Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình – chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch cái răng (Trang 63 - 68)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

4.7. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng

ĐỘNG TÍN DỤNG

Nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng. Việc phân tích các khoản đầu tư tín dụng của ngân hàng là nội dung quan trọng trong việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Nhờ đó, phía ngân hàng có thể xác định được rủi ro mà ngân hàng đang hoặc sẽ gánh chịu để có thể đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro mà ngân hàng đang hoặc sẽ gánh chịu để có thể đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro và góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Việc phân tích hoạt động tín dụng ngồi việc dựa vào số liệu trên các bảng, ta cịn có các chỉ tiêu tài chính để phân tích.

4.7.1. Tổng dư nợ/Vốn huy động

Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, nó cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều ảnh hưởng xấu đến ngân hàng . Chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, nguồn vốn huy động không đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng. Chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động của mình khơng hiệu quả.

Bảng 14: TỶ LỆ TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA PGD CÁI RĂNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ (triệu đồng) 15.854 17.332 18.468

Tổng vốn huy động (triệu đồng) 30.093 32.100 36.350

Dư nợ/Tổng vốn huy động (lần) 0,53 0,54 0,51

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng số liệu)

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng tương đối tốt, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của nguồn vốn huy động vào tổng dư nợ, cụ thể như sau: Năm 2009 chỉ tiêu này đạt 0,53 lần có nghĩa là cứ 0,53 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia; năm 2010 chỉ tiêu này là 0,54 lần cứ 0,54 đồng dư nợ thì được tài trợ bởi 1 đồng vốn huy động; tương tự như thế đến năm

2011 là 0,51 đồng dư nợ có sự tham gia tài trợ của 1 đồng vốn huy động. Tình hình này cho thấy trong những năm qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng đạt hiệu quả cao, nó cũng góp phần đáng kể trong việc gia tăng nguồn vốn của Ngân hàng chứng tỏ nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng liên tục trong hoạt động cho vay.

4.7.1.1. Dư nợ ngắn hạn/Vốn huy động

Bảng 15: TỶ LỆ TỔNG DƯ NỢ NGẮN HẠN TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA PGD CÁI RĂNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ ngắn (triệu đồng) 9.446 11.810 12.290

Tổng vốn huy động (triệu đồng) 30.093 32.100 36.350

Dư nợ NH/Tổng vốn huy động (lần) 0,31 0,37 0,34

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng số liệu)

Như đã phân tích đối tượng vay chủ yếu của ngân hàng chính là các hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ, những đối tượng này có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn hạn, thường không quá 12 tháng cho nên ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng và tăng qua các năm, cụ thể: năm 2009 với 0,31 đồng dư nợ ngắn hạn thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2010 là 0.37 và năm 2011 là 0,43. Điều này cho thấy cơng tác huy động vốn có giảm đi đôi chút nhưng không đáng kể

4.7.1.2. Dư nợ trung và dài hạn/Vốn huy động

Bảng 16: TỶ LỆ TỔNG DƯ NỢ TRUNG & DÀI HẠN TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA PGD CÁI RĂNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ trung và dài hạn (triệu đồng) 6.388 5.522 6.178

Tổng vốn huy động (triệu đồng) 30.093 32.100 36.350

Dư nợ/Tổng vốn huy động (lần) 0,21 0,17 0,17

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng số liệu)

Dư nợ trung và dài hạn giảm qua các năm, nguyên nhân là do doanh số cho vay trung và dài hạn giảm nên dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng giảm theo, nhưng tốc độ tăng không đáng kể. Năm 2009 chỉ số này là 0,21, năm 2010 và

năm 2011 là 0,17. Do cho vay trung hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay ngắn hạn.

4.7.2. Hệ số thu nợ (Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay )

Hệ số thu nợ của ngân hàng được đo lường bằng doanh số thu nợ so với doanh số cho vay của ngân hàng, hệ số này đo lường, đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hôi nợ của ngân hàng càng cao, ngân hàng cho vay vốn có hiệu quả và ngược lại.

Bảng 17: BẢNG TỔNG HỢP HỆ SỐ THU NỢ CỦA PGD CÁI RĂNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh số cho vay (triệu đồng) 66.603 82.524 92.288

Doanh số thu nợ (triệu đồng) 65.517 81.046 91.155

Hệ số thu nợ (%) 98,37 98,20 98,77

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng số liệu)

Nhìn vào bảng chỉ tiêu ta thấy qua ba năm 2009-2011, tỷ lệ này khá tốt, năm 2009 là 98,37%; năm 2010 là 98,20%; năm 2011 là 98,77%. Cụ thể, tương ứng với số tiền đã cho vay trong năm thì có một lượng tiền được thu hồi trở lại bằng 98,37% số tiền cho vay ban đầu đối với năm 2009; năm 2010 lượng tiền thu hồi về bằng 98,20% số tiền đã cấp và tương tự là 98,77% đối với năm 2011. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư tín dụng của Ngân hàng tốt và chỉ số ln ln gần bằng 1, có nghĩa là bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng Ngân hàng ln quan tâm đến chất lượng tín dụng, những khoản cho vay gần như đều được thu hồi trong năm. Một phần là do sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc vận động, đơn đốc thu hồi nợ, bên cạnh đó cũng do thiện chí trả nợ của người dân ngày một cao hơn.

4.7.3. Nợ xấu/Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nó thể hiện trực tiếp cơng tác thẩm định, kiểm tra, giám sát vốn vay của Ngân hàng từ lúc bắt đầu xem xét phương án cho vay đến khi thu hồi lại các khoản vay cả gốc lẫn lãi. Đồng thời chỉ số này cho ta thấy được uy tín của khách hàng trong việc có thiện chí và năng lực trả nợ cho Ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp là có ý

nghĩa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trôi chảy và việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.

Nợ xấu là các khoản nợ mà ngân hàng tìm cách để hạn chế triệt để, tuy nhiên trong hoạt động của ngân hàng lúc nào cũng có những khoản nợ này, nhưng điều làm sao có thể làm giảm các khoản nợ này đến mức thấp nhấp có thể là vấn đề quan trọng. Trong hoạt động của ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Cần Thơ – PGD Cái Răng vấn đề nợ quá hạn và nợ xấu luôn được quan tâm hàng đầu và ln tìm cách khắc phục để tỷ lệ nợ xấu giảm.

Bảng 18: BẢNG TỔNG HỢP TỶ LỆ NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ CỦA PGD CÁI RĂNG TỪ NĂM 2009 – 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng nợ xấu (triệu đồng) 247 323 367

Tổng dư nợ (triệu đồng) 15.854 17.332 18.468

Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 1,56 1,86 1,98

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng số liệu)

Nhìn vào bảng số liệu qua các năm cho thấy khả năng thanh tốn của Ngân hàng ln duy trì ở mức an toàn cao và theo chiều chướng cải thiện. Cụ thể, năm 2009 là 1,56% trên tổng dư nợ, năm 2010 là 1,58% và năm 2011 là 1,55% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng qua ba năm có sự biến động (năm 2010 tăng 0,02% so với năm 2009, nhưng lại giảm 0,03% so với năm 2011) nhưng vẫn nằm trong mức cho phép của ngân hàng nhà nước (<3%). Tuy nhiên Ngân hàng có chính sách hoạt động tín dụng tốt việc thực hiện chặt chẽ hơn, việc kiểm tra đôn đốc thu hồi lãi và vốn đến hạn của khách hàng được tiến hành khẩn trương hơn nên khả năng thanh tốn của Ngân hàng ln ở mức an toàn.

4.7.4. Vịng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

Bảng 19: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG CỦA PGD CÁI RĂNG TỪ NĂM 2009 – 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh số thu nợ (triệu đồng) 65.517 81.046 91.152

Dư nợ bình quân (triệu đồng) 68.247 90.051 98.013

Vòng quay vốn tín dụng (vịng) 0,96 0,90 0,93

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng số liệu)

Nhìn chung, ta thấy vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn của PGD Cái Răng qua các năm là khá tốt, số vòng quay gần bằng 1 vòng/năm. Cụ thể, năm 2009 là 0,96 vòng, năm 2010 là 0,90 vòng, đến năm 2011 tăng lên 0,93 vòng. Đây là một con số cũng khá cao ta có thể nói trong những năm qua vốn tín dụng của PGD Cái Răng đã đạt được quay vòng nhanh và hiệu quả. Vòng quay vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho PGD trong việc tái sử dụng vốn. Nguyên nhân là do ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, sau khi khách hàng hoàn thành chu kỳ sản xuất kinh doanh của mình đã thực hiện tốt cơng tác trả nợ cho ngân hàng, đồng thời cũng cho thấy công tác chỉ đạo thu hồi nợ của ngân hàng tốt, khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả, tinh thần trả nợ của khách hàng cao, chi nhánh cần duy trì phát huy tốt hơn nữa. Tuy nhiên những năm gần đây vịng quay có xu hướng sụt giảm điều này thật sự cũng là một dấu hiệu khơng tốt lắm, Ngân hàng càng có những biện pháp tích cực và thiết thực hơn để làm vừa làm tăng vòng vốn nhằm tăng lợi nhuận nhưng vừa hạn chế được rủi ro.

Chương 5

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NH TMCP AN BÌNH - CN CẦN THƠ – PGD CÁI RĂNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình – chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch cái răng (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)