương nghiệp dịch vụ Tiêu dùng

Dư nợ khác Tổng cộng

Hình 11: DƯ NỢ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2008 - 2010.

4.5. TÌNH HÌNH NĂM NHĨM NỢ

Tỷ trọng của năm nhóm nợ trong tổng dư nợ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Dựa vào chỉ tiêu này ta có thể

đánh giá được là hoạt động tín dụng của ngân hàng là tốt hay xấu, đánh giá được món vay là có lành mạnh hay khơng.

Bảng 13: THỰC TRẠNG NĂM NHĨM NỢ CỦA SACOMBANK TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2008 – 2010.

ĐVT: Triệu đồng,%.

(Nguồn: Phịng tín dụng Sacombank Tiền Giang).

4.5.1. Nợ đủ tiêu chuẩn

Nợ đủ tiêu chuẩn là khoản nợ có khả năng thu hồi gốc và lãi đúng thời hạn. Nhóm nợ này ln chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ của Ngân hàng (bình quân trên 98%) trong những năm qua. Nhìn chung trong ba năm vừa qua tỷ trọng của nhóm nợ này trong tổng dư nợ liên tục tăng. Những con số đã đạt được cho ta thấy bên cạnh tình hình cho vay cũng như quy mơ hoạt động của Chi nhánh ngày càng được mở rộng thì hiệu quả hoạt động của Chi nhánh như vậy là rất tốt, tăng trưởng khá ổn định.

4.5.2. Nợ cần chú ý

Giá trị và tỷ trọng nợ cần chú ý có chiều hướng giảm qua từng năm. Cụ thể là nợ nhóm 2 đạt 4.490 triệu đồng vào năm 2009 chiếm 1,47% tỷ trọng tổng dư nợ giảm 2.858 triệu đồng so với năm 2008. Và năm 2010 nợ nhóm này của Ngân hàng đạt 1.215 triệu đồng chiếm khoảng 0,13% trong tổng dư nợ giảm 417 triệu

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ

Nhóm 1 295.872 97,07 556.097 98,60 895.478 99,45 Nhóm 2 4.490 1,47 1.632 0,29 1.215 0,13 Nhóm 3 379 0,12 1.108 0,20 33 0,00 Nhóm 4 3.542 1,16 1.496 0,27 710 0,08 Nhóm 5 515 0,18 3.702 0,64 3.026 0,34 Tổng dư nợ 304.798 100,00 564.035 100,00 900.462 100,00

đồng so với năm 2009 (tỷ lệ giảm là 25,55%). Sở dĩ nợ cần chú ý giảm liên tục trong hai năm này là do việc thu hồi nợ đối với cơng tác thu nợ của cán bộ tín dụng của nhóm nợ này diễn ra khá tốt. Các đối tượng thiếu nợ trong nhóm nợ này làm ăn năm sau khá hơn năm trước nên đã trả bớt nợ làm cho dư nợ đối với nhóm nợ này giảm liên tục.

4.5.3. Nợ dưới tiêu chuẩn

Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ dưới tiêu chuẩn luôn có sự biến động trong 3 năm qua. Cụ thể nợ nhóm 3 vào năm 2010 giảm mạnh cả về giá trị lẫn tỷ trọng so với năm 2009. Về giá trị nợ dưới tiêu chuẩn năm 2008 đạt 2.193 triệu đồng, đến năm 2009 tăng lên 1.108 triệu đồng. Về tỷ trọng thì tăng từ 0,12% lên 0,20%. Nhưng đến năm 2010 con số này lại giảm mạnh đạt 33 triệu đồng chiếm 0,00% trong tổng dư nợ giảm 1.075 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân của tình trạng tăng đột biến trong năm 2009 là do dư nợ của những năm trước chuyển sang và doanh số thu nợ của ngân hàng không đủ để bù đắp doanh số cho vay. Do nền kinh tế tăng trưởng liên tục nên nhu cầu về vốn rất lớn. Các tổ chức kinh tế trong nước cần rất nhiều vốn cho việc mở rộng sản xuất, thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhưng đang trong thời kỳ cần vốn nên chưa hoàn trả hết phần vốn vay làm cho dư nợ của Ngân hàng tăng cao. Các nguyên nhân trên cũng là những nguyên nhân góp phần làm cho nợ xấu của Ngân hàng tăng lên đáng kể trong đó có nợ nhóm 3 trong năm này. Sang năm 2010 con số này lại giảm đột biến nguyên nhân một phần là do trong năm này tình hình kinh tế xã hội cả nước nói chung và trên địa bàn nói riêng có sự tăng trưởng tốt tạo điều kiện trả nợ cho các đối tượng còn đang chưa trả được nợ trong nhóm nợ này.

4.5.4. Nợ nghi ngờ

Như chúng ta biết nợ nghi ngờ là nhóm nợ ảnh hưởng khá lớn đến kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bởi lẽ tỷ lệ nhóm nợ này càng cao thì khả năng mất vốn của ngân hàng càng lớn. Cũng như nợ nhóm 2 thì nợ nhóm 4 của Ngân hàng về tỷ trọng cũng giảm dần qua các năm. Chẳng hạn nợ nghi ngờ lần lượt các năm 2008, 2009, 2010 như sau: 3.542 triệu đồng (tỷ trọng 1,16%); 1.496 triệu

đồng (tỷ trọng 0,27%); 710 triệu đồng (tỷ trọng 0,08%). Nợ của nhóm 4 giảm liên tục trong những năm vừa qua nguyên nhân là do công tác thu nợ của Ngân hàng là tương đối tốt trong những năm vừa qua, thêm vào đó làm ăn hiệu quả cũng là một nguyên nhân góp phần làm giảm tỷ trọng cũng như giá trị của nhóm nợ này trong những năm vừa qua.

4.5.5. Nợ có khả năng mất vốn

Đây là khoản nợ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng vì đây là nhóm nợ có xác suất mất vốn rất cao. Nhìn chung thì nợ nhóm này của Ngân hàng về giá trị lẫn tỷ trọng tăng cao trong năm 2009 nhung chỉ giảm nhẹ trong năm2010. Cụ thể nợ nhóm 5 vào năm 2008 là 515 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 0,18%), năm 2009 con số này tăng thêm 3.187 triệu đồng, đến năm 2010 nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng 0,34% trên tổng dư nợ đạt 3.026 triệu đồng. Lý giải về điều này là do dư nợ của các năm khá cao, cộng thêm là nợ nhóm 4 chuyển sang.

4.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƠNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH. THƠNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH.

Bảng 14: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA SACOMBANK TIỀN GIANG QUA BA NĂM 2008 – 2010.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh tiền giang (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)