Đối với hoạt động sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình – chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch cái răng (Trang 71 - 75)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP

5.2.2. Đối với hoạt động sử dụng vốn

5.2.2.1. Đối với hoạt động cho vay

Để doanh số cho vay trong điều kiện phải đối đầu với sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng khác, PGD Cái Răng cần đưa ra các biện pháp sau đây:

- Nên tăng số lượng cán bộ tín dụng. Thực tế cho thấy địa bàn hoạt động của PGD Cái Răng tương đối rộng, trong khi đó cán bộ của ngân hàng thì cịn ít dẫn đến tình trạng q tải cơng việc cho cán bộ tín dụng, việc thu hồi nợ cũng bị hạn chế hơn.

- Rút ngắn thời gian phê duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đồng thời với việc tăng thêm cán bộ tín dụng thì cần rút ngắn thời gian hơn trong công tác là hồ sơ vay vốn cho khách hàng, cần hiểu là khách hàng vay tiền nhằm sản xuất kinh doanh cho kịp với thời gian mua sắm nguyên vật liệu hay vụ mùa nếu thời gian thẩm định, chờ phê duyệt hồ sơ của Hội sở (đối với các món vay lớn) tốn rất nhiều thời gian gây khó khăn cho khách hàng.

- Phân tán rủi ro tín dụng bằng đa dạng hóa các khoản đầu tư cho vay, không tập trung vào một lĩnh vực cũng như một nhóm khách hàng.

- Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chun môn. Tuy nhiên kinh nghiệm không phải lúc nào được đặt lên hàng đầu (hiện tại các ngân hàng tuyển dụng hay quan trọng kinh nghiệm đối với công việc) mà cần tiếp tục học tập trau dồi kiến thức, điều này khơng chỉ nâng cao trình độ mà quan trọng là góp phần nâng cao hiệu quả cho vay, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế.

- Theo định hướng phát triển kinh tế ở địa phương để xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược thị phần phù hợp để thu hút khách hàng, cũng cố, mở rộng và tìm kiếm thị trường cũng như khách hàng tiềm năng.

- Có sự phối hợp giữa ngân hàng với các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương trong quá trình quản lý và thu hồi nợ để hạn chế rủi ro tín dụng.

5.2.2.2. Đối với cơng tác thu nợ

Để tăng cường hiệu quả của công tác thu nợ, ngân hàng nên thực hiện các giải pháp sau:

- Linh hoạt hơn trong công tác thu hồi nợ. Cần đặt khách hàng vào thế chủ động trong việc trả nợ. Do khách hàng chủ yếu của PGD Cái Răng là những hộ sản xuất, tiểu thương luôn bận rộn với công việc buôn bán nên họ thường không chú ý những điều khoản ghi trên hợp đồng tín dụng như: Thời gian đóng lãi, thời gian trả gốc, … nên đến khi đã quá hạn thì cán bộ tín dụng gọi điện nhắc nhở, đa số khơng phải họ không muốn trả mà đa phần là họ khơng nhớ. Vì thế, trong thời gian tới đối với các khoản vay đến hạn thanh toán ngân hàng nên gởi giấy báo trước 10 ngày để khách hàng chủ động hơn trong việc trả nợ.

- Tiếp tục cử cán bộ xuống từng khu vực, khóm, để đơn đốc nhắc nhở, thu hồi nợ cũng như giữ mối liên lạc với khách hàng. Bên cạnh việc đòi nợ, ngân hàng cần tổ chức những buổi tiệc nhỏ nhằm tuyên dương, khen thưởng cho những khách hàng uy tín, trả nợ đúng hạn, có quan hệ lâu đời với PGD, một mặt làm tăng uy tín cho những khách hàng đó, mặt khác cũng tạo cảm giác gần gủi hơn với khách hàng.

- Mở rộng mạng lưới giao dịch và hệ thống thanh toán bù trừ xuống những địa điểm mới như Hậu Giang và các tỉnh lân cận. Hiện nay hoạt động thương mại

tại địa phương này rất phát triển, nhu cầu thanh toán rất cao. Việc mở rộng mạng lưới sẽ làm quá trình thu nợ diễn ra nhanh chóng hơn, giảm chi phí cho khách hàng và ngân hàng.

5.2.2.3. Giải pháp về nợ quá hạn, nợ xấu

Hiện nay, phịng tín dụng tại PGD Cái Răng nên thực hiện các biện pháp giảm tỷ lệ nợ xấu như sau:

- Lập danh sách theo dõi riêng các khách hàng có nợ quá hạn và tiến hành phân loại, đánh giá hiện trạng từng hồ sơ theo các tiêu chí.

+ Hồ sơ vay có tài sản đảm bảo hay vay tín chấp

+ Tài sản đảm bảo là gì, hiện trạng và giá trị tài sản ra sao?

+ Tình hình tài chính và trả nợ của khách hàng trong thời gian qua? + Đánh giá tình hình khách hàng ở đâu, làm gì, có thiện chí trả nợ hay khơng muốn trả?

- Tiến hành xử lý từng hồ sơ theo nhóm nợ

Nhóm nợ có tài sản đảm bảo:

+ Các khoản nợ q hạn khó địi có khả năng thu hồi trong năm thì tiến hành xử lý ngay, kiến quyết thu hồi triệt để và xử lý đến nơi đến chốn.

+ Các khoản nợ có khả năng trả nợ một phần thì động viên khách hàng bán một phần tài sản đảm bảo để thanh toán và sẽ được xem xét giảm một phần lãi quá hạn.

Nhóm nợ khơng có tài sản đảm bảo:

+ Tiến hành làm việc nghiêm túc đối với các bên ký hợp đồng liên kết nhưng chưa thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm trong hợp đồng đã ký, có thể đề nghị cơ quan chủ quản cấp trên của đơn vị liên kết hỗ trợ.

+ Tăng cường thu bằng mọi biện pháp nhất là chế độ giảm lãi đối với khách hàng thực sự khó khăn nhưng có thiện chí trả nợ tốt trong các thờ kỳ trước.

+ Các khách hàng có khả năng trả nợ nhưng chay ỳ nhiều lần thì lập thủ tục khởi kiện, tranh thủ hỗ trợ tối đa của cơ quan pháp luật và chính quyền địa phương.

+ Các khoản nợ đã đưa ra cơ quan pháp luật xử lý thì cần thường xuyên theo dõi, đốc thúc giải quyết để đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ, có thể hỗ trợ một phần chi phí cho các cơ quan pháp luật trong quá trình xử lý.

+ Cần xác định chính xác chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng trước khi cho vay để tránh trường hợp khi tới hạn khách hàng chưa thu hồi vốn nên khơng thể trả nợ cho ngân hàng vì thời hạn cho vay của ngân hàng ngắn hơn thời gian thu hồi vốn của khách hàng.

+ Tích cực lựa chọn, tìm kiếm những khách hàng thực sự lành mạnh về tình hình tài chính hay có phương án kinh doanh khả thi để đầu tư cho vay, không tập trung dư nợ vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan với nhau nhằm hạn chế rủi ro.

+ Cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả đúng hạn cả gốc và lãi. Để làm được điều đó, lãnh đạo ngân hàng nên phát động phong trào thi đua khen thưởng những cán bộ xuất sắc trong cơng tác thu nợ cũng như kỹ luật, phê bình những cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao.

+ Cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt công tác theo dõi khách hàng của mình nhằm hạn chế khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

+ Cán bộ tín dụng nên xây dựng mối quan hệ mật thiết với các ngân hàng trên địa bàn để học tập kinh nghiệm, nắm thêm thông tin về khách hàng, sớm phát hiện và từ chối những khách hàng vay khơng có uy tín.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình – chi nhánh cần thơ – phòng giao dịch cái răng (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)