MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp - svth chế thị thu thảo (Trang 76)

3.1.1 .Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp

4.6. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA

 Đối với thành phần kinh tế hộ cá thể

Phần nợ xấu của kinh tế cá thể tăng trong năm 2010, cụ thể tăng lên 825 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011. nợ xấu tăng mạnh lên 3.904 triệu đồng, tức tăng 3.079 triệu đồng tương đương tăng 372,21% so với năm 2010. Tình hình sáu tháng năm 2010 đạt 565 triệu đồng, sang năm 2011 tăng lên thành 1.270 triệu đồng tức tăng lên 124,78% so với năm 2010. Năm 2012 tình hình nợ xấu đạt 2.248 triệu đồng tăng 978 triệu đồng so với năm 2012 tức tăng 77,01%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn nên thành phần kinh tế này khơng có khả năng trả nợ đúng hạn nên nợ xấu tăng mạnh và do nợ q hạn năm trước chuyển sang.

Tóm lại, tình hình nợ xấu của các ngành kinh tế và thành phần kinh tế đều có xu hướng tăng, nhưng nhìn chung thì nợ xấu của Ngân hàng trong những năm qua vẫn thấp, vẫn còn nằm trong ngưỡng cho phép của nhà nước. Nhưng vẫn cần Ngân hàng phải nổ lực phát huy hơn nữa tư khâu thẩm định khách hàng cho vay đến cơng tác thu hồi nợ, để hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả hơn.

4.6. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂNHÀNG HÀNG

Trong phần trên đã phân tích thực trạng tín dụng tại ngân hàng, qua đó cũng cho thấy đơi nét về hoạt động tín dụng tại ngân hàng diễn ra như thế nào. Và để thấy rõ tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua và có những đánh giá tương đối chính xác trong hoạt động tín dụng, thì cần phải dựa trên một số chỉ tiêu tài chính để đánh giá. Từ đó, có thể nhận thấy năng lực và hiệu quả của ngân hàng trong việc quản lý tín dụng.

Ngồi việc phân tích các chỉ tiêu như nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu và để hiểu rõ hơn hoạt động tín dụng của chi nhánh ta phân tích các chỉ tiêu sau được trình bày dưới Bảng 25 và 26 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng Vietinbank Đồng Tháp trong giai đoạn 2009 – 2011 và trong giai đoạn 2010 – 2012.

BẢNG 25: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DỤNG TẠI NH VIETINBANK ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Khoản mục ĐVT 2009 2010 2011

1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 2.032.092 2.567.998 3.280.829 2. Vốn huy động Triệu đồng 727.332 1.024.342 1.422.786 3. Doanh số cho vay Triệu đồng 4.030.425 4.670.681 6.551.126 4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 3.861.820 4.174.598 5.852.469 5. Dư nợ Triệu đồng 1.353.726 1.849.809 2.548.467 6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 1.269.424 1.601.768 2.199.138 7. Nợ xấu Triệu đồng 2.436 2.404 7.644

Dư nợ/tổng nguồn vốn (5)/(1) % 66,62 72,03 77,68

Dư nợ/vốn huy động (5)/(2) Lần 1,86 1,81 1,79

DS thu nợ/DS cho vay (4)/(3) % 95,82 89,38 89,34

Nợ xấu/Dư nợ (7)/(5) % 0,18 0,13 0,30

Vịng quay vốn tín dụng(4)/(6) Vịng 3,04 2,61 2,66

BẢNG 26: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DỤNG TẠI NH VIETINBANK ĐỒNG THÁP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 – 2012

Khoản mục ĐVT 2010 2011 2012

1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 2.256.498 2.848.695 3.514.969 2. Vốn huy động Triệu đồng 798.642 1.154.375 1.729.324 3. Doanh số cho vay Triệu đồng 2.049.164 2.835.403 3.722.196 4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.825.294 2.496.920 3.196.806 5. Dư nợ Triệu đồng 1.488.479 1.826.962 2.352.352 6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 1.376.544 1.657.720 2.089.657 7. Nợ xấu Triệu đồng 1.625 3.236 5.520

Dư nợ/tổng nguồn vốn (5)/(1) % 65,96 64,13 66,92

Dư nợ/vốn huy động (5)/(2) Lần 1,86 1,58 1,36

DS thu nợ/DS cho vay (4)/(3) % 89,08 88,06 85,88

Nợ xấu/Dư nợ (7)/(5) % 0,11 0,18 0,23

Vịng quay vốn tín dụng(4)/(6) Vịng 1,33 1,51 1,53

4.6.1. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng huy động vốn của Ngân hàng càng thấp, còn quá nhỏ cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng không tốt. Ta thấy chỉ tiêu này tăng giảm qua các năm, cụ thể như sau: năm 2009 là 66,62%, năm 2010 tăng lên thành 72,03%, sang năm 2011 con số này đạt 77,68%. Tình hình 6 tháng đầu năm của Ngân hàng năm 2010 đạt 65,96%, năm 2011 giảm xuống còn 64,13%, năm 2012 tăng lên 66,92%. Các chỉ tiêu qua các năm đạt trên 60%, không vượt quá 100% cho thấy Ngân hàng đã sử dụng vốn có hiệu quả. Điều này chứng tỏ lượng khách hàng đến giao dịch với Chi nhánh rất ổn định và nguồn vốn của NH sử dụng triệt để.

4.6.2. Tổng dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định kết quả đầu tư của 1 đồng huy động vốn và quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cũng như khả năng tự lực kinh doanh của ngân hàng đối với khoản đi vay để cho vay. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy việc sử dụng vốn huy động của ngân hàng khơng có hiệu quả.

Qua bảng số liệu trên, cho thấy cứ 1 đồng vốn huy động được thì sử dụng hết 1,86 đồng dư nợ (năm 2009). Năm 2010 thì trong 1,81 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động. Trong năm 2011 thì trong 1,79 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động. Do Ngân hàng có chủ trương trong việc khuyến mãi và quảng bá phát hành thẻ, cộng thêm nhiều dịch vụ khác và sự nhiệt tình của cán bộ cơng nhân viên nên người dân gửi tiền nhiều hơn. Tình hình 6 tháng đầu năm của Ngân hàng 1,86 đồng dư nợ trên 1 đồng vốn (2010) và giảm xuống còn 1,36 đồng dư nợ trên 1 đồng vốn (2012). Nhìn chung dư nợ qua các năm ln tăng, nhưng tỉ lệ dư nợ trên vốn huy động qua các năm ln giảm, qua đó cho thấy việc huy động vốn tại ngân hàng rất tốt đủ khả năng cung cấp tiền cho hoạt động tín dụng giải ngân. Nhưng bên cạnh đó việc tỉ số này giảm mạnh xuống cịn 1,36 ở 6 tháng đầu năm 2011, thì ngân hàng cần phải cố gắng mở rộng hoạt động tín dụng để cân bằng giữa huy động vốn và cho vay. Qua đó ngân hàng có thể đạt lợi nhuận cao nhất có thể.

4.6.3. Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ là thương số của doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Phản ánh kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu được trong thời kỳ nhất định từ một đồng của doanh số cho vay. Qua kết quả của 2 bảng trên ta thấy hệ số thu nợ tại ngân hàng liên tục giảm trong thời gian qua. Từ mức 95,82% năm 2009 giảm xuống 85,88% 6 tháng đầu năm 2012. Hệ số thu nợ cao do các món vay chủ yếu của chi nhánh trong thời gian này là ngắn hạn nên các món vay này đáo hạn trong năm, hơn nữa chi nhánh đã lựa chọn tốt từ khâu lựa chọn khách hàng đến xét duyệt cho vay và thu hồi nợ khi đến hạn. Trong thời gian tới (6 tháng cuối năm 2012) hệ số thu nợ tại ngân hàng sẽ dần cải thiện và tăng trở lại. Nguyên nhân trong năm 2012 lãi suất huy động vốn và cho vay đang được ngân hàng nhà nước điều chỉnh giảm đỉnh điểm từ 11/6/2012 sau khi lãi suất huy động vốn ngắn hạn còn 9%/năm, tại NH Vietinbank Đồng Tháp, cho vay ngắn hạn nông nghiệp và kinh tế tổng hợp lãi suất 13%/năm, cho vay kinh doanh tiêu dùng 15,5%/năm rất thấp so với trước. Đại bộ phận khách hàng đã đến trả khoản vay cũ và vay lại khoản vay mới để được lãi suất thấp hơn. Nhưng đó sẽ là hiện tượng hệ số thu nợ tăng giả tạo không phản ứng thật chất công tác thu nợ của ngân hàng và bản chất của hoạt động tín dụng trong thời gian qua.

4.6.4. Hệ số dự phịng rủi ro tín dụng

Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất về tỷ lệ rủi ro phát sinh trong các món vau của chi nhánh, nó thể hiện khả năng mà vốn đầu tư của chi nhánh không thu hồi đúng hạn hoặc có khả năng mất vốn. Theo thơng tư 13/2010/TT-NHNN Tổ chức tín dụng chấp hành đầy đủ các quy định khác về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở xuống. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tăng nhẹ qua các năm. Hệ số rủi ro trong năm 2009 là 0,18%, sang năm 2010 là 0,2% khi sang năm 2011 tình trạng rủi ro tăng lên 0,3%. Tương đương vậy giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010 – 2012 cũng tăng từ 0,11% thành 0,23%. Tuy nhiên mức rủi ro vẫn nằm trong mức an tồn cho phép của Nhà nước. Có được kết quả như vậy là do sự nổ lực rất lớn của Ngân hàng. Từ ban giám đốc đến phịng tín dụng ln giữ

lòng tin cho khách hàng và không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của ngành.

4.6.5. Vịng quay vốn tín dụng

Vịng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, và thể hiện thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm của một ngân hàng. Trong các năm qua, vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng ln lớn hơn một. Ngun nhân,vì hoạt động tín dụng chính tại ngân hàng là cho vay ngắn hạn, tỉ trọng trên 90%, còn cho vay trung dài hạn chiếm tỉ trọng rất thấp. Vì thế vịng quay vốn tín dụng mới như vậy.

Vịng quay vốn tín dụng đang có xu hướng giảm, thể hiện rõ qua việc giảm liên tục qua các năm. Đỉnh điểm vào 6 tháng đầu năm 2011 là 1,39 vòng quay này đạt vịng, thấp nhất trong các năm, ngun nhân là vì nợ xấu ngân hàng tăng mạnh trong năm. Măc dù, trong năm đó, doanh số cho vay trung và dài hạn đã giảm so với trước. Bên cạnh đó, cũng do sự mở rộng qui mơ tín dụng trong những năm trước nên dư nợ thời gian sau luôn tăng. Tất cả các điều đó đã góp phần làm giảm tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tại ngân hàng và thời gian thu hồi nợ của ngân hàng đã thấp hơn so với trước. Do đặc thù tại ngân hàng là cho vay ngắn hạn là chính. Thế nên để hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt hơn, đòi hỏi ngân hàng cần có những biện pháp nâng cao công tác thu hồi nợ, đồng thời hạn chế cho vay những mục đích, đối tượng kém hiệu quả nhằm làm vịng quay vốn tín dụng tăng trở lại. Tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng. Và trong năm 2011 vịng quay vốn tín dụng giảm là do kinh tế không ổn định, nhiểu doanh nghiệp phá sản nên đã làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng làm cho vịng quay tín dụng giảm.

Chương 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG TMCP CTVN CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 5.1. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TỪ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

Phần lớn thu nhập của Ngân hàng về hoạt động tín dụng là tín dụng ngắn hạn, tuy nhiên bản thân nó cũng chứa đựng những rủi ro khơng thể trách khỏi. Do đó, cần phải hiểu rõ nguyên nhân ảnh hưởng, để có những biện pháp tích cực hơn.

5.1.1. Ngun nhân do khách hàng

Sử dụng vốn sai mục đích:Đây là vấn đề chủ quan của khách hàng như tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn vay so với hợp đồng, do đó cơng tác theo dõi của cán bộ tín dụng gặp khơng ít khó khăn.

 Thơng tin khách hàng thiếu hoặc khơng chính xác: Do cần vốn để phục vụ kinh doanh nên một số khách hàng cung cấp những thông tin thiếu hoặc không trung thực để Ngân hàng thấy được mình làm ăn có hiệu quả để được vay vốn nhanh và cao hơn.

5.1.2. Nguyên nhân do Ngân hàng

- Mặc dù tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức độ cao trong nhiều năm gần đây, tuy nhiên thu nhập bình qn đầu người vẫn cịn thấp, tiết kiệm có phần cịn khiêm tốn, một phần nữa là do quan điểm của người dân không an tâm về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Về các doanh nghiệp thì vốn kinh doanh chủ yếu là vốn vay, nhu cầu đầu tư cao, nên thu nhập, khả năng tích lũy thấp.

- Sự cạnh tranh về thị trường vốn của Ngân hàng ngày càng cao với các tổ chức như: bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm bưu điện,…

- Quá trình xem xét, thẩm định, theo dõi khách hàng chưa thật sự chặt chẽ.

- Việc cho vay còn tập trung vào một ngành hàng, hay một nhóm khách hàng có liên quan như: chế biến thủy sản, công nghiệp chế biến,…

- Chưa khai thác tốt thông tin từ khách hàng, cho vay không đúng chu kỳ kinh doanh.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP

5.2.1. Giải pháp huy động vốn

Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì nguồn vốn để hoạt động và đáp ứng nhu cầu cho vay nền kinh tế nó địi hỏi ngân hàng phải có nguồn vốn đủ mạnh. Thế nhưng vấn đề đặt ra là nguồn vốn Ngân hàng có được từ nguồn nao? Vốn tự có, vốn huy động hay vốn vay từ cấp trên và các tổ chức tín dụng khác? Ta thấy nếu chỉ có vốn tự có thì chắc chắn sẽ khơng đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay ngày càng tăng của nền kinh tế, còn nếu sử dụng vốn điều chuyển hay vốn vay của các tổ chức tín dụng khác thì lãi suất sẽ cao và việc điều động vốn không như mong muốn; do vậy chỉ có vốn huy động là nguồn vốn tốt nhất để ngân hàng hoạt động. Nếu ngân hàng tổ chức thực hiện tốt cơng tác huy động vốn thì khơng những mở rộng được hoạt động cho vay, tăng thêm vốn đầu tư cho nền kinh tế mà còn đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Và với Ngân hàng Vietinbank Đồng Tháp cũng không ngoại lệ, sau đây là một số giải pháp để tăng trưởng nguồn vốn huy động:

- Niềm tin của Ngân hàng đối với khách hàng là hàng đầu, bởi vì lịng tin là một trong những điều kiện để Ngân hàng hoạt động ổn định và hiệu quả. Tạo lòng tin nơi khách hàng là một biện pháp tổng hợp nhiều khía cạnh, và một số biện pháp điển hình như:

+ Phong cách phục vụ và trình độ nhân viên: Phong cách phục vụ là yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp vào tâm lý khách hàng khi tiếp xúc trực tiếp với cán bộ nhân viên, họ là cầu nối giữa Ngân hàng và khách hàng. Vì thế, Ngân hàng phải thường xuyên có lớp huấn luyện nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như tạo điều kiện cho họ có sự nâng cao kiến thức.

+ Cơ sở vất chất và quy mô hoạt động: là một trong những cơ sở vững vàng nhất để tạo niềm tin nơi khách hàng, nhất là vấn đề huy động tiền gửi. Trước mắt Ngân hàng nên đầu tư trang bị cơ sở vật chất cho trụ sở làm việc của Ngân hàng thêm tiện nghi, trang trí thẩm mĩ, sắp xếp cơng việc một cách khoa học. Như thế sẽ tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng.

+ Độ an toàn: là yếu tố mà khách hàng rất quan tâm khi họ quyết định gửi tiền vào Ngân hàng. Vỉ ngồi lãi suất cao Ngân hàng cịn phải chú trọng đến độ an tồn của khách hàng. Có thể khách hàng ưa chuộng mức lãi suất vừa phải mà độ an toàn vốn cao hơn là lãi suất cao mà khơng an tồn. Vì họ nghĩ ứng với một khoản lợi tức đều kéo theo một rủi ro, lợi tức càng cao rủi ro càng nhiều. Do đó Ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của mình đây là một biện pháp cơ bản để lơi cuốn khách hàng đặc biệt là khách hàng tiền gửi thanh toàn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp - svth chế thị thu thảo (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)