Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và những biến động không ngừng của đất nước, tình hình tội phạm chưa thành niên ngày càng phức tạp, gia tăng về số
lượng và tính chất mức độ nguy hiểm, tội phạm có chiều hướng ngày càng tinh vi và xảo quyệt hơn. Đây là vấn đề phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới bất kể nước đó có thể chế chính trị như thế nào và là mối lo ngại chung cho mọi xã hội và toàn cầu.
Ở Việt Nam, hầu hết các văn bản pháp luật không đưa ra khái niệm thế nào là người chưa thành niên, tuy nhiên độ tuổi của người chưa thành niên đều được ghi nhận thống nhất trong: Bộ luật hình sự 2015; BLTTHS 2015; Bộ luật Lao động 2012; Bộ luật dân sự 2015; Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản pháp luật trên đều ghi nhận tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi. Chẳng hạn, Điều 21 Bộ luật dân sự 2015
quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”43
, Điều 143 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Lao động chưa thành niên là người lao động chưa
đủ 18 tuổi”44 .
Người chưa thành niên được quan niệm là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như tâm – sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ còn bị hạn chế, thiếu những điều kiện và bản lĩnh tự lập, khả năng tự kiềm chế chưa cao. Họ có xu hướng muốn khẳng định, muốn được đánh giá, được tôn trọng, dễ tự ái, thiếu kiên nhẫn, dễ bị kích động, lơi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, nhưng lại dễ thay đổi thích nghi, dễ uốn nắn... Trong các đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên, có thể thấy có hai khuynh hướng nổi bật liên quan đến tội phạm và khả năng giáo dục, cải tạo đối với người chưa thành niên. Theo đó, người chưa thành niên là đối tượng dễ bị người khác dụ dỗ, kích động, thúc đẩy vào việc thực hiện tội phạm nhưng do ý thức phạm tội của họ chưa cao và chưa chắc chắn nên
cũng dễ uốn nắn, giáo dục họ thành người có ích cho xã hội45
.
Trong luật hình sự Việt Nam, khái niệm người chưa thành niên được nhà làm luật sử dụng với tư cách vừa là đối tượng tác động của tội phạm vừa là chủ thể thực hiện tội phạm. Bộ luật hình sự 2015 và BLTTHS 2015 đều dành một chương riêng biệt để quy định nội dung và thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên. Pháp luật hình sự Việt Nam khơng coi người chưa thành niên phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ như người đã thành niên46. Những đặc điểm về tâm lý, thể chất và những u cầu có tính đặc thù trong đấu tranh phịng, chống tình trạng
43
Khoản 1, Điều 21 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015.
44
Khoản 1, Điều 143 Bộ luật Lao động 2012.
45
Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), tlđd (8), tr.318.
46
người chưa thành niên phạm tội có những khác biệt so với người trưởng thành
(người đã thành niên)47
. Vì vậy các quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giam nói riêng đối với người chưa thành niên phải tuân theo một chuẩn mực nhất định, theo đó quy định thời hạn tạm giam áp dụng đối với người chưa thành niên cũng không là ngoại lệ.
Các quy định của BLTTHS 2003 về việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn tồn tại các quy định với nhiều hạn chế, bất cập, chưa phù hợp và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên. BLTTHS 2015 ra đời, đã sửa đổi, khắc phục các hạn chế, bất cập của Bộ luật cũ đối với các quy định về biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên, nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người chưa thành niên và
phù hợp với Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 198948. Công ước quốc tế về
Quyền trẻ em năm 1989 đã quy định các chuẩn mực riêng về người chưa thành niên
phạm tội, cụ thể tại Điểm b Điều 37: “Không trẻ em nào bị tước quyền tự do một
cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện. Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành phù hợp với pháp luật và chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất”.
Trên tinh thần phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế, BLTTHS 2015 quy định chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết và chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả49. Như vậy, biện pháp tạm giam vẫn có thể được áp dụng đối với người phạm tội là người chưa thành niên (người dưới mười tám tuổi) phạm tội. Nhưng vì đây là những đối tượng đặc biệt, có những điểm khác biệt về tâm, sinh lý, hành động chưa chính chắn, năng lực hành vi chưa đầy đủ nên theo quy định của pháp luật TTHS chỉ cho phép áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả.
47
Kiều Đình Thụ (1998), tlđd (8), tr.263-264.
48
Tên tiếng Anh: Committee on the Right of the Child (viết tắt: CRC) là một công ước quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989 và có hiệu lực từ ngày 02 tháng 09 năm 1990, quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em.
49
Căn cứ, điều kiện áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên được chia theo độ tuổi, cụ thể:
Thứ nhất, trường hợp tạm giam đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì
phải đủ hai điều kiện sau:
- Người bị buộc tội phạm vào một trong các tội sau đây: Tội Giết người, tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội Hiếp dâm, tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội Cướp tài sản, tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:
Điều 143 (tội Cưỡng dâm); Điều 150 (tội Mua bán người); Điều 151 (tội Mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 170 (tội Cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội Cướp giật tài sản); Điều 173 (tội Trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản); Điều 248 (tội Sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội Tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội Vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội Mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội Chiếm đoạt chất ma túy); Điều 265 (tội Tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội Đua xe trái phép); Điều 285 (tội Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội Cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thơng hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản); Điều 299 (tội Khủng bố); Điều 303 (tội Phá hủy cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).
- Khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp quy định
tại Điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều 119 BLTTHS 2015, cụ thể là: Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; khơng có nơi cư trú rõ ràng hoặc khơng xác định được lý lịch của bị can; bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai
sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Thứ hai, trường hợp tạm giam đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thì
phải có đủ hai điều kiện sau:
- Bị can, bị cáo bị điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất
nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng.
- Khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại
Điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều 119 BLTTHS 2015 như đã trình bày ở phần trên. Ngồi ra, bị can, bị cáo từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam đối với tội nghiêm trọng do vơ ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử (có thể đang bị áp dụng hoặc không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác) nếu họ tiếp tục phạm tội mới, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
Như vậy chỉ được áp dụng biện pháp tạm giam đối với người dưới 18 tuổi khi đáp ứng các điều kiện cụ thể được quy định trong BLTTHS 2015. Việc áp dụng thời hạn tạm giam đối với người chưa thành niên cũng phải tuân theo các căn cứ nhất định. Khoản 1 Điều 419 BLTTHS 2015 quy định thời hạn tạm giam áp dụng với người chưa thành niên như sau: “Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18
tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộ luật này. Khi khơng cịn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác”50. Nếu như trước
đây BLTTHS 2003 khơng có quy định riêng biệt về thời hạn tạm giam đối với người dưới 18 tuổi. Theo đó, thời hạn tạm giam áp dụng cho người dưới 18 tuổi cũng bằng với thời hạn tạm giam người từ đủ 18 tuổi trở lên thì BLTTHS 2015 đã quy định thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi được rút ngắn, chỉ còn bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên. Do đó, căn cứ quy định thời hạn tạm giam đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên, thời hạn tạm giam đối với người dưới 18 tuổi được xác định cụ thể như sau:
- Thời hạn tạm giam để điều tra đối với người dưới 18 tuổi: không quá 40 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, khơng q 02 tháng đối với tội phạm nghiêm
50
trọng, không quá 02 tháng 20 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải gia hạn điều tra thì việc gia hạn thời hạn tạm giam được tính như sau: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể gia hạn tạm giam 01 lần không quá 20 ngày; đối với tội phạm nghiêm trọng có thể gia hạn tạm giam 01 lần không quá 40 ngày; đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 01 lần không quá 02 tháng; đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể gia hạn tạm giam 02 lần, mỗi lần không quá 02 tháng 20 ngày.
- Thời hạn tạm giam để truy tố với người dưới 18 tuổi: Không quá 13 ngày
đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, khơng q 20 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn tạm giam để truy tố, nhưng không quá 07 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng; khơng q 10 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Thời hạn tạm giam để xét xử sơ thẩm với người dưới 18 tuổi: Không quá 20
ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, khơng q 30 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 40 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và không quá 60 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án phức tạp thì Chánh án Tịa án có thể quyết định gian hạn thời hạn xét xử: khơng q 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, không quá 20 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
- Thời hạn tạm giam để xét xử phúc thẩm với người dưới 18 tuổi: Đối với những vụ án xét xử tại TAND cấp tỉnh, TAQS cấp quân khu thì thời hạn tạm giam tối đa là 40 ngày. Đối với những vụ án xét xử tại TAND cấp cao, TAQS trung ương thì thời hạn tạm giam khơng q 60 ngày.
- Thời hạn tạm giam để đảm bảo thi hành án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
và phúc thẩm đối với người dưới 18 tuổi là: 30 ngày, kể từ ngày tuyên án.
BLTTHS 2015 chưa có các quy định về thủ tục rút gọn đối với người thành niên, do đó thời hạn tạm giam đối với người chưa thành niên trong thủ tục rút gọn được áp dụng giống như thời hạn tạm giam đối với người đã thành niên, đây là điều bất hợp lý khi mà đã có các quy định riêng biệt về thời hạn tạm giam đối với người chưa thành niên nhưng các quy định đó lại khơng nhắc đến thời hạn tạm giam được
áp dụng cho người chưa thành niên trong thủ tục rút gọn. Đây là một trong những thiếu sót trong BLTTHS 2015 cần được sửa đổi để bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên một cách tốt nhất.
Ngoài một số hạn chế, bất cập trong các quy định của BLTTHS 2015 đã phân tích ở trên thì quy định về các tính thời hạn tạm giam cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. BLTTHS 2015 không dành một Điều luật cụ thể để quy định cách tính thời hạn tạm giam mà cách tính thời hạn tạm giam căn cứ vào cách tính thời hạn TTHS nói chung. Điều 134 BLTTHS 2015 quy định cách tính thời hạn như sau:
“1. Thời hạn mà Bộ luật này quy định được tính theo giờ, ngày, tháng, năm. Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hơm sau.
Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn.
Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó khơng có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn.
Khi tính thời hạn tạm giữ, tạm giam thì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong lệnh, quyết định. Nếu thời hạn được tính bằng tháng thì 01 tháng được tính là 30 ngày.
2. Trường hợp có đơn hoặc giấy tờ gửi qua dịch vụ bưu ch nh thì thời hạn