Những hạn chế của việc áp dụng quy định thời hạn tạm giam theo luật tố

Một phần của tài liệu Thời hạn tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 58 - 70)

3.1. Thực tiễn áp dụng quy định thời hạn tạm giam

3.1.2. Những hạn chế của việc áp dụng quy định thời hạn tạm giam theo luật tố

tố tụng hình sự Việt Nam và nguyên nhân

3.1.2.1. Những hạn chế của việc áp dụng quy định thời hạn tạm giam theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

Bên cạnh một số kết quả đạt được khi áp dụng các quy định về thời hạn tạm giam, thực tiễn áp dụng các quy định về thời hạn tạm giam còn bộc lộ khơng ít những tồn tại, hạn chế:

- Thứ nhất, tình trạng quá hạn tạm giam

BLTTHS 2015 đã quy định giới hạn thời hạn tạm giam trong một khoảng thời gian nhất định được xác định cụ thể trong từng giai đoạn tố tụng để chủ thể tiến hành tố tụng áp dụng với người bị tạm giam. Ví dụ như thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội ít nghiêm trọng là khơng quá hai tháng, thời hạn tạm giam để truy tố đối với tội ít nghiêm trọng là khơng quá 20 ngày… Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người tạm giam phải được trả tự do ngay, nếu họ không bị giam về một hành vi vi phạm pháp luật khác. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến

hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác52. Tức là, khi hết thời hạn tạm giam,

người có thẩm quyền phải chấm dứt việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo và theo đó những quyền mà họ bị ràng buộc, bị hạn chế do việc tạm giam cũng được khơi phục. Tuy nhiên, tình trạng quá hạn tạm giam vẫn xảy ra trên thực tế, đặc biệt là ở giai đoạn điều tra đối với một số vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, có nhiều bị can, khi đã hết thời hạn tạm giam nhưng bị can vẫn bị tạm giam để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể tiến hành tố tụng hồn thành q trình điều tra. Điều này đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam.

Tình trạng quá hạn tạm giam có nhiều nguyên nhân: Do chủ thể có thẩm quyền khơng khẩn trương giải quyết vụ án trong thời hạn luật định; các cơ quan, cá

52Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2016), Công văn 2307/VKSTC-V8 của VKSND tối cao ngày 16/06/2016 về

nhân có thẩm quyền chậm gửi các lệnh, quyết định tạm giam; vụ án phức tạp, cần nhiều thời gian để giải quyết nhưng khi đã hết thời hạn tạm giam, cơ quan tiến hành tố tụng không trả tự do cho bị can, bị cáo; đã hết thời hạn tạm giam, có thể gia hạn thời hạn tạm giam nhưng cơ quan tiến hành tố tụng không gia hạn, trong khi bị can, bị cáo vẫn bị giam; không trừ đi thời hạn tạm giữ mà bị can đã bị tạm giữ trước đó; khi đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án nhưng biện pháp tạm giam không được hủy bỏ đối với bị can, bị cáo…

Trong những năm 2015-2019, tình trạng bị can, bị cáo bị giam quá thời hạn vẫn là vấn đề đáng quan tâm, đòi hỏi các cơ quan, người tiến hành tố tụng phải nhìn nhận và rút kinh nghiệm để giảm thiểu tối đa nhất tình trạng này.

Từ năm 2015-2019, tình trạng quá hạn tạm giam bị can, bị cáo trong tất cả các giai đoạn của quá trình TTHS trên cả nước được thể hiện trong bảng thống kê sau:

Bảng 3.2: Tổng hợp về các trường hợp quá hạn tạm giam từ năm 2015 - 2019 trên phạm vi cả nước theo số liệu thống kê của VKSND tối cao53

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng

Bị can, bị cáo bị

quá hạn tạm giam 445 373 386 224 218 1646

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy số trường hợp bị quá hạn tạm giam cao nhất vào năm 2015 là 445 trường hợp, thấp nhất là năm 2019 với 218 trường hợp. Từ năm 2015 đến năm 2019 số trường hợp bị tạm giam quá thời hạn đã giảm khá nhiều từ 445 trường hợp xuống còn 218 trường hợp, giảm đến 227 trường hợp. Các số liệu này cho thấy tình trạng q hạn tạm giam đang có chiều hướng giảm xuống, đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy sự quan tâm đúng mức từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, tình trạng quá hạn tạm giam trong thực tế vẫn tồn tại, đây là một sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật TTHS, vi phạm quyền con người, cần được khắc phục triệt để hơn. Điều này được thể hiện trong một số vụ án như sau:

Vụ án 1:

Gia đình ơng Nguyễn Văn Khởi và gia đình ơng Nguyễn Văn Lô ở thôn Trung, xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang có mâu thuẫn với nhau do tranh chấp đất đai. Anh Hoàng Trọng Huyên - sinh năm 1963 (là cháu ông Lô)

53

Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Báo cáo thực trạng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam và giải pháp thực hiện (2014-2016) và (2016-2019).

nhiều lần tham gia cùng gia đình ơng Lơ cãi, chửi nhau với gia đình ơng Khởi. Buổi tối ngày 18/7/2015, Nguyễn Văn Tuấn - sinh năm 1996, Quách Xuân Thông - sinh năm 1988, Cao Văn Thắng - sinh năm 1994 và Lê Mạnh Cường - sinh năm 1989 (là con và cháu ông Khởi) bàn nhau sẽ đánh anh Huyên để trả thù. Khoảng 04 giờ ngày 19/7/2015, Tuấn, Thông, Thắng, Cường đi xe máy ra khu vực ngã 3 thôn Trung phục chờ chặn xe, dùng mũ bảo hiểm và chân tay đánh vợ chồng anh Huyên, chị Nguyễn Thị Chung bị thương rồi bỏ chạy. Hậu quả làm anh Huyên bị thương tích 04%, chị Chung bị thương tích 03%. Đến ngày 06/8/2015, Cường đầu thú. Ngày 07/8/2015, Tuấn, Thông, Thắng bị bắt khẩn cấp. Ngày 13/8/2015, CQĐT khởi tố bị can và tạm giam đối với các bị can Tuấn, Thông, Thắng, Cường về tội “Cố ý gây thương tích” và được Viện kiểm sát phê chuẩn. Trong quá trình điều tra, gia đình các bị can đã bồi thường cho hai người bị hại tổng số 50.000.000 đồng. Ngày 10/9/2015, anh Huyên và chị Chung có đơn xin rút yêu cầu khởi tố. Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Yên Dũng áp dụng ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự, đình chỉ điều tra bị can đối với Cường, Tuấn, Thông và Thắng. Ngày 11/9/2015, CQĐT chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát huyện Y và đề nghị hủy bỏ biện pháp tạm giam. Ngày 15/9/2015, Viện kiểm sát huyện Yên Dũng ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với Cường, Tuấn, Thông và Thắng đồng thời có văn bản kết luận việc CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra là có căn cứ, đúng pháp luật54.

Có thể thấy trong vụ án này, CQĐT và Viện kiểm sát huyện Yên Dũng chưa thực hiện đúng quy định về hủy bỏ biện pháp tạm giam trong trường hợp vụ án bị đình chỉ điều tra. Khi có quyết định đình chỉ điều tra thì biện pháp tạm giam áp dụng với bị can phải được hủy bỏ (theo Điểm b Khoản 1 Điều 125 BLTTHS 2015) nhưng bị can vẫn bị tạm giam thêm 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra (từ ngày 10/9/2015 đến ngày 15/9/2015).

Vụ án 2:

Ngày 08/02/2018, Nguyễn Hải Hùng đến nhà anh Lê Ngọc Long, sinh năm 1982, trú tại Phường An Bình, Buôn Hồ, Đắk Lắk thuê xe ô tô biển số 47C1-036.15 với giá 18.000.000đ/ tháng, thời hạn thuê xe là 01 tháng nhưng không lập hợp đồng.

54

Hoàng Thu (tổng hợp), “Rút kinh nghiệm việc hủy bỏ biện pháp tạm giam khi đình chỉ điều tra”, http://vksquangtri.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Kiem-sat-vien-viet/Rut-kinh-nghiem-viec- huy-bo-bien-phap-tam-giam-khi-dinh-chi-dieu-tra-1055, truy cập ngày 12/03/2020.

Hùng đưa trước cho anh Long 18.000.000đ và anh Long giao xe ô tô 47C1-036.15 cùng giấy tờ xe cho Hùng. Sau khi thuê được xe, Hùng sử dụng làm phương tiện đi lại, đến ngày 10/02/2018, do khơng có tiền tiêu xài nên Hùng nảy sinh ý định chiếm đoạt xe của anh Long mang đi cầm cố lấy tiền. Hùng nhờ Vũ Hoàng, sinh năm 1985, trú tại Phường An Lạc, Buôn Hồ, Đắk Lắk mang xe 47C1-036.15 đến tiệm cầm đồ “Tài Lộc” số 215 Hùng Vương, Phường An Lạc, Thị xã Buôn Hồ do anh Nguyễn Văn Phúc làm chủ tiệm để cầm cố với giá 100.000.000đ. Hai ngày sau, Hùng nhờ Hoàng đến gặp anh Phúc tăng số tiền cầm xe thêm 20.000.000đ đưa cho Hùng. Sau khi lấy được tiền Hùng bỏ trốn về TP. Hồ Chí Minh. Đến ngày 08/03/2018, Hùng trả xe cho Long theo đúng thời hạn, sau đó thỏa thuận thuê xe thêm 07 ngày nữa với giá 2.000.000đ/ 01 ngày, Hùng trả trước cho anh Long 8.000.000đ rồi mang xe tiếp tục cầm cố cho anh Phúc lấy 120.000.0000đ. Đến hạn trả xe, ngày 16/03/2018, Hùng chỉ hứa hẹn chứ không mang xe trả cho anh Long. Sau đó anh Long phát hiện Hùng đã mang xe ơ tô đi cầm cố nên làm đơn tố cáo đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Buôn Hồ để điều tra làm rõ.

Ngày 29/03/2018, sau khi áp dụng lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Buôn Hồ đã ra Quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ đối với Hùng để điều tra hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; sau đó Hùng bị gia hạn tạm giữ lần thứ hai, thời hạn tạm giữ từ 03 giờ ngày 04/04/2018 đến 03 giờ ngày 07/04/2018 và được VKSND thị xã Buôn Hồ phê chuẩn. Đến ngày 06/04/2018 (vẫn còn trong thời hạn tạm giữ) Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Buôn Hồ ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Hùng, thời hạn tạm giam là 04 tháng tính từ ngày 06/04/201855.

Như vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Buôn Hồ đã áp dụng thời hạn tạm giam đối với bị can không đúng với quy định của pháp luật, không trừ đi thời hạn tạm giữ mà bị can đã bị tạm giữ trước đó, nội dung này được quy định tại Khoản 4 Điều 118 BLTTHS 2015 quy định:“Thời gian tạm giữ được trừ vào thời

hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam”. Đồng thời,

VKSND thị xã Buôn Hồ đã không làm tốt chức năng kiểm sát điều tra, phát hiện vi phạm để kiến nghị, khắc phục kịp thời, dẫn đến áp dụng thời hạn tạm giam đối với bị can dài hơn so với quy định của pháp luật TTHS Việt Nam.

55

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2019), Thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ vụ án Nguyễn Hải

Vụ án 3:

Ngày 08/9/2015, VKSND TP. Hồ Chí Minh (Phịng 8) phối hợp với Trại tạm giam Chí Hịa - Cơng an TP. Hồ Chí Minh rà sốt, đối chiếu hồ sơ tạm giữ, tạm giam thuộc thẩm quyền thụ lý của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp quận, huyện do Nhà tạm giữ - Công an quận, huyện gửi người bị tạm giữ, tạm giam tại Trại tạm giam Chí Hịa. Qua rà sốt, đối chiếu có 01 trường hợp thuộc TAND quận Gò Vấp đang thụ lý đã quá hạn tạm giam 02 ngày, cụ thể là: Nguyễn Chí Thiện, sinh năm 1990, ngụ tại Ấp Đồng Khởi, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy và đã bị bắt ngày 26/3/2015. Ngày hết hạn tạm giam là ngày 06/9/2015, tuy nhiên Nguyễn Chí Thiện đã bị quá hạn tạm giam 02 ngày (tính đến ngày 08/9/2015)56.

Vụ án 4:

Trường hợp Viện kiểm sát chậm phê chuẩn lệnh tạm giam trong vụ án của anh Nguyễn Hữu Nghĩa sinh năm 1986 ở TP. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, bị tạm giữ từ ngày 18/10/2018 đến ngày 27/10/2018 về hành vi trộm cắp tài sản. Ngày 25/10/2018, CQĐT chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam nhưng đến ngày 07/12/2018, Viện kiểm sát mới ra quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam và ngày 10/12/2018 lệnh tạm giam được chuyển đến Trại tạm giam Chí Hịa để giao cho bị can. Việc chậm phê chuẩn dẫn đến giam giữ không lệnh 39 ngày, tạm giam khơng lệnh tính từ ngày hết hạn tạm giữ đến khi chuyển lệnh cho trại tạm giam là 42 ngày57.

Tuy BLTTHS 2015 đã quy định thời hạn tạm giam đối với bị can, bị cáo trong các giai đoạn tố tụng cụ thể, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, các bị can, bị cáo vẫn bị tạm giam quá thời hạn mà pháp luật TTHS Việt Nam đã quy định. Việc vi phạm quy định thời hạn tạm giam đã khiến bị can, bị cáo phải chịu rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về vật chất, cũng như những tổn thương về tinh thần.

- Thứ hai, áp dụng tạm giam bị can, bị cáo với thời hạn q dài, thậm chí có

những trường hợp thời hạn tạm giam không xác định.

56

“Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2016), “Thơng báo rút kinh nghiệm trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam 18/08/2016”, https://vksbinhphuoc.gov.vn/index.php/archives/view/Thong-bao- rut-kinh-nghiem-trong-cong-tac-kiem-sat-viec-tam-giu-tam-giam-576/, truy cập ngày 04/03/2020.

57

Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2019), Kết luận số 12/2019/L-VKSTC-V4 ngày 17/5 về kiểm tra công tác

kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù tại Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr. 6.

Thực trạng thời hạn tạm giam được áp dụng quá dài, thậm chí “dài vơ tận” vẫn cịn diễn ra khá phổ biến, nhất là trong những trường hợp hồ sơ vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra lại, điều tra bổ sung được lặp lại nhiều lần.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị can, bị cáo bị áp dụng thời hạn tạm giam quá dài, trong đó, có thể kể đến nguyên nhân xuất phát từ nhận thức chủ quan của người tiến hành tố tụng. Người tiến hành tố tụng đã “tận dụng” hết các khả năng được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm kéo dài thời hạn giải quyết vụ án. Chẳng hạn như, trong quá trình giải quyết một số vụ án, đã hết thời hạn tạm giam để điều tra nhưng thời hạn điều tra vẫn còn, lúc này phải trả tự do cho bị can, nhưng CQĐT đã kéo dài thời hạn tạm giam bị can bằng cách hoàn tất hồ sơ vụ án và chuyển đến Viện kiểm sát ở giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng. Viện kiểm sát sau khi tiếp nhận hồ sơ, xét thấy khơng đủ căn cứ thì sẽ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Khi đó, CQĐT sẽ có nhiều thời gian để thực hiện hoạt động điều tra, đồng thời bị can vẫn bị tạm giam để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình điều tra vụ án.

Đã có nhiều vụ án trong thực tiễn, Tịa án đã trả hồ sơ điều tra bổ sung một cách không cần thiết hoặc không đúng căn cứ luât định, dẫn đến quá trình giải quyết vụ án bị kéo dài, theo đó thời hạn tạm giam áp dụng với bị can, bị cáo bị tạm giam cũng bị kéo dài theo. Chẳng hạn như các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1:

Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung số 09/2017/HSST-QĐ ngày 9/5/2015 của TAND thành phố Đơng Hà trả hồ sơ vụ án hình sự “Mua bán trái phép chất ma túy” theo Khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự đối với bị can Dương Tr. D. và đồng phạm, yêu cầu Viện kiểm sát giám định xác định hàm lượng Methamphetamine trong tổng lượng chất ma túy thu giữ được của bị can. Tuy nhiên, Viện kiểm sát làm công văn chuyển trả lại tồn bộ hồ sơ vụ án hình sự cho Tịa án, vì lý do: 26 viên ma túy thu giữ của Dương

Một phần của tài liệu Thời hạn tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)