Thời hạn tạm giam sau khi tuyên án

Một phần của tài liệu Thời hạn tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 41 - 44)

2.2. Thời hạn tạm giam để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm và sau kh

2.2.3. Thời hạn tạm giam sau khi tuyên án

Ngay sau khi xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm, HĐXX có thể quyết định việc tạm giam bị cáo để đảm bảo việc thi hành án. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà thời hạn tạm giam bị cáo sau khi tuyên án là khác nhau được quy định trong BLTTHS.

 Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm: trong giai đoạn này, quy định tại Điều 329 BLTTHS 2015 là “bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án” chứ không phải là “bắt tạm giam để đảm bảo thi hành án”, quy định như vậy là nhằm mục đích thống nhất giữa các Tòa sơ thẩm trong cách hiểu việc bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án là HĐXX áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị cáo để đảm bảo thuận lợi cho việc thi hành án, chứ không phải bắt tạm giam để thi hành án vì sau khi tuyên án bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

Điều 329 BLTTHS 2015 quy định bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án như sau: - Khoản 1 Điều 329 BLTTHS 2015 quy định: Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì HĐXX ra quyết định tạm giam bị cáo, trừ trường hợp bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị

tạm giam37. Như vậy, chỉ khi xét thấy cần tiếp tục tạm giam để đảm bảo thi hành án

thì HĐXX mới ra quyết định tạm giam bị cáo, quy định này chưa thật sự chặt chẽ, mang tính tùy nghi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giải quyết vụ án. Trước tình hình tội phạm ngày càng phức tạp, tính nguy hiểm của tội phạm ngày càng cao, cần có quy định pháp luật mang tính bắt buộc hơn, nhằm đảm bảo nguyên tắc của TTHS là mọi bản án, quyết định của Tòa án phải được thực thi trong thực tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành xét xử phúc thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị.

- Đối với bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. HĐXX có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tịa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có

thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội38. Như vậy, thời điểm cụ thể để bị cáo không bị tạm

giam nhưng bị xử phạt tù bị bắt tạm giam là khi bản án đã có hiệu lực pháp luật và chỉ trong trường hợp có căn cứ cho thấy bị cáo có thể bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội thì HĐXX mới có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa.

- Thời hạn tạm giam bị cáo trong các trường hợp trên là 45 ngày, kể từ ngày tuyên án39.Thực tiễn áp dụng cho thấy, quy định như vậy là chưa bao quát được trường hợp thời hạn chấp hành hình phạt tù của bị cáo cịn dưới 45 ngày hoặc thậm chí thời hạn chấp hành hình phạt tù hết vào ngày xét xử.

37 Khoản 1 Điều 329 BLTTHS 2015. 38 Khoản 2 Điều 329 BLTTHS 2015. 39 Khoản 3 Điều 329 BLTTHS 2015.

- Khoản 4 Điều 329 BLTTHS 2015 quy định: Đối với bị cáo bị tuyên phạt án tử hình thì HĐXX quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm

thi hành án40 nhưng lại không quy định thời hạn tạm giam. Như vậy, có thể hiểu, bị

cáo bị tuyên phạt án tử hình thì việc tạm giam để đảm bảo thi hành án tử hình trên thực tế là khơng có thời hạn, quy định đó làm giảm đi tính chặt chẽ của pháp luật.

Đồng thời, theo quy định này, HĐXX không ra quyết định tạm giam để đảm bảo thi hành án, mà lại quyết định ngay trong bản án về việc tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên, sau khi tuyên án, bản án hình sự sơ thẩm chưa thể có hiệu lực pháp luật, Quyết định thi hành án cũng chưa thể ban hành được. Do đó, không thể tạm giam bị cáo bằng quyết định tạm giam khi bản án chưa có hiệu lực mà trong trường hợp này chỉ có thể tạm giam nếu có lệnh tạm giam của HĐXX để

đảm bảo thi hành án theo khoản 3 Điều 278 BLTTHS năm 2015: “Đối với bị cáo

đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tịa”. Quy định này gây khó khăn trong công tác

giam giữ bị cáo, bởi lẽ Trại tạm giam không thể tạm giam bị cáo nếu khơng có lệnh tạm giam của Tịa án hoặc HĐXX theo quy định tại Điều 17 Luật thi hành án tạm giữ, tạm giam năm 2015. Pháp luật TTHS quy định chặt chẽ như vậy là vì mục đích đảm bảo quyền con người quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được ghi nhận tại Khoản 2 Điều 20 Hiến pháp 2013 nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:

“Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tịa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật quy định”.

 Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm: Khoản 3 Điều 347 BLTTHS năm

2015 quy định như sau: Đối với bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì HĐXX ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam. Đối với bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì HĐXX có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án. Thời hạn tạm giam là 45 ngày kể từ ngày tuyên án. Như vậy, trong trường hợp bị cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút tồn bộ kháng nghị tại phiên Tịa phúc

40

thẩm thì HĐXX phúc thẩm phải ra quyết định đình chỉ vụ án. Nghĩa là bị cáo không bị xử phạt tù nên không được ra quyết định tạm giam bị cáo. Như vậy, quy định tại Khoản 3, Điều 347 BLTTHS 2015 là chưa bao quát được trong trường hợp tạm giam bị cáo khi vụ án bị đình chỉ.

Thêm vào đó, đoạn cuối của Khoản 3 Điều 347 BLTTHS 2015 quy định:

“Thời hạn tạm giam là 45 ngày, kể từ ngày tuyên án”. Giống với quy định thời hạn

tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, trong giai đoạn này, quy định thời hạn tạm giam 45 ngày là chưa phù hợp. Nhiều trường hợp, thời hạn chấp hành hình phạt tù của bị cáo cịn dưới 45 ngày hoặc thậm chí thời hạn chấp hành hình phạt tù hết vào ngày xét xử phúc thẩm. Bên cạnh đó, đối với những vụ án hình sự phúc thẩm mà bị cáo rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút kháng nghị thì HĐXX ra quyết định đình chỉ xét xử chứ khơng tun án, vì vậy trong trường hợp này, khơng thể tính thời hạn tạm giam bị cáo kể từ ngày tuyên án.

2.3. Thời hạn tạm giam khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung và điều tra lại

Một phần của tài liệu Thời hạn tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)