Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình – chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch cái răng (Trang 55 - 59)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

4.5. Phân tích tình hình dư nợ

Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hệ số giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Như vậy, chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về qui mơ hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là chỉ tiêu khơng thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ cho chúng ta biết ngân hàng còn

phải thu bao nhiêu nữa từ khách hàng vay vốn. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào.

4.5.1. Dư nợ theo thời hạn

Bảng 10: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG QUA 3 NĂM (2009 – 2011)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

NĂM CHÊNH LỆCH

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

S. tiền S. tiền S. tiền S. tiền % S. tiền %

Dư nợ ngắn hạn 9.466 11.810 12.290 2.344 24,76 480 4,06 Dư nợ trung và dài

hạn 6.388 5.522 6.178 (866) (13,56) 656 11,88

Tổng 15.854 17.332 18.468 1.478 9,32 1.136 6,55

(Nguồn: Bộ phận kế toán – PGD Cái Răng)

Qua bảng 10 ta thấy, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cao hơn tỷ trọng dư nợ trung hạn và dài hạn và tăng dần qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 là 9.466 triệu đồng, năm 2010 là 11.810 triệu đồng tăng 2.344 triệu đồng tức đã tăng 24,76% và năm 2011 là 12.290 triệu đồng tăng 480 triệu đồng tức đã tăng 4,06%. Trong khi đó dư nợ trung và dài hạn cũng có xu hướng tăng giảm không ổn định, cụ thể là: năm 2009 dư nợ trung và dài hạn là 6.388 triệu đồng, năm 2010 là 5.522 triệu đồng giảm 866 triệu đồng tức đã giảm 13,56% và sang năm 2011 là 6.178 triệu đồng tăng 656 triệu đồng tức đã tăng 11,88%

Điều này cho thấy công tác thu nợ ngắn hạn cịn gặp nhiều khó khăn, ngun nhân chính là do tình hình kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh kéo dài nên việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả không cao, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng. Mặt khác nhu cầu về vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tăng lên. Bên cạnh đó ngân hàng cũng không ngừng phát huy năng lực, nâng cao dư nợ tín dụng đối với các hộ nghèo, gặp khó khăn về vốn nhằm thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đến xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

4.5.2. Dư nợ theo đối tượng

Đồng nghĩa với doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh và cho vay doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số trong doanh số cho vay thì doanh số thu nợ theo các đối tượng này cũng chiếm tỷ lệ lớn so với đối tượng còn lại là cho vay khác, trong đó cho vay hộ sản xuất kinh doanh chiếm doanh số cho vay lớn nhất, đây là đối tượng cho vay chủ lực của ngân hàng, đồng thời đây là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng trong những năm vừa qua.

Qua bảng số liệu (bảng 11) thì dư nợ qua 3 năm có sự tăng lên: Năm 2009 tổng dư nợ là 15.854 triệu đồng, đến năm 2010 số dư nợ này lại tăng lên 20.446 triệu đồng tức tăng 4.592 triệu đồng, tức tăng 28,96% so với năm 2009. Sang năm 2011 tổng dư nợ là 23.656 triệu đồng, tăng 3.210 triệu đồng tương đương tăng 15,70% so với năm 2010.

Bảng 11: DƯ NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG QUA 3 NĂM (2009 – 2011)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

NĂM CHÊNH LỆCH

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

S. tiền S. tiền S. tiền S. tiền % S. tiền %

Dư nợ hộ SXKD 7.173 9.512 10.849 2.339 32,60 1.337 14,06 Dư nợ DNTN 8.461 10.650 12.518 2.189 25,87 1.868 17,54

Dư nợ khác 220 284 289 64 29,09 5 1,76

Tổng 15.854 17.332 18.468 1.478 9,32 1.136 6,55

(Nguồn: Bộ phận kế toán – PGD Cái Răng)

- Dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh: Qua bảng số liệu (bảng 11) ta nhân thấy dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ. Năm 2009 dư nợ là 7.173 triệu đồng chiếm, đến năm 2010 dự nợ là 9.512 triệu đồng tăng 2.339 triệu đồng tức là tăng 32,60%. Sang năm 2011 là 10.849 triệu đồng trong cơ cấu tổng dư nợ theo đối tượng tăng 1.337 triệu đồng tức là tăng 14,06% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu làm cho dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh tăng qua các năm là do tình hình kinh tế - xã hội trong những năm qua có nhiều biến động xấu, người dân phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ khó khăn chung của nền kinh tế, lạm phát tăng cao dẫn đến tiêu dùng cá nhân bị giảm đi rất nhiều. Đa phần người dân ở quận Cái Răng đều là tiểu thương, buôn bán kinh doanh nhỏ khi mà tiêu dùng cá nhân bị giảm thì

doanh thu của các hộ kinh doanh này cũng bị giảm theo. Bên cạnh đó cơng tác thu hồi nợ cũng gặp nhiều khó khăn cũng là nguyên nhân khiến dư nợ tăng qua các năm. Ngân hàng cần xem xét thu hồi những khoản nợ quá hạn đã góp phần làm dư nợ tăng.

- Dư nợ đối với doanh nghiệp tư nhân: Dư nợ đối với đối tượng này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng qua 3 năm. Qua bảng số liệu (bảng 11) ta thấy dư nợ đối với doanh nghiệp tư nhân năm 2009 là 8.461 triệu đồng, đến năm 2010 dư nợ là 10.650 triệu đồng tăng 2.189 triệu đồng và có tốc độ tăng trưởng so với năm 2009 là 25,87%. Năm 2011 có số dư nợ là 12.518 triệu đồng tăng 1.868 triệu đồng tức đã tăng 17,54% so với năm 2010. Tốc độ tăng dư nợ đối với doanh nghiệp tư nhân tăng bởi vì khách hàng là doanh nghiệp đã tìm đến ngân hàng để xin vay vốn ngày càng nhiều nên dư nợ đối với đối tượng khách hàng này có xu hướng tăng.

- Dư nợ cho vay khác: Tình hình cho vay khác chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Trong đó chủ yếu là dư nợ từ cầm cố sổ tiết kiệm và cho vay tiêu dùng. Cụ thể, năm 2009 là 220 triệu đồng, đến năm 2010 tổng dư nợ cho vay khác là 284 triệu đồng tăng 64 triệu đồng tức tăng 29,09% so với năm 2009. Năm 2011 dự nợ cho vay là 289 triệu đồng tăng 5 triệu đồng tức tăng 1,76% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu làm dư nợ cho vay tăng hàng năm là do xu hướng tiêu dùng của người dân ngày càng tăng do nhu cầu phát triển của nền kinh tế, xã hội, một số hộ sử dụng vốn vay để phục vụ nhu cầu riêng (mua xe, sắm tivi, …) không chú tâm vào kinh doanh sản xuất để tăng thu nhập cho mình, từ đó góp phần tăng dư nợ. Tóm lại, qua phân tích trên ta thấy được dư nợ các đối tượng qua 3 năm có sự tăng lên, trong đó dư nợ đối với doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất, dư nợ đối với cho vay hộ sản xuất kinh doanh chiếm vị trí thứ hai cịn lại là dư nợ đối với cho vay khác. Dư nợ theo các đối tượng này có sự tăng lên bởi sự tăng lên trong doanh số cho vay của ngân hàng. Mặc dù doanh số cho vay tăng lên với tỷ lệ cao nhưng dư nợ không cao, điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng được đảm bảo tốt, ngân hàng cần có thêm cán bộ tín dụng để cơng tác thu nợ được tốt hơn khi doanh số cho vay của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm, đều này rất cần thiết trong cơng tác thu nợ của ngân hàng và góp phần làm cho dư nợ ở mức thấp nhất.

Năm 2009

100%

0%

Nợ xấu ngắn hạn Nợ xấu trung & dài hạn

Năm 2010

89.36%

10.64%

Nợ xấu ngắn hạn Nợ xấu trung & dài hạn

Năm 2011

89.10%

10.90%

Nợ xấu ngắn hạn Nợ xấu trung & dài hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình – chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch cái răng (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)