3.2. Những biện phám nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng thời hạn tạm giam
3.2.2. Các biện pháp khác
Thứ nhất, tăng cường năng lực pháp luật, ý thức pháp luật và nâng cao trách
nhiệm cá nhân của cán bộ áp dụng pháp luật.
Thực tiễn cho thấy, số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ có trách nhiệm chính trong việc áp dụng biện pháp tạm giam, cũng như thời hạn tạm giam
như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT; Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND; Chánh án, Phó Chánh án TAND, Thẩm phán vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhiệm vụ thực thi pháp luật. Trước tình hình đó, địi hỏi đội ngũ cán bộ trên phải đảm bảo trình độ chun mơn nghiệp vụ, chủ động trong cơng việc, nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng của mình trong các hoạt động TTHS, trở thành chỗ dựa vững chắc của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người.
Nhằm nâng cao năng lực, ý thức thức pháp luật và trách nhiệm cá nhân của đội ngũ cán bộ có quyền hạn, trách nhiệm trong việc vận dụng, áp dụng biện pháp tạm giam, cũng như quy định thời hạn tạm giam, trước hết, cần chú trọng vào công tác tuyển dụng để sàng lọc đội ngũ cán bộ có năng lực, trách nhiệm cá nhân và ý thức pháp luật. Cần có sự rà sốt năng lực của đội ngũ cán bộ tương ứng với vị trí cơng tác hiện tại. Nếu cán bộ không đáp ứng được yêu cầu trình độ, chuyên mơn nghiệp vụ của vị trí hiện tại thì cần đào tạo lại hoặc bố trí chức danh cơng việc khác phù hợp hơn. Đối với hình thức tuyển dụng nhân sự mới, cần thơng qua hình thức thi tuyển công khai theo các quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015…, nhằm đảm bảo cơng tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, công chức được cơng bằng, minh bạch.
Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn, thủ tục tuyển dụng, bổ nhiệm các chức danh như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán… cũng cần được chú trọng và hoàn thiện hơn, nhằm tuyển chọn được đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực phù hợp, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trong hoạt động TTHS và yêu cầu cải cách tư pháp như hiện nay. Chẳng hạn như, cần bổ sung thêm điều kiện về trình độ chun mơn tối thiểu là Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ luật học đối với chức danh Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán TAND tối cao.
Đồng thời, các tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng, bổ nhiệm phải thể hiện được phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị, trình độ, năng lực trên nhiều mặt và có sự phân hóa đối với từng cấp, từng vị trí cơng tác. Để có cơ sở đánh giá về phẩm chất đạo đức cũng như hướng dẫn hành vi đối với các chức danh tư pháp, cần phải xây dựng hệ thống quy tắc đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và kỷ luật công vụ. Đây cũng là kinh nghiệm được thực hiện ở nhiều nước, chẳng hạn ở Hoa Kỳ đã soạn thảo tiêu chuẩn về tư cách đạo đức hay Bộ luật về tư cách Thẩm phán, trong đó hướng dẫn về tư cách
đạo đức cho các Thẩm phán mới và những tiêu chuẩn đạo đức để đề cử các Thẩm phán. Cách thực hiện này, đã mang lại những kết quả rất khả quan nên cần tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc và vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam.
Song song đó, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện việc áp dụng các quy định về thời hạn tạm giam phải được tăng cường thường xuyên, nhằm đảm bảo đội ngũ này luôn thực hiện tốt yêu cầu nghiệp vụ, nắm bắt và áp dụng các quy định pháp luật một cách chính xác, khách quan, đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc cải cách tư pháp và hoàn thiện pháp luật hiện nay. Các cơ quan tiến hành tố tụng phải thường xuyên tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề áp dụng biện pháp tạm giam nói chung và thời hạn tạm giam nói riêng cho các cán bộ trực tiếp áp dụng các quy định về biện pháp tạm giam. Nội dung các chuyên đề bồi dưỡng cần thiết thực, sâu sát đối với việc áp dụng biện pháp tạm giam trong thực tiễn, giúp các cán bộ nắm chắc các quy định của pháp luật. Từ đó giảm thiểu các vi phạm quy định của pháp luật nói chung và quy định thời hạn tạm giam nói riêng, đảm bảo các chế độ giam giữ, khơng để bị can, bị cáo bỏ trốn, tự sát hay bạo lực trong trại giam… Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện để các cán bộ được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, các lớp cao học, tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học hay tổ chức các cuộc thi nhằm thu hút, động viên rèn luyện để nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ cũng như nâng cao trình độ pháp luật. Việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng hết sức cần thiết, nhằm theo kịp tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển như hiện nay. Từ đó giúp đội ngũ cán bộ bản lĩnh, tự tin hơn trong việc tiếp nhận và xử lý các loại án trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Định kỳ hàng tháng hay hàng quý, các cơ quan tiến hành tố tụng cần có những buổi họp, hội thảo, thảo luận để tiến hành tổng kết thực tiễn, chỉ ra những hạn chế, rút kinh nghiệm về việc áp dụng các quy định về thời hạn của các biện pháp ngăn chặn nói chung, cũng như thời hạn tạm giam nói riêng. Cần xây dựng kế hoạch báo cáo, quản lý công việc cụ thể để cá nhân mỗi cán bộ tư pháp tự nhận thức, rút kinh nghiệm cho bản thân, cũng như hạn chế tối đa những sai phạm có thể xảy ra. Sau nhiều lần tiến hành rút kinh nghiệm, các cơ quan có thẩm quyền sẽ có cơ sở để ban hành các quy định, hướng dẫn phù hợp hơn. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tư pháp, thì cần chú trọng làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, bảo đảm đội ngũ cán bộ giỏi về
chuyên môn, nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị, có đạo đức trong sáng và có tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân.
Hoàn thiện, nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho công việc của cán bộ tiến hành tố tụng là yếu tố khơng thể thiếu, nhất là tình hình tội phạm ở trong nước và quốc tế có xu hướng gia tăng về quy mơ và phạm vi hoạt động, tính chất cũng phức tạp hơn, người phạm tội đã sử dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào việc thực hiện tội phạm. Do đó, cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho các CQĐT, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp. Từng bước tiếp thu, vận dụng các thành tựu khoa học, công nghệ để phục vụ công tác tố tụng, nhằm phát hiện kịp thời, giải quyết nhanh chóng các vụ án hình sự. Nhờ đó cơng tác quản lý nhân sự cũng hiệu quả hơn, trình độ chun mơn cũng như kiến thức xã hội của đội ngũ cán bộ cũng được nâng cao. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm tăng kinh phí cho các cơ quan tư pháp, nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu cải cách tư pháp. Vì vậy, các cơ quan tư pháp phải chủ động dành một khoản kinh phí độc lập với tổng mức kinh phí khốn chi hằng năm, đủ để chi trả các khoản khác trong hoạt động tố tụng như kinh phí phục vụ hoạt động giám định tư pháp, kinh phí thường xun để cơng tác, kinh phí xác minh lý lịch bị can, kinh phí trả cho người bào chữa trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa, kinh phí cho xét xử lưu động các vụ án hình sự… Đây là điều kiện bảo đảm thực hiện tốt hoạt động tố tụng, khắc phục hiện tượng "đ n đẩy" trách nhiệm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, "trả hồ sơ" để cơ quan thụ lý thực hiện các hoạt động tố tụng trước đó phải chi trả kinh phí trưng cầu giám định lại hoặc giám định bổ sung.
Thứ hai, giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát nội bộ của các cơ quan tư pháp.
Trong nội bộ các cơ quan tư pháp, việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của thủ trưởng các đơn vị đối với hoạt động của cấp mình cũng như cấp dưới có vai trị rất quan trọng. Công tác này phải được thực hiện thường xuyên theo định kỳ, theo chương trình, kế hoạch hoặc đột xuất khi lãnh đạo cấp trên xét thấy cần thiết rà sốt, nhằm phát hiện và có biện pháp xử lý nghiêm đối với tập thể và cá nhân vi phạm thời hạn TTHS nói chung và thời hạn tạm giam nói riêng.
- Tăng cường cơng tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của Viện kiểm sát trong việc tuân thủ pháp luật đối với hoạt động tạm giam nói chung và thời hạn tạm giam
nói riêng. VKSND các cấp phải quản lý chặt chẽ đối với hoạt động tạm giam trong từng giai đoạn tố tụng cụ thể, kịp thời làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, đảm bảo hoạt động tạm giam phải theo lệnh của chủ thể có thẩm quyền, được áp dụng đúng đối tượng, đúng căn cứ, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. Khi phát hiện những sai phạm trong quá trình áp dụng biện pháp tạm giam, Viện kiểm sát cần nhanh chóng, kịp thời xử lý nghiêm và triệt để các chủ thể vi phạm. Về hình thức kiểm sát, cần đưa ra những chính sách, kế hoạch cụ thể, chú trọng hình thức kiểm tra định kỳ theo chuyên đề và thực hiện rút kinh nghiệm đối với các vi phạm trong quá trình vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tế.
- Giám sát của các cơ quan dân cử.
Thông qua hoạt động chất vấn, xem xét các báo cáo công tác của các cơ quan tư pháp tại các kỳ họp, Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với việc áp dụng các quy định TTHS nói chung và quy định thời hạn tạm giam nói riêng. Do vậy, hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội phải được tăng cường, ngày càng có chất lượng, hiệu quả. Trong trường hợp, các báo cáo của cơ quan tư pháp không đạt tiêu chuẩn, sai lệch thông tin, thông tin không đầy đủ, kịp thời thì đại biểu Quốc hội cần phê bình, làm rõ trách nhiệm ngay. Bên cạnh đó, đối với những người đứng đầu các cơ quan tư pháp được Quốc hội bầu hay phê chuẩn, Quốc hội phải sử dụng hiệu quả quyền bỏ phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu bất tín nhiệm để quản lý, từ đó có biện pháp chấn chỉnh ngay trong trường hợp có vi phạm xảy ra. Các đại biểu Quốc hội phải tăng cường tiếp xúc cử tri, thơng qua đó để tiếp thu nguyện vọng, bức xúc, kiến nghị của các cử tri, nhằm khắc phục những hạn chế và có biện pháp giải quyết, khắc phục cụ thể. Đối với Hội đồng nhân dân thì cần đổi mới phương thức giám sát, cải tiến cách thức làm việc, khắc phục tình trạng thụ động của Hội đồng nhân dân trong giám sát việc áp dụng quy định thời hạn tạm giam đối với bị can, bị cáo. Hội đồng nhân dân phải thể hiện rõ đây là cơ quan quyết nghị theo chế độ hội nghị, tranh luận, bàn thảo, sử dụng tốt các yếu tố thuận lợi do thiết chế dân chủ mang lại.
- Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. Cần phải tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đối với việc chấp hành thời hạn TTHS nói chung và thời hạn tạm giam nói riêng. Sự tham gia của Mặt trận và các tổ chức thành viên trong TTHS cũng là một hình thức thực hiện vai trị kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động TTHS. Vì vậy, các thành viên của Mặt trận như Hội luật gia các cấp phải tham gia tích cực
hơn vào quá trình giải quyết vụ án với các vai trò khác nhau như là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong các vụ án hình sự. Đồn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ phải tăng cường tham gia việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự là thanh niên, phụ nữ. Thông qua họat động kiểm tra, giám sát của mình đối với hoạt động TTHS, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cần chủ động phát hiện những sai phạm và kịp thời kiến nghị với chủ thể có thẩm quyền xem xét, giải quyết, góp phần thực hiện có hiệu quả hoạt động TTHS.
- Giám sát từ các cơ quan ngôn luận.
Thực trạng quá hạn tạm giam, áp dụng thời hạn tạm giam quá dài…vẫn diễn ra trong thực tế, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của người bị tạm giam, đó là “vết thương” khó có thể chữa lành được. Đây cũng là một trong những vấn đề mà cơ quan ngôn luận rất quan tâm. Bằng các phương tiện truyền thông khác nhau, những thông tin này đã có tác dụng lên án các hành vi vi phạm, góp phần bù đắp những mất mát về tinh thần mà người bị tạm giam đã phải gánh chịu. Chẳng hạn như, các cơ quan tư pháp thông qua các bài báo hay cổng thông tin điện tử để xin lỗi công khai việc vi phạm thời hạn tạm giam đối với bị can, bị cáo. Đồng thời, nhờ có hoạt động đưa tin của cơ quan ngôn luận mà các chủ thể tiến hành tố tụng tích cực xem xét, đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án, khắc phục việc vi phạm thời hạn tạm giam trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Do vậy, các cơ quan ngơn luận phải là chủ thể nhanh chóng, kịp thời phát hiện, đấu tranh với các tiêu cực, các vi phạm quy định thời hạn tạm giam, cũng như những nguy cơ và khả năng lạm quyền của chủ thể tiến hành tố tụng. Từ đó, xác định trách nhiệm pháp lý mà chủ thể vi phạm phải gánh chịu, nhằm răn đe, giáo dục để các chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện nghiêm túc, đúng đắn quy định thời hạn tạm giam. Bên cạnh đó, cơ quan ngơn luận cũng cần có những phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp khắc phục những thiếu sót, hạn chế, những vi phạm quy định thời hạn tạm giam trong thực tiễn. Mặt khác, cần tích cực biểu dương các chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc áp dụng quy định thời hạn tạm giam.
- Giám sát của người tham gia TTHS. Trong thực tiễn, phần lớn người tham gia tố tụng chưa tự nhận thức được các quyền tố tụng của mình trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Quyền giám sát việc áp dụng quy định thời hạn tạm giam cũng là một trong những quyền để người tham gia tố tụng bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của mình. Tuy nhiên, bản thân người tham gia tố tụng vẫn chưa nhận thức được quyền giám sát của mình đối với việc áp dụng quy định thời hạn tạm giam của chủ thể tiến hành tố tụng, nên hoạt động tố tụng vẫn chưa thực sự minh bạch, hiệu quả, quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng vẫn chưa được đảm bảo. Vì vậy, cần nâng cao ý thức pháp luật, sự tự nhận thức của người tham gia tố tụng trong việc sử dụng các quyền năng pháp lý của mình. Đồng thời, phải tạo ra cơ chế dân chủ hơn, thiết thực hơn để người tham gia tố tụng phát huy vai trị, tính tích cực,