Kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới về thời hạn tạm giam

Một phần của tài liệu Thời hạn tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 26 - 35)

1.4. Kinh nghiệm lịch sử lập pháp Việt Nam và pháp luật một số nƣớc trên

1.4.2. Kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới về thời hạn tạm giam

1.4.2.1. Quy định về thời hạn tạm giam trong pháp luật tố tụng hình sự của Cộng hịa Liên bang Đức

Cộng hòa Liên bang Đức là một đất nước có truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa, cách đây trên 130 năm, nước Đức đã xây dựng và áp dụng mơ hình tố tụng thẩm vấn, xét hỏi. Trong lịch sử, Cộng hịa Liên bang Đức đã có nhiều cải cách thay đổi mơ hình TTHS, thử nghiệm mơ hình có bồi thẩm đồn, nhưng xét thấy khơng có hiệu quả nên mơ hình này đã khơng được áp dụng. Về cơ bản mơ hình TTHS Cộng hịa Liên bang Đức là mơ hình tố tụng thẩm vấn có kết hợp một số đặc điểm tranh tụng.

Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hịa Liên bang Đức23 là một bộ luật đồ sộ, quy

định các hoạt động, thủ tục, trình tự tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Đối với vấn đề tạm giam, BLTTHS Cộng hịa Liên bang Đức khơng quy định rõ biện pháp tạm giam sẽ được áp dụng ở giai đoạn nào, tuy nhiên căn cứ vào Điều 112, Điều 112a, Điều 113 của BLTTHS Cộng hòa Liên bang Đức thì có thể xác định biện pháp tạm giam có thể được áp dụng ở tất cả các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.

Về thời hạn tạm giam, BLTTHS Cộng hịa Liên bang Đức khơng xác định thời hạn tạm giam cụ thể mà chỉ quy định thời hạn tạm giam tối đa. Theo Điều 112a, Điều 121, Điều 122a BLTTHS Cộng hịa Liên bang Đức thì thời hạn tạm giam tối đa là sáu tháng hoặc có thể kéo dài hơn một năm nếu thuộc trường hợp bản án chưa được tuyên, quyết định hình phạt tù hoặc hình phạt cải tạo khơng giam giữ; có khó khăn đặc biệt kéo dài bất thường việc điều tra hoặc vì một số lý do quan trọng khác ngăn cản việc tuyên án và bị bắt theo các căn cứ đã thực hiện một tội

23

Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hịa Liên bang Đức được cơng bố vào ngày 7 tháng 4 năm 1987 (Công báo Luật Liên bang I, trang 1074, 1319), được sửa đổi lần cuối bởi Điều 3 của Đạo luật ngày 11/07/2019 (Công báo Luật Liên bang I, trang 1066), Bản tiếng Anh - Bản dịch gốc của Brian Duffett và Monika Ebinger, được cập nhật bởi Kathleen Müller-Rostin và Iyamide Mahdi, https://www.gesetze-im-internet.de/englisch_stpo/, truy cập 04/03/2020.

phạm hoặc đã nhiều lần hoặc tiếp tục thực hiện một tội phạm đã xâm hại nghiêm trọng trật tự pháp luật hoặc có khả năng trước khi có bản án kết tội, người đó sẽ thực hiện tiếp những tội phạm nghiêm trọng tương tự hoặc tiếp tục hành vi phạm tội, nếu việc tạm giam là cần thiết để ngăn ngừa sự nguy hiểm sắp xảy ra và trong những trường hợp quy định tại số 2 Điều 112a BLTTHS Cộng hịa Liên bang Đức, hình phạt trên một năm tù dự kiến sẽ được áp dụng.

Để có cơ cở tính tốn thời hạn tạm giam, BLTTHS Cộng hịa Liên bang Đức cũng đã có quy định về cách tính thời hạn, theo đó nếu thời hạn được xác định theo ngày thì ngày bắt đầu thời hạn hay sự kiện bắt đầu thời hạn sẽ khơng được tính (Điều 42). Nếu thời hạn được xác định theo tuần hoặc tháng thì thời hạn sẽ hết vào cuối ngày của tuần cuối cùng hoặc tháng cuối cùng, có tên hoặc số tương ứng với ngày bắt đầu thời hạn; khi tháng cuối cùng khơng có ngày trùng thì thời hạn sẽ hết vào cuối ngày cuối cùng của tháng đó. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn rơi vào ngày chủ Nhật, ngày nghỉ lễ hoặc ngày thứ bảy thì thời hạn sẽ hết vào cuối ngày làm việc tiếp theo (Điều 43).

Khác với BLTTHS Việt Nam, BLTTHS Cộng hịa Liên bang Đức khơng quy định thời hạn điều tra, truy tố, xét xử mà chỉ quy định các loại thời hạn tố tụng liên quan đến quyền tự do của con người. Các loại thời hạn tố tụng này được BLTTHS Cộng hòa Liên bang Đức quy định rất ngắn, chẳng hạn như: Thời hạn tạm giữ là 01 ngày, hạn chế việc gia hạn thời hạn tạm giữ, chỉ gia hạn thời hạn tạm giữ đối với những người bị nghi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.

Đối với thời hạn tạm giam, BLTTHS Cộng hòa Liên bang Đức và BLTTHS Việt Nam đều quy định thời hạn tạm giam có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn tố tụng. Tuy nhiên, BLTTHS Việt Nam xác định thời hạn tạm giam dài hay ngắn phụ thuộc vào loại tội phạm, cịn BLTTHS Cộng hịa Liên bang Đức thì phụ thuộc chủ yếu vào căn cứ bắt quy định tại Điều 112a BLTTHS Cộng hòa Liên bang Đức. Đây cũng chính là mặt hạn chế đối với quy định thời hạn tạm giam trong luật TTHS Liên bang Đức, khi chỉ chủ yếu dựa vào nguy cơ tội phạm bỏ trốn để quyết định.

1.4.2.2. Quy định về thời hạn tạm giam trong pháp luật tố tụng hình sự của Liên bang Nga

Mơ hình tố tụng hình sự Liên Bang Nga mang cả yếu tố tranh tụng và thẩm vấn, vì vậy khó có thể xác định được mô hình TTHS Liên Bang Nga là mơ hình

TTHS tranh tụng hay mơ hình TTHS thẩm vấn. BLTTHS Liên bang Nga24 đã quy định cụ thể căn cứ, thẩm quyền, hoạt động, thủ tục tố tụng khi giải quyết vụ án hình sự nhằm nâng cao tính hiệu quả của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực thi pháp luật cũng như đảm bảo các quyền tự do dân chủ của công dân. BLTTHS Liên Bang Nga dành riêng một chương (Chương 17 Mục VI) để quy định chung về thời hạn tố tụng. Trong đó có các điều luật quy định về cách tính thời hạn; việc chấp hành thời hạn và gia hạn thời hạn; phục hồi thời hạn….

Về hình thức giam thì BLTTHS Liên Bang Nga quy định có hai hình thức giam là: giam tại nhà và tạm giam. Khác với hình thức tạm giam, hình thức giam tại nhà là hạn chế tự do đi lại của người bị tình nghi, bị can, cũng như thực hiện kiểm sốt và áp đặt một số lệnh nghiêm cấm đối với người bị tình nghi và bị can ngay tại

nhà của họ25. Tuy nhiên, để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu so sánh với pháp

luật TTHS Việt Nam, trong phạm vị luận văn này chỉ đề cập đến hình thức tạm giam và cụ thể là khía cạnh thời hạn tạm giam.

Thời hạn tạm giam được BLTTHS Liên Bang Nga chia thành các giai đoạn như sau:

Giai đoạn điều tra: Trong giai đoạn này, thời hạn tạm giam được quy định

tại Điều 109 BLTTHS Liên bang Nga, theo đó thời hạn tạm giam không được quá 2 tháng26, và được gia hạn ba lần: lần thứ nhất, trong trường hợp không thể kết thúc điều tra trong vòng 2 tháng hoặc khơng có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì có thể gia hạn tạm giam đến 6 tháng; lần thứ hai, có thể gia hạn đến 12 tháng đối với những vụ án có tính chất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng sau khi được sự đồng ý của Thủ trưởng CQĐT dự thẩm hoặc Kiểm sát viên thuộc các chủ thể của Liên bang Nga hoặc của Kiểm sát viên VKSQS cấp tương đương; lần thứ ba, có thời hạn khơng được q 18 tháng, có thể được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt đối với bị can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do Thẩm phán Tòa án quy định tại Khoản 3 Điều 31 BLTTHS Liên bang Nga hoặc Thẩm phán TAQS cấp tương đương gia hạn theo đề nghị của Dự thẩm viên khi được sự đồng ý của Viện trưởng hoặc Phó viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga. Việc tiếp tục gia hạn là không được phép, bị can bị tạm giam phải được trả

24

Bộ luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga ngày 18 tháng 12 năm 2001 (được sửa đổi vào ngày 31 tháng 07 năm 2020), Bản tiếng Nga http://www.consultant.ru/document/cons_doc_LAW_34481/, truy cập 28/09/2020.

25

Khoản 1 Điều 107 BLTTHS Liên Bang Nga.

26

tự do ngay, trừ các trường hợp quy định tại Mục 1, Khoản 8, Điều 31 của

BLTTHS Liên bang Nga27.

Như vậy, trong giai đoạn điều tra, tổng thời hạn tạm giam (theo pháp luật TTHS Liên Bang Nga) có thể áp dụng với bị can là 36 tháng. Quy định này có điểm giống với quy định về thời hạn tạm giam để điều tra của pháp luật TTHS Việt Nam là tổng thời hạn tạm giam để điều tra ngắn hơn thời hạn điều tra. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra, quy định thời hạn tạm giam theo pháp luật TTHS Liên Bang Nga và pháp luật TTHS Việt Nam có những điểm khác nhau như sau:

Thứ nhất, thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra của pháp luật TTHS

Việt Nam là một khoảng thời gian xác định, còn theo pháp luật TTHS Liên bang Nga thì khoảng thời gian này không xác định được.

Thứ hai, BLTTHS Liên bang Nga quy định các trường hợp được tính ln

thời hạn tạm giam như: trong thời gian bắt buộc chữa bệnh ở cơ sở y tế hoặc cơ sở điều trị tâm thần theo quyết định của Tịa án28

hoặc trong thời gian người đó bị tạm giam trên lãnh thổ nước khác theo yêu cầu tương trợ tư pháp, yêu cầu dẫn độ một

người cho Liên bang Nga để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành án29

. BLTTHS Việt Nam vẫn chưa có các quy định về vấn đề này.

Giai đoạn truy tố: Theo quy định tại BLTTHS Việt Nam thì sau khi nhận hồ

sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam và thời hạn tạm giam trong giai đoạn này không được quá thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 240 BLTTHS Việt Nam. Quy định tại BLTTHS Liên bang Nga không cho phép Viện kiểm sát có quyền áp dụng biện pháp tạm giam mà chỉ được áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác30. Như vậy, trong giai đoạn truy tố, đây chính là điểm khác nhau giữa quy định thời hạn tạm giam trong pháp luật TTHS của Liên bang Nga và Việt Nam.

Giai đoạn xét xử: Trong giai đoạn này, pháp luật TTHS của Liên bang Nga và Việt Nam đều quy định Tịa án có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam. Theo đó, BLTTHS Việt Nam quy định rõ thời hạn áp dụng biện pháp tạm giam là bao lâu, còn BLTTHS Liên bang Nga thì khơng quy định thời hạn áp dụng biện pháp này.

27

Khoản 2, 3, 4 Điều 109 BLTTHS Liên Bang Nga.

28

Điểm 3 Khoản 10 Điều 109 BLTTHS Liên bang Nga.

29

Điểm 4 Khoản 10 Điều 109 BLTTHS Liên bang Nga.

30

Giống như BLTTHS Việt Nam hiện hành, BLTTHS Liên bang Nga quy định đầy đủ thời hạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên, BLTTHS Liên bang Nga quy định các thời hạn này rất ngắn, gắn với từng giai đoạn, từng hoạt động tố tụng cụ thể; quy định việc gia hạn rất chặt chẽ, đặc biệt là đối với thời hạn tạm giam gắn với loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất phức tạp mà khơng thể thay đổi, hủy bỏ biện pháp này.

1.4.2.3. Quy định về thời hạn tạm giam trong pháp luật tố tụng hình sự của Nhật Bản

Trước những cải cách chế độ tư pháp hình sự Nhật Bản, các chế định thời hạn TTHS đã được đổi mới hoàn thiện nhất định, nhằm đảm bảo tốt nhất quyền con người của công dân.

Về thời hạn tạm giam, BLTTHS Nhật Bản31 quy định: thời hạn tạm giam

là hai tháng kể từ ngày khởi tố vụ án, chỉ được gia hạn một lần với thời hạn là một tháng. Trường hợp thật cần thiết để tiếp tục thời hạn này, thì có thể gia hạn một lần với thời hạn một tháng với lý do xác đáng, ngoại trừ trường hợp bị cáo bị cáo buộc về một tội có thể bị tử hình, hoặc tù chung thân, tù khổ sai hoặc tù có thời hạn tối thiểu là hơn một năm; trường hợp bị cáo đã nhiều lần phạm tội có thể bị phạt tù khổ sai hoặc tù có thời hạn tối đa hơn ba năm; trường hợp có căn cứ hợp lý đủ để nghi ngờ là bị cáo có thể tiêu huỷ và che dấu chứng cứ; trường hợp không biết địa chỉ nơi ở của bị cáo thì có thể gia hạn nhiều lần nhưng mỗi lần có thời hạn là một tháng32. Bên cạnh đó, Điều 91 BLTTHS Nhật Bản quy định trường hợp tạm giam quá lâu thì người bị tạm giam, hoặc người bào chữa, đại diện pháp lý, người giám hộ, vợ hoặc chồng, họ hàng trực hệ, anh chị em của người bị tạm giam có thể yêu cầu hoặc theo thẩm quyền của Tòa án cho phép huỷ bỏ việc tạm giam hoặc ra quyết định cho phép bảo lãnh. Khác với BLTTHS Nhật Bản, BLTTHS Việt Nam chưa có quy định về vấn đề tạm giam như thế nào là lâu để có thể chuyển sang áp dụng hình thức ngăn chặn khác hoặc cho phép hủy bỏ biện pháp tạm giam.

31

BLTTHS Nhật Bản năm 1948, ngày thi hành 01/01/1949, sửa đổi lần cuối ngày 29/05/2020, bản tiếng Nhật, https://elaws.eov.go.jp/search/elawsSearch/elaws_search/lsg0500/detail?lawId=323AC0000000131&fbclid=Iw AR1fRXNQUmPJtoLZjLue7Mm3Wj8T8rizcQPdttBI93y1pZ2SctcJsEIb0Uw#236, truy cập ngày 18/09/2020.

32

Qua nghiên cứu pháp luật TTHS của một số quốc gia trên thế giới về thời hạn tạm giam, có thể rút ra một số kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc xây dựng quy định về thời hạn tạm giam như sau:

Thứ nhất, bắt buộc chữa bệnh là biện pháp cưỡng chế tư pháp hình sự do Tịa

án tùy theo giai đoạn tố tụng buộc người trong hoặc sau khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng trước khi xét xử hoặc đang chấp hành hình phạt mà mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. BLTTHS 2015 dành riêng chương XXX để quy định thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Khác với BLTTHS Việt Nam hiện hành, BLTTHS Liên bang Nga quy định thời gian bắt buộc chữa bệnh được tính vào thời hạn tạm giam ở các giai đoạn TTHS. Ví dụ: Điểm 3 Khoản 10 Điều 109 BLTTHS Liên bang Nga quy định thời hạn tạm giam cũng tính cả thời gian bắt buộc chữa bệnh ở cơ sở y tế hoặc tâm thẩn theo quyết định của Tịa án. Đây là quy định thể hiện tính nhân đạo trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giam nói riêng, nhằm đảm bảo lợi ích của người bị tạm giam cũng như bảo vệ tốt nhất quyền con người của họ. Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay thì việc học hỏi, tiếp thu các quy định tiến bộ của các nước là điều mà chúng ta nên tích cực thực hiện, theo đó cần quy định trừ thời gian bắt buộc chữa bệnh vào thời gian áp dụng biện pháp tạm giam trong các giai đoạn tố tụng.

Thứ hai, dẫn độ là quy chế pháp lý trong Luật quốc tế xuất hiện khá sớm khi

các quốc gia có nhu cầu chuyển giao tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người đó theo quy tắc, thủ tục được quy định trong Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia. Pháp luật quốc tế quy định vấn đề dẫn độ khá đầy đủ làm khuôn mẫu, định hướng để các quốc gia ký các Điều ước song phương và đa phương về dẫn độ. Các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về dẫn độ tội phạm chỉ đề cập đến khả năng áp dụng các biện pháp ngăn chặn khi cần thiết để đảm bảo cho việc dẫn độ chứ không quy định thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn trong trường hợp dẫn độ. Vì vậy, vấn đề đặt ra là khi

Một phần của tài liệu Thời hạn tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)