3.1.1 .Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp
3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA
NĂM 2010, 2011, 6/2012
Trong những năm vừa qua, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Đồng Tháp gặp khơng ít khó khăn: sự cạnh tranh khóc liệt giữa các ngân hàng trong cùng địa bàn, lạm phát giá cả biến đổi, giá xăng dầu leo thang và hàng loạt các vần đề khác ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên cả nước nói chung
và địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Tuy nhiên với chiến lược kinh doanh có hiệu quả và sự nổ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể các anh chị nhân viên của Ngân hàng Vietinbank Đồng Tháp đã đạt được những thành tựu khả quan trong kinh doanh và tiếp tục vững bước trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể, thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm từ năm 2019, 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 được trình bày ở Bảng 1 và Bảng 2.
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2009 – 2011) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 DANH MỤC Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Thu nhập 489.582 593.964 667.690 104.382 21,32% 73.726 12,41% Chi Phí 461.461 538.354 607.987 96.893 16,66% 69.633 12,93% Lợi Nhuận 48.121 55.610 59.703 7.489 15,56% 4.093 7,36%
(Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2009, 2010, 2011)
Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM (2010 – 2012) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 DANH MỤC Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Thu nhập 274.563 348.569 365.864 74.006 26,95% 17.295 4,96% Chi Phí 253.296 312.919 327.387 59.623 25,54% 14.468 4,62% Lợi Nhuận 21.267 35.650 38.477 14.383 67,63% 2.827 7,93%
(Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2010, 2011, 2012)
3.2.1. Thu nhập
Thu nhập của ngân hàng là khoản tiền mà ngân hàng thu được từ quá trình hoạt động kinh doanh của mình gồm các hoạt động nhu cấp tín dụng, đầu tư, cung cấp dịch vụ và các khoản thu khác,… Nhìn chung tổng thu nhập của ngân hàng qua các năm đều tăng. Cụ thể, ở Bảng 1 năm 2009 thu nhập của doanh nghiệp đạt 489.582 triệu đồng. Sang năm 2010 con số này tăng lên 104.382 triệu đồng đạt 593.964 triệu đồng trong năm 2010, với tỷ lệ gia tăng là 21,32%. Năm 2011, thu nhập của Ngân hàng tăng lên 667.690 triệu đồng so với năm 2010 tăng 12,41%. Qua Bảng 2, ta thấy tổng thu nhập 6 tháng đầu năm 2010 đạt 274.563 triệu đồng tăng 74.006 triệu đồng tương đương 26,95% so với 6 tháng đầu năm 2011 đạt là 348.569 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2012, tổng thu nhập thu được là 365.864 triệu đồng tăng 17.285 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, tương đương tăng 4,96%. Biến động thu nhập của ngân hàng do các yếu tố: Nguyên nhân của sự tăng trưởng thu nhập là do Ngân hàng đã biết cách khắc phục, thích nghi và vượt qua những khó khăn của khủng hoảng kinh tế trong năm 2009 nên hoạt động kinh doanh của NH ngày càng hiệu quả. Tiếp sang năm 2010 và năm 2011, tình hình kinh tế nhìn chung cũng khả quan vì thế ngân hàng cùng hịa chung vào tốc độ của cả nước, tốc độ tăng trưởng thu nhập của chi nhánh cũng đạt ở mức cao. Đầu năm 2011, trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong khu vực, Chi nhánh Vietinbank Đồng Tháp đã thực hiện nhiều chương trình để ổn định thu nhập. Ngân hàng bố trí thêm nhiều giao dịch viên chuyên tiết kiệm, làm thủ cơng khi chương trình bị sự cố, bố trí bảo vệ đón khách từ tầng trệt, phụ trách mang tiền cho khách hàng ở xa. Phát triển thêm các dịch vụ thẻ, chuyển lương qua tài khoản, bảo lãnh nhằm tăng tiền gửi có lãi suất rẻ. Tình hình kinh tế trong khu vực đầu năm 2012 cũng ít thuận lợi hơn so với năm trước, giá cả hàng hóa tăng cao và bất ổn đặc biệt trong những hàng hóa thiết yếu, khiến cho thu nhập của người dân địa phương khơng tăng vì thế thu nhập của ngân hàng tăng với mức thấp. Ngay từ đầu năm, ngân hàng đã lên kế hoạch và thực hiện tốt chương trình tuyên truyền, tiếp thị về huy động vốn, chú trọng vận động những hộ được đền bù thuộc các dự án giải tỏa đền bù trong năm,....
3.2.2. Chi phí
Nhìn chung chi phí hoạt động của Ngân hàng tăng qua 3 năm 2009 – 2011 qua số liệu Bảng 1. Năm 2009, tổng chi phí hoạt động là 461.461 triệu đồng, năm 2010 con số này là 538.354 triệu đồng tăng 96.893 triệu đồng tương đương tăng 16,66% so với năm 2009. Năm 2011, tổng chi phí hoạt động là 607.987 triệu đồng tăng 69.633 triệu đồng tương đương 12,93% so với năm 2010. Nguyên nhân chi phí tăng qua các năm là do NH phải trả lãi cho vốn huy động và trả lãi cho nguồn vốn vay từ hội sở với số lãi tương đối cao. Vào cuối năm 2009, có thêm các chi nhánh ngân hàng mới thành lập với nhiều chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng đẩy lãi suất huy động tăng cao. Bên cạnh đó, trong năm 2009 do mở rộng việc kinh doanh NH đã mở rộng thêm 2 PGD số 6 và số 7 đòi hỏi nhu cầu trang bị máy móc, cán bộ làm việc,… Vào năm 2010 Ngân hàng tiếp tục mở rộng thêm PGD Tháp Mười. Ngoài ra, năm 2011 chi nhánh Vietinbank Đồng Tháp đã tiến hành sữa chữa lại và trang bị và nâng cấp máy móc thiết bị tạo điều kiện tốt cho cán bộ công nhân viên làm việc. Xét qua Bảng 2, tổng chi phí hoạt động 6 tháng đầu năm 2011 là 312.919 triệu đồng, tăng 59.623 triệu đồng tương đương 25,54% so với cùng kỳ năm 2010. Do nhiều chi nhánh NHTM mới khai trương đẩy lãi suất huy động bình quân trong khu vực tăng cao kéo dài đến đầu năm 2010. Lãi suất của Ngân hàng được ấn định dựa trên sự so sánh với lãi suất bình quân của ngành vì thế cũng tăng cao làm tăng chi phí lãi cho ngân hàng. Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng cũng bị cạnh tranh bởi các dịch vụ mới, hiện đại của các ngân hàng mới thành lập làm cho ngân hàng phải tốn nhiều chi phí ngồi lãi cho việc cải thiện các dịch vụ hiện có của mình. Ngân hàng phải tốn nhiều chi phí để tuyên truyền, quảng cáo huy động vốn bằng nhiều hình thức, nhanh chóng quảng bá các thể thức huy động dự thưởng trên đài phát thanh, băng rôn,... Trong 6 tháng đầu năm 2012 tổng chi phí hoạt động là 327.387 triệu đồng, tăng 14.468 triệu đồng là 4,62% so với cùng kỳ năm 2011. Tính đến đầu năm 2012, trên địa bàn đã có hơn 12 chi nhánh ngân hàng và 2 quỹ tín dụng khác đang hoạt động làm cho thị phần của ngân hàng bị chia sẽ nhiều hơn trước, chi phí để hoạt động vì thế cũng tăng.
3.2.3. Lợi nhuận
Khi kinh doanh tiêu chí hàng đầu của các doanh nghiệp là lợi nhuận. NHTM cũng như các loại hình doanh nghiệp khác cũng đều hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Nhìn vào những kết quả ở Bảng 1, lợi nhuận của NH tăng giảm qua các năm. Lợi nhuận đạt 48.121 triệu đồng ở cuối năm 2009, sang năm 2010 lợi nhuận có tăng 7.489 triệu đạt 55.610 triệu đồng tương đương tăng 15,56% so với năm 2009. Năm 2010, tình hình kinh tế chung của cả nước không mấy thuận lợi làm cho hoạt động của các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng nhiều. Giá cả biến động thất thường, lãi suất không ổn định làm cho tình hình lợi nhuận của các ngành kinh tế đều giảm, lợi nhuận của ngân hàng vì thế cũng khơng tăng cao. Năm 2011 thì lợi nhuận tiếp tục tăng, cụ thể năm 2011 lợi nhuận của NH đạt được 59.703 triệu đồng tăng 4.093 triệu đồng tương đương tăng 7,36% so với năm 2010. Sự gia tăng lợi nhuận vào năm 2011 là nhờ vào sự nỗ lực phấn đấu của cả tập thể CB-CNV đã đưa quy mô kinh doanh ngân hàng tăng trưởng vượt bậc, thể hiện qua chỉ tiêu huy động vốn, dư nợ tăng. Xét riêng lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2010 – 2012 ở Bảng 2, lợi nhuận thu được trong 6 tháng đầu năm 2011 là 35.650 triệu đồng, tăng 14.383 triệu đồng tương đương 67,63% so với 6 tháng đầu năm 2010. Do có sự can thiệp của NHNN đã giúp cho NHCT cải thiện được tình hình hoạt động, lợi nhuận tăng cao, giữ được phong độ như lúc trước. Đó là khi NHNN ra thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định trần lãi suất huy động đã làm giảm lãi suất huy động xuống. Khi mặt bằng lãi suất là ngang nhau giữa các ngân hàng vì thế NH Vietinbank được người dân tín hiệm ưu tiên vì uy tín lâu năm và tính an tồn cao hơn so với các NHTM khác. Trong 6 tháng đầu năm 2012 lợi nhuận đạt được là 38.477 triệu đồng, tăng 2.827 triệu đồng tương đương 7,93% so với 6 tháng đầu năm 2011. Do trong năm 2012, các chương trình khuyến mãi của những NH mới thành lập đã thu hút một lượng khách hàng của NH làm doanh thu tăng trưởng không nhiều, dẫn đến lợi nhuận thu được thấp. Bên cạnh đó do đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất của NH làm cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng cao, và qua đó năm 2012 có nhiều bất lợi vì thế đã tác động đến lợi nhuận của NH trong năm 2012 tăng chậm.
Chương 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
4.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng
Nguồn vốn của Chi nhánh Vietinbank Đồng Tháp từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012 có sự tăng trưởng khá ổn định. Cụ thể tổng nguồn vốn năm 2010 nguồn vốn của Ngân hàng tăng 535.906 triệu đồng tương đương tăng 26,37% so với năm 2009. Năm 2011, tổng nguồn vốn của ngân hàng là 3.280.829 triệu đồng, tăng 712.831 triệu đồng tương ứng gia tăng 27,76% so với năm 2010. Tình hình tổng nguồn vốn 6 tháng đầu năm năm 2010 sang năm 2011 chuyển biến theo chiều hướng gia tăng từ 2.032.092 triệu đồng tăng lên 2.567.998 triệu đồng với tỷ lệ gia tăng là 26,37% tương ứng tăng 535.906 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2012 tổng nguồn của ngân hàng gia tăng thêm 712.831 triệu đồng tương ứng 27,76% đạt 3.280.929 triệu đồng vào cuối quý II/2012. Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng đều tăng trưởng tương đối cao trong 6 tháng đầu năm 2010 – 2012. Dưới đây là những biểu hiện về tình hình nguồn vốn của Ngân hàng thơng qua Bảng 3 và Bảng 4.
Bảng 3: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2009 – 2011) ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 DANH MỤC 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 727.332 1.024.342 1.422.786 297.010 40,84% 398.444 38,90% Vốn điều hòa 1.304.760 1.543.656 1.858.043 238.896 18,31% 314.387 20,37% Tổng nguồn vốn 2.032.092 2.567.998 3.280.829 535.906 26,37% 712.831 27,76%
(Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2009, 2010, 2011)
Bảng 4: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM (2010 – 2012) ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 DANH MỤC 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 798.642 1.154.375 1.729.324 355.733 44,54% 574.949 49,81% Vốn điều hòa 1.457.856 1.694.320 1.785.645 236.464 16,22% 91.325 5,39% Tổng nguồn vốn 2.256.498 2.848.695 3.514.969 592.197 26,24% 666.274 23,39%
(Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2010, 2011, 2012)
Nguồn vốn huy động
Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại, thực chất đó là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hồn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012. Từ 727.332 triều đồng (năm 2009) tăng lên 1.024.342 triệu đồng (năm 2010) mức tăng tương ứng 40,84% và 1.422.786 triệu đồng (năm 2011) tăng 398.444 triệu đồng tương đương 38,90% so với năm 2010. Và 798.642 triệu đồng là kết quả vốn huy động ở 6 tháng đầu năm 2010 tăng thành 1.154.375 triệu đồng (quý II/2011) đạt 44,54% vào cuối tháng 6 năm 2012 con số này là 1.729.329 triệu đồng tăng 574.949 triệu đồng tương ứng 49,81% so với cùng kỳ năm 2011. Điều đó cho thấy cơng tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả tốt, thu hút được nhiều nguồn vốn tại chỗ với chi phí thấp. Nguyên nhân cho sự tăng trưởng liên tục của nguồn vốn huy động do Ban Giám đốc và các bộ phận tham mưu của ngân hàng đã rất linh hoạt, năng động trong điều hành kinh doanh để vượt qua những thách thức và tạo được sự tăng trưởng ổn định, bền vững. Ngân hàng đã áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp từng giai đoạn, đồng thời triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn, tích cực
tuyên truyền quảng cáo tiếp thị, triển khai nhiều tiện ích hỗ trợ huy động vốn. Cụ thể từ đầu năm 2012 đã quán triệt tư tưởng đến từng cán bộ công nhân viên và lên kế hoạch vận động tiền gửi trong đó chú ý đến các dự án đền bù giải tỏa của Tỉnh. Mặt khác, lãi suất huy động giữa các ngân hàng trên địa bàn tương đồng nhau nên khách hàng ưu tiên gửi Ngân hàng Công thương là ngân hàng TMCP nhà nước lâu đời và uy tín trong Tỉnh.
Nguồn vốn điều hịa
Nguồn vốn điều hịa là nguồn vốn từ ngân hàng hội sở chuyển xuống với chi phí cao hơn chi phí huy động tại chỗ do nguồn này được hình thành khi các chi nhánh huy động dư thừa chuyển về hội sở để cho các chi nhánh huy động thiếu vay lại. Nguồn vốn này tại chi nhánh Đồng Tháp cũng tăng từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012, nhưng có thể thấy tăng nhẹ qua các năm. Năm 2009 vốn điều hòa của ngân hàng đạt 1.304.760 triệu đồng sang năm 2010 tăng lên 238.896 triệu đồng đạt 1.543.656 triệu đồng với mức tăng tương ứng 18,31%. Sang năm 2011 vốn điều hòa của Ngân hàng lại tăng thêm một khoảng là 314.387 triệu đồng tương ứng 13,89% thành 1.858.043 triệu đồng ở cuối năm 2011. Sáu tháng đầu năm của ngân hàng về vốn điều hòa đạt 1.457.856 triệu đồng (quý II/2010) tăng thành 1.694.320 triệu đồng (quý II/2011) và ở quý II năm 2012 con số này tăng lên thành 1.785.464 triệu đồng. Nguồn vốn điều hòa chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và có xu hướng tăng từ năm 2009 – 6 tháng đầu năm 2012. Bên cạnh đó cả vốn điều hịa và vốn huy động của ngân hàng đều tăng qua các năm điều này cho thấy nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tề trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp là rất cao. Nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì khơng đáp ứng hết nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn, chính vì thế phải cần một phần vốn vay từ Ngân hàng cấp trên. Điều này cũng cho thấy rõ hơn vì sao chi phí của Ngân hàng tăng là do vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên sẽ có lãi suất cao hơn.
4.2. PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoản thời gian nhất định. Trong những năm qua,
doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng qua các năm với tốc độ bình quân trên 15% mỗi năm. Nguyên nhân một phần do nhu cầu sử dụng vốn của người dân tăng cao nhằm phục vụ mở rộng sản xuất, kinh doanh. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa là do mức lãi suất huy động vốn trong năm 2010 và 2011 rất hấp dẫn nên thu hút một lượng lớn tiền gửi tiết kiệm đã chảy vào ngân hàng. Khi đó thì ngân hàng phải cố gắng giải ngân số vốn này chủ yếu là cho hoạt động tín dụng nhằm có được lợi nhuận để trả lãi tiền gửi cho khách hàng và mang về mức lợi nhuận tương đối cho ngân hàng.
4.2.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng