Dư nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp - svth chế thị thu thảo (Trang 64 - 67)

3.1.1 .Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp

4.4. PHÂN TÍCH DƯ NỢ

4.4.2. Dư nợ theo ngành kinh tế

Các hoạt động thẩm định  phát vay  thu nợ là các giai đoạn của quá trình

hoạt động tín dụng và nó có quan hệ mật thiết với nhau, khơng thể có cái này mà thiếu cái kia và ngược lại, cho vay khó thực hiện được nếu cơng tác thu nợ bị đình trệ, nếu dư nợ cao gần bằng doanh số cho vay thì ngân hàng sẽ khơng đủ tiền phát vay cho chu kỳ tiếp theo, hay nói cách khác vịng quay vốn tín dụng sẽ bị chậm lại, có thể gây ra sự tắc nghẽn trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng. Vì vậy, dư nợ tín dụng phản ánh một cách thực tế và chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng, về tình hình cho vay, thu nợ đạt kết quả như thế nào trong một hoạt động tín dụng. Dư nợ cho vay cịn phản ánh mức đầu tư vốn của Ngân hàng vào hoạt động tín dụng và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận của một Ngân hàng.

Thương mại – Dịch vụ: Trong thời gian trước, dư nợ của ngành thương mại dịch vụ hầu như là nhỏ nhất trong tất cả các ngành. Cho đến giai đoạn gần đây, hoạt động thương mại dịch vụ rất phát triển trên địa bàn TP.Cao Lãnh, do đó tỷ trọng của ngành có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành kinh tế. Năm 2010 dư nợ ngành đạt 847.219 triệu đồng tăng 261.477 triệu đồng tương đương 44,64% so với năm 2009. Năm 2011 doanh số dư nợ của ngành tăng lên 633.023 triệu đồng tăng 74,72% so với năm 2010. Bảng 20 cho thấy doanh số dư nợ năm 2011 tăng 69,59% so với năm 2010, năm 2012 doanh số dư nợ của Ngân hàng đạt 1.399.010 triệu đồng tăng 19,86% so với cùng kỳ năm 2011.

Nông nghiệp: Dư nợ ngành nông nghiệp chiếm doanh số nhỏ trong tổng dư

nợ, do đặc thù của Ngân hàng là Công thương. Tuy nhiên dư nợ ngành này có tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2010 dư nợ đạt 515.620 triệu đồng tăng 110.590 triệu đồng tương đương 27,30% so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 dư nợ cho vay giảm 477.480 triệu đồng so với năm 2010. Dư nợ ngành này giảm mạnh là do doanh số cho vay và doanh số thu nợ ít chênh lệch về giá trị. Sáu tháng đầu năm 2011 đạt 29.910 triệu đồng giảm 375.302 triệu đồng tương ứng 92,62% so với năm

2010. Năm 2012 doanh số dư nợ của Ngân hàng là 25.071 tức so với năm 2011 giảm 16,18% .

Công nghiệp chế biến: TP.Cao Lãnh hiện nay có nhiều khu cơng nghiệp đã thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước thuê làm cơ sở sản xuất mà trong đó nhiều doanh nghiệp tạo điều kiện đến với các Khu công nghiệp với nhiều dự án. Hiện tại và tương lai TP.Cao Lãnh tiếp tục các chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu cơng nghiệp, nắm bắt được xu hướng phát triển của TP nên nhìn chung Ngân hàng đã có những chiến lược đầu tư vào ngành này.

Dư nợ của ngành công nghiệp chế biến chiếm doanh số cao trong các ngành trong tổng số dư nợ và doanh số dư nợ của ngành này luôn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010 dư nợ của Ngân hàng đạt 327.765 triệu đồng tăng 49,50% so với năm 2009. Năm 2011 dư nợ ngành tiếp tục tăng 398.217 triệu đồng hay tăng 121,5% so với cùng kỳ năm trước. Sáu tháng đầu năm 2010, dư nợ đạt 258.398 triệu đồng sang năm 2011 tăng lên thành 436.100 triệu đồng tương ứng 68,77%. Năm 2012 đạt 694.631 triệu đồng tương ứng tăng 258.531 triệu đồng tức 59,28% so với cùng kỳ năm 2011. Dư nợ tăng liên tục là do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng cao để tập trung sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, đẩy doanh số cho vay tăng mạnh trong khi doanh số thu nợ cũng tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn dẫn đến sự tăng cao của dư nợ vào các năm này.

Ngành khác: Dư nợ của ngành khác tăng qua các năm, cụ thể năm 2010 22.036 triệu đồng tăng 12.910 triệu đồng tương ứng 141,5% so với năm 2009, sang năm 2011 đạt 184.986 triệu đồng tăng rất cao 739,5% so với năm 2010. Sáu tháng đầu năm 2011 đạt 93.366 triệu đồng tăng 173,53%; năm 2012 tăng 13.972 triệu đồng tương ứng 14,96% so với cùng kỳ năm 2011. Nền kinh tế của Đồng Tháp đang ngày càng phát triển, nên một số ngành cũng hịa mình phát triển theo: vận tải, thơng tin liên lạc,… bên cạnh đó, mức sống của người dân ngày càng nâng cao, vì thế nhu cầu về vốn của ngành này ngày càng cao nên ngân hàng đã chú trọng tập trung cho vay với đối tượng này nhiều hơn vì thế tốc độ tăng của dư nợ ngành này tăng rất cao qua các năm.

Bảng 19: DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %

TM – DV 585.742 43,27% 847.219 45,80% 1.480.242 58,08% 261.477 44,64 633.023 74,72 Nông nghiệp 405.030 29,92% 515.620 27,87% 38.140 1,50% 110.590 27,30 (477.480) (92,60) Công nghiệp CB 219.238 16,20% 327.765 17,72% 725.982 28,49% 108.527 49,50 398.217 121,5 Thủy sản 107.090 7,91% 107.555 5,82% 54.981 2,16% 465 0,43 (52.574) (48,88) Xây dựng 27.500 2,03% 29.614 1,60% 64.136 2,52% 2.114 7,69 34.522 116,6 Ngành khác 9.126 0,67% 22.036 1,19% 184.986 7,25% 12.910 141,5 162.950 739,5 Tổng 1.353.726 100,00% 1.849.809 100,00% 2.548.467 100,00% 496.083 36,65 698.658 37,77

(Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2009, 2010, 2011)

Bảng 20: DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch

2010 2011 2012

2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %

TM – DV 688.282 46,24% 1.167.234 63,89% 1.399.010 59,47% 478.952 69,59 231.776 19,86 Nông nghiệp 405.212 27,22% 29.910 1,64% 25.071 1,07% (375.302) (92,62) (4.839) (16,18) Công nghiệp CB 258.398 17,36% 436.100 23,87% 694.631 29,53% 177.702 68,77 258.531 59,28 Thủy sản 82.721 5,56% 42.091 2,30% 54.201 2,30% (40.630) (49,12) 12.110 28,77 Xây dựng 19.732 1,33% 58.261 3,19% 72.101 3,07% 38.529 195,26 13.840 23,76 Ngành khác 34.134 2,29% 93.366 5,11% 107.338 4,56% 59.232 173,53 13.972 14,96 Tổng 1.488.479 100,00% 1.826.962 100,00% 2.352.352 100,00% 338.483 22,74 525.390 28,76

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp - svth chế thị thu thảo (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)