Thực tiễn về quyền thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại việt nam thực tiễn tại thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 58)

2.3.3. Quyền tế cấp bảo lãn bằng quyền sử dụng đất

2.3.3.2. Thực tiễn về quyền thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tạ

Quy định tại điểm d, khoản 3, Điều 119 Luật đất đai 2003 tuy đã có sự mở rộng về quyền lợi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài khi cho họ quyền thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam nhưng trong thực tiễn thì quy định đó vẫn chưa giải quyết được vấn đề vốn cho thị trường bất động sản tại Việt Nam. Hiện nay thị trường bất đống sản đang gặp nhiều khó khăn vì vậy biện pháp quan trọng vẫn là huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng mà chỉ là giới hạn từ tổ chức tín dụng hoạt động trong nước thì số vốn nhỏ vẫn khơng đáp ứng được yêu cầu vốn rất lớn của thị trường bất động sản. Vì vậy, chúng ta cần phải xem xét vấn đề có nên huy động nguồn vốn từ các ngân hàng nước ngồi hay khơng. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp diễn ra tại Hà Nội năm 2006, các nhà đầu tư nước ngoài đã đề nghị bổ sung thêm ba điểm mới trong lĩnh vực đất đai. Một trong ba điểm mới đó là ―nhà đầu tư nước ngoài được thế chấp, bảo lãnh bằng đất đai

ở các ngân hàng nước ngoài‖. Đây là mong muốn từ rất lâu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhất là khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO thì dù sớm hay muộn, chúng ta vẫn phải cho phép thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại các ngân hàng thương mại nước ngoài. Nhu cầu thực tế là rất lớn và một số ngân hàng trên thế giới cũng đã nhiều lần đề nghị được thực hiện cho vay đối với các dự án bất động sản của Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam cũng đã cho thí điểm một vài nhà đầu tư nước ngoài được thế chấp, bảo lãnh tại ngân hàng nước ngoài. Hiện nay, các nhà đầu tư trong nước cũng tìm đến ngân hàng nước ngoài để vay vốn. Năm 2011, đại diện ngân hàng Standard Chartered và công ty Cổ phần phát triển nhà Thủ Đức đã ký kết hợp tác hỗ trợ vay mua nhà. Theo nội dung hợp tác đã ký kết, khách hàng có thể thế chấp nhà, căn hộ thuộc dự án của Thuduc House để mua căn hộ mới hoặc vay tiền dùng với tổng số tiền lên tới 70% giá trị căn nhà. Ngoài ra, khách hàng được hưởng giá trị khoản vay lên tới 5 tỷ đồng và có thể trả góp trong vịng 20 năm.76

Một nguồn vốn lớn giành cho thị trường bất động sản, khơng có lý gì chúng ta lại khơng cho phép các nhà đầu tư kkhai thác. Tại Hội nghị Toàn cảnh thị trường bất động sản tổ chức ngày 09/04/2011 GS.Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra hướng tháo gỡ ―tốt nhất là việc đổi mới pháp luật theo hướng này cần

thực hiện ngay trong năm 2011, để giải quyết sớm bài toán vốn cho thị trường bất động sản ở nước ta. Theo kế hoạch, Luật Đất đai sửa đổi tới năm 2013 mới được thực hiện, chờ đến

49

lúc đó là rất lâu. Vì vậy, nên sửa nội dung này trước, để thực hiện ngay”77

. Tuy nhiên,

xoay quanh vấn đề này có rất nhiều điều phức tạp mà chúng ta cần phải quan tâm đến. Hai vấn đề lớn nhất cần quan tâm đầu tiên là: vấn đề đăng ký thế chấp QSDĐ và vấn đề xử lý QSDĐ khi bên thế chấp, bảo lãnh khơng có khả năng trả nợ. Vì vậy, hiện nay đây mới chỉ là phương án giải quyết nguồn vốn cho thị trường bất động sản mà các chuyên gia đưa ra nhưng chưa thật sự khả quan.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại việt nam thực tiễn tại thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)