CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng
Tăng cường công tác quảng cáo trên đài truyền thanh, tiếp cận trực tiếp đến từng hộ và có chế độ khuyến mãi, hậu mãi, chăm sóc khách hàng tích cực hơn nhằm đáp ứng thỏa đáng với mọi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, nhất là khách hàng tiền gửi và sử dụng dịch vụ tiện ích của Ngân hàng.
Tăng trưởng dư nợ phù hợp với định hướng ngành và của Ngân hàng cấp trên, chú trọng đáp ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho thương nghiệp dịch vụ, nông nghiệp, nông thôn và các chương trình kinh tế ở địa phương.
Duy trì cơng tác họp giao ban định kỳ hàng tháng giữa các phòng tổ và họp tín dụng để báo cáo kết quả thực hiện tháng qua và phương hướng cho tháng tiếp theo. Khi có văn bản mới liên quan đến nghiệp vụ, qui trình tín dụng thì phải tổ chức triển khai hoặc tập huấn đến toàn thể cán bộ để áp dụng kịp thời và đúng quy định của ngành.
Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra nhằm động viên tinh thần làm việc của từng cán bộ.
Hàng quý kết hợp thường xuyên với các cấp xã, phường để nắm bắt tình hình phát triển các mơ hình kinh tế ở địa phương nhằm có kế hoạch mở rộng đầu tư và báo cáo những khó khăn vướng mắc trong cơng tác tín dụng trên địa bàn, từ đó có hướng tìm ra các giải pháp để khắc phục và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động. Trong tình hình hiện nay Ngân hàng phải kết hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ các hộ nuôi cá tra xuất khẩu trong việc xây dựng phương án chăn nuôi trước khi đào ao sao cho phù hợp với định mức kỹ thuật chăn nuôi và khả năng thực hiện dự án, đồng thời nhờ sự giới thiệu của địa phương về các đơn vị thu mua sản phẩm cá tra trong thời gian qua để Ngân hàng tiếp cận có điều kiện
sẵn sàng ký hợp đồng tay ba giữa người mua, người bán và người đầu tư sao cho khép kín, từ đó làm cho đối tượng nuôi cá tra chứa nhiều tiềm ẩn rủi ro sẽ trở thành đối tượng tiềm năng cho Ngân hàng mở rộng đầu tư vốn tín dụng.
Sắp xếp lại việc quản lý địa bàn tín dụng khi đơn vị được bổ sung thêm cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo khả năng về việc chăm sóc khách hàng và khai thác hết tiềm năng có thể phát triển được các sản phẩm dịch vụ hiện có của Ngân hàng.
Các đối tượng cho vay của các ngân hàng khác trên địa bàn chủ yếu là những khách hàng sản xuất kinh doanh, các tiểu thương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy mà ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến những đối tượng này, nên có những chính sách ưu đãi để giữ chân khách hàng, cũng như nên mạnh dạn cho vay hạn mức tín dụng đối với những hộ sản xuất kinh doanh.
Chú trọng mở rộng đối tượng cho vay, ngoài việc tăng trưởng dư nợ sẽ tạo đòn bẩy cho việc chiếm lĩnh thêm thị phần để có điều kiện tiếp cận huy động vốn trong những năm tiếp theo.
Cán bộ tín dụng phải tn thủ chặt chẽ theo qui trình cho vay từ khâu thẩm định cho vay đến việc theo dõi sát sao kiểm tra mục đích sử dụng vốn của người vay. Đồng thời đôn đốc, nhắc nhở người vay trả lãi và gốc đúng thời hạn.
Tập trung xử lý nợ tồn đọng và nợ xấu, kết hợp cùng các cấp chính quyền địa phương xử lý và khởi kiện đối với những hộ cố tình dây dưa, có khả năng thanh tốn nhưng không trả nợ Ngân hàng. Hạn chế cho vay cán bộ công nhân viên đối với các đơn vị còn nợ nhiều và thủ trưởng đơn vị thiếu quan tâm đến công tác xử lý nợ của Ngân hàng.