Giải pháp liên quan đến một số tài sản của vợ chồng không thuộc Điều

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ, chồng chế độ pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp (Trang 66 - 70)

3.3. Giải pháp liên quan đến chế độ tài sản riêng của vợ, chồng

3.3.1. Giải pháp liên quan đến một số tài sản của vợ chồng không thuộc Điều

Điều 32 Luật HNGĐ 2000

Thứ nhất, Luật cần quy định tài sản hình thành từ giao dịch bằng tài sản riêng sẽ thuộc khối tài sản riêng của vợ, chồng. Việc thừa nhận trên sẽ giải quyết đƣợc phần nào vƣớng mắc trong thực tiễn xét xử liên quan đến tài sản hình thành từ giao dịch bằng tài sản riêng của vợ, chồng. Đồng thời giải pháp này cũng phù hợp với các căn cứ xác lập quyền sở hữu trong pháp luật dân sự. Pháp luật Pháp trong phần chế độ tài sản chung của vợ chồng theo luật định (là chế độ tài sản giữa vợ chồng đƣợc xác lập khi khơng có khế ƣớc hơn nhân hoặc khi vợ chồng lựa chọn kết hôn theo chế độ tài sản chung) đã xác định: “Quyền yêu cầu thanh toán và khoản bồi thường thay thế tài sản riêng cũng như các

63

nhượng tài sản riêng là tài sản riêng do hệ quả của việc thay thế vật quyền…”28. Đây là

một giải pháp hợp lý. Thực tiễn xét xử cũng cho thấy, phần lớn các Toà đều thừa nhận tài sản hình thành từ giao dịch bằng tài sản riêng sẽ thuộc khối tài sản riêng. Chính vì vậy, tác giả cho rằng Điều 32 Luật HNGĐ 2000 cần quy định thêm tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm cả tài sản hình thành từ giao dịch bằng tài sản riêng của vợ, chồng. Những tài sản này có thể là quyền u cầu thanh tốn, khoản tiền thay thế tài sản riêng, tài sản có đƣợc do mua bằng tiền riêng hoặc do mua bằng tiền thu đƣợc từ việc chuyển nhƣợng tài sản riêng...

Thứ hai, Luật HNGĐ cần thừa nhận hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản riêng là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng, trừ một số trƣờng hợp ngoại lệ. Theo quan điểm của tác giả, Luật cần quy định hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng, bởi hai lý do sau: Thứ nhất, Điều 235 BLDS 2005 quy định: “Chủ sở

hữu, người sử dụng có tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó”. Theo quy định

này thì ngƣời vợ, ngƣời chồng có tài sản riêng sẽ đƣợc quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mình. Điều này đồng nghĩa với việc hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng sẽ thuộc khối tài sản riêng của vợ, chồng. Thứ hai, Điều 29 Luật HNGĐ 2000 quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đƣợc chia (là một nguồn tài sản riêng của vợ, chồng đƣợc quy định tại Điều 32 Luật HNGĐ 2000) sẽ thuộc khối tài sản riêng của vợ, chồng. Tiếp đó, Nghị định 70/2001/NĐ-CP hƣớng dẫn hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đƣợc chia là tài sản riêng của vợ, chồng trừ trƣờng hợp vợ, chồng có thoả thuận khác. Cũng là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng, vì vậy nếu đã quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đƣợc chia trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng thì buộc phải quy định hoa lợi, lợi tức hình thành từ các nguồn tài sản riêng khác cũng phải là tài sản riêng của vợ, chồng. Bên cạnh đó, thực tiễn xét xử cũng cho thấy tuy hiện các Toà chƣa thống nhất với nhau về đƣờng lối giải quyết tranh chấp

64

liên quan đến hoa lợi, lợi tức hình thành từ các nguồn tài sản riêng khác nhƣng đa phần các Toà đều thừa nhận các tài sản này là tài sản riêng của vợ, chồng.

Tuy nhiên, tác giả nhận thấy nếu chúng ta tuyệt đối hố hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng thì sẽ gặp một số vấn đề về mặt lý luận. Bởi vì Điều 27 Luật HNGĐ 2000 quy định “Tài sản chung của vợ chồng gồm

tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân…”. Bản thân hoa lợi,

lợi tức hình thành từ tài sản riêng hàm chứa hai ý nghĩa. Nhiều trƣờng hợp các tài sản này đơn thuần chỉ là hoa lợi, lợi tức nhƣng cũng có nhiều trƣờng hợp khơng còn đơn thuần là hoa lợi, lợi tức nữa mà cần đƣợc xem là tài sản đƣợc tạo ra trong thời kỳ hôn nhân (thuộc khối tài sản chung của vợ chồng). Bởi vì trong một số trƣờng hợp, để thu đƣợc hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản riêng của mình, ngƣời vợ, ngƣời chồng đó phải bỏ cơng sức, thời gian ra để đầu tƣ, kinh doanh, khai thác thu lại hoa lợi, lợi tức. Và đứng dƣới góc độ tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức trên có thể đƣợc coi là thu nhập do “hoạt động sản xuất, kinh doanh” của vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Mặt khác, về nguyên tắc vợ chồng cũng đƣợc quyền thỏa thuận hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản riêng thuộc khối tài sản chung của vợ chồng.

Chính vì vậy, tác giả cho rằng Luật cần quy định: về nguyên tắc hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản riêng sẽ thuộc khối tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trƣờng hợp vợ chồng có thỏa thuận xem đó là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, cũng cần xét tới trƣờng hợp để thu đƣợc hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản riêng mà vợ, chồng đã bỏ cơng sức, thời gian của mình ra để đầu tƣ, kinh doanh, hoặc gieo trồng, chăm sóc, khai thác hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản riêng của mình thì cần thừa nhận hoa lợi, lợi tức đó là tài sản chung của vợ chồng. Ví dụ, ngƣời chồng có khoản tiền riêng 200.000.000 đồng, cho ngƣời khác vay và lấy tiền lãi hàng tháng. Trong trƣờng hợp này, chúng ta cần xác định tiền lãi hàng tháng mà ngƣời chồng thu đƣợc từ ngƣời đi vay là tài sản riêng của ngƣời chồng. Cũng là khoản tiền 200 triệu đồng này, nhƣng ngƣời chồng dùng để mở đại lý phân phối hàng hóa, và giả sử cuối năm ngƣời chồng thu đƣợc khoản lợi nhuận 50 triệu

65

đồng, trong trƣờng hợp này chúng ta cần xác định khoản lợi nhuận mà ngƣời chồng thu đƣợc lúc này thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Nếu chúng ta theo hƣớng trên thì sẽ hài hịa đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, đồng thời vừa phù hợp với Điều 27 và Điều 32 Luật HNGĐ 2000.

Trƣớc mắt, để kịp thời giải quyết vƣớng mắc trên, Toà án nhân dân tối cao cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn để áp dụng thống nhất trong công tác xét xử cũng nhƣ việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp liên quan đến hoa lợi, lợi lợi tức hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng.

Thứ ba, Luật cần quy định các khoản bồi thường mang tính chất cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng. Theo tác giả, các khoản bồi thƣờng này là nhằm mục đích giúp cá

nhân ngƣời bị nạn chữa trị thƣơng tật, góp phần bình phục tinh thần, sớm ổn định cuộc sống… Chính vì vậy, nếu chúng ta xem các khoản tiền bồi thƣờng trên là tài sản chung của vợ chồng thì sẽ mất hết ý nghĩa của chúng và sẽ cắt đi nguồn sống của họ. Đặc biệt là trong trƣờng hợp bồi thƣờng thiệt hại một lần thì nếu coi khoản tiền bồi thƣờng là tài sản chung của vợ chồng sẽ xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị thiệt hại. Mặt khác, việc coi các khoản tiền bồi thƣờng trên là tài sản chung cũng sẽ trái với nguyên tắc ngƣời thụ hƣởng các khoản tiền bồi thƣờng trong pháp luật dân sự, lao động. Chính vì lý do trên, tác giả cho rằng cần sửa đổi Điều 32 Luật HNGĐ 2000 theo hƣớng ghi nhận thêm các khoản bồi thƣờng mang tính chất cá nhân nhƣ bồi thƣờng thiệt hại về thân thể, tinh thần là tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Khi giải quyết vấn đề này, pháp luật Pháp tại Điều 1404 BLDS Pháp cũng đã quy định rằng đối với các “yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất hoặc tinh thần, quyền yêu cầu

thanh toán và trợ cấp không được chuyển nhượng và nói chung, mọi tài sản mang tính chất cá nhân và mọi quyền gắn với nhân thân đều là tài sản riêng do tính chất, dù những tài sản này có được trong thời kỳ hôn nhân”.

66

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ, chồng chế độ pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)