2.1.1. Thời hạn tạm giam để điều tra
Thời hạn tạm giam được quy định căn cứ vào mức độ của hành vi phạm tội, tính chất phức tạp của vụ án, yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Thời hạn tạm giam để điều tra được quy định tại Điều 173 BTTTHS 2015.
Theo đó thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, khơng quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và khơng có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, CQĐT phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam. So với BLTTHS 2003 thì BLTTHS 2015 đã giảm số lần gia hạn tạm giam với các loại tội phạm: đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng; đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng (BLTTHS 2003 quy định được gia hạn 02 lần, lần thứ nhất không quá 02 tháng, lần thứ hai không quá 01 tháng); đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng (BLTTHS 2003 quy định được gia hạn hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng, lần thứ hai không quá 02 tháng); đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng (BLTTHS 2003 quy định được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng).
Trong trường hợp cần thiết đối với tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền gia hạn lần thứ ba. Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng VKSND tối cao có quyền gia hạn hai lần với tổng thời gian gia hạn không quá 8 tháng. Trường hợp tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải tội xâm phạm an ninh quốc gia thì thời hạn tạm giam được gia hạn (một lần) không quá 04 tháng. BLTTHS 2015 đã bổ sung thêm trường hợp đặc biệt khi khơng có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can thì Viện trưởng VKSND tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra. Quy định này là hoàn toàn mới của
BLTTHS 2015, chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết đối với tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, chứ không áp dụng với mọi trường hợp. Thẩm quyền áp dụng quy định mới này cũng chỉ thuộc về Viện trưởng VKSND tối cao.
Thẩm quyền gia hạn thời hạn tạm giam lần thứ nhất, lần thứ hai cũng được quy định cụ thể trong BLTTHS 2015. Đó là:
VKSND cấp huyện, VKSQS khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do CQĐT cấp tỉnh, CQĐT cấp quân khu thụ lý điều tra thì VKSND cấp tỉnh, VKSQS cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp thời hạn tạm giam lần thứ nhất đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và khơng có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì VKSND cấp tỉnh, VKSQS quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do CQĐT Bộ cơng an, CQĐT Bộ quốc phịng, Cơ quan điều tra VKSND tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của VKSND tối cao và VKSQS trung ương.
BLTTHS 2015 đã giảm số lần gia hạn tạm giam nên thẩm quyền gia hạn tạm giam cũng đã có những thay đổi so với BLTTHS 2003. Theo BLTTHS 2003 thì VKSND huyện, khu vực có thẩm quyền gia hạn lần thứ hai đối với tội nghiêm trọng; VKSND cấp tỉnh và VKSND quân khu có thể gia hạn tạm giam lần hai đối với các tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 quy định VKSND huyện, khu vực khơng có thẩm quyền gia hạn lần thứ hai đối với tội nghiêm trọng; VKSND cấp tỉnh và VKSND quân khu chỉ có thẩm quyền gia hạn tạm giam lần hai đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Việc giảm số lần gia hạn tạm giam theo quy định của BLTTHS năm 2015 cũng dẫn đến hệ quả tổng thời hạn tạm giam đối với bị can giảm đi. Tổng thời hạn tạm giam đối với bị can (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia) là: không quá 3 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, khơng q 5 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 7 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 16 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó, tổng thời hạn điều tra vụ án (trừ tội xâm phạm an
ninh quốc gia) được quy định tại Điều 172, BLTTHS 2015 như sau: không quá 4 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 8 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 12 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và không quá 16 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Có thể so sánh tổng thời hạn tạm giam để điều tra và tổng thời hạn điều tra được quy định trong BLTTHS thông qua bảng sau:
Bảng 2.2: Bảng so sánh tổng thời hạn tạm giam để điều tra và tổng thời hạn điều tra được quy định trong BLTTHS
Loại tội phạm Tổng thời hạn tạm giam Tổng thời hạn điều tra
Ít nghiêm trọng 03 tháng 04 tháng
Nghiêm trọng 05 tháng 08 tháng
Rất nghiêm trọng 07 tháng 12 tháng
Đặc biệt nghiêm trọng 16 tháng 16 tháng
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BLTTHS 2015.
Có thể thấy trong số các loại tội phạm trên, chỉ có tội đặc biệt nghiêm trọng là có tổng thời hạn tạm giam để điều tra bằng tổng thời hạn điều tra. Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có tổng thời hạn tạm giam để điều tra ngắn hơn tổng thời hạn điều tra. Quy định này dẫn đến một số khó khăn nhất định trong q trình giải quyết các vụ án hình sự trong giai đoạn điều tra như: Bị can đang được tại ngoại, do đó rất có thể xảy ra trường hợp làm giả chứng cứ, thay đổi hiện trường vụ án,…Hay thậm chí bị can bỏ trốn; khi mà khơng thể tiếp tục tạm giam bị can nên CQĐT đẩy nhanh tiến độ điều tra, kết thúc việc điều tra trước khi hết thời hạn tạm giam để điều tra, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hay tính chính xác của kết quả điều tra; về mặt lập pháp, việc quy định thời hạn điều tra mà không sử dụng hết thời hạn như vậy là khơng có ý nghĩa trong TTHS, chưa thực hiện được đúng đắn, đầy đủ mục tiêu, nhiệm vụ tố tụng mà các Nhà lập pháp đã đề ra.
2.1.2. Thời hạn tạm giam để truy tố
Theo quy định tại Điều 241 BLTTHS 2015, thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn truy tố không được vượt quá thời hạn quyết định truy tố (quy định tại khoản 1 Điều 240 BLTTHS 2015). Căn cứ vào quy định trên, nếu xét thấy cần phải áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn truy tố thì người có thẩm quyền quyết định tạm giam bị can nhưng không vượt quá 20 ngày đối với tội phạm
ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng VKS có thể gia hạn thời hạn tạm giam nhưng khơng quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, thời hạn tạm giam bị can trong giai đoạn truy tố tối đa là 30 ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, tối đa 45 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 60 ngày với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra một trong các quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án; trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can, bị hại biết việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung; giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can và gửi cho Cơ quan điều tra, người bào chữa bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; thông báo cho bị hại, đương sự, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của họ34. Quy định này dẫn đến tồn tại bất cập là, trong
trường hợp Viện kiểm sát ra một trong các quyết định trên vào ngày cuối cùng của thời hạn tạm giam hoặc vào thời điểm thời hạn tạm giam đã hết thì trong khoảng thời gian 03 ngày nêu trên có được áp dụng biện pháp ngăn chặn nào với bị can nữa hay khơng? Cần có những quy định chặt chẽ hơn để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giai đoạn tố tụng tiếp theo.