Giải pháp về thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản riêng của vợ, chồng

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ, chồng chế độ pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp (Trang 72 - 74)

3.3. Giải pháp liên quan đến chế độ tài sản riêng của vợ, chồng

3.3.3. Giải pháp về thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản riêng của vợ, chồng

Pháp luật HNGĐ lấy nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân làm nguyên tắc cơ bản để điều chỉnh quan hệ vợ chồng, chính vì vậy nên trong việc đƣa tài sản riêng vào sử dụng chung, Luật HNGĐ 2000 cũng quy định theo hƣớng tự nguyện mà không phải là nghĩa vụ bắt buộc của vợ chồng. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, trong trƣờng hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì pháp luật cần dựa trên lợi ích chung của gia đình nên quy định vợ, chồng có nghĩa vụ đƣa tài sản riêng của mình vào sử dụng chung. Chính vì vậy, tác giả cho rằng Khoản 4 Điều 33 Luật HNGĐ 2000 nên quy định việc đƣa tài sản riêng (nếu có) đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình là

69

nghĩa vụ bắt buộc trong trƣờng hợp tài sản chung của vợ chồng khơng đủ đáp ứng. Tỷ lệ đóng góp của các bên về nguyên tắc là chia đơi nhƣng cần căn cứ vào hồn cảnh, thu nhập và giá trị khối lƣợng tài sản riêng của các bên. Cũng tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, trong trƣờng hợp này pháp luật cần quy định cho các bên đƣợc quyền thoả thuận, nếu thoả thuận khơng thành thì một trong hai bên có quyền khởi kiện tại Tồ án để u cầu Tồ phân chia nghĩa vụ đóng góp. BLDS Pháp tại Chƣơng III về “Chế độ tách riêng tài sản giữa vợ chồng” cũng có cách giải quyết tƣơng tự về mức đóng góp của các bên vào chi phí chung, theo đó Điều 1537 quy định: “vợ chồng cùng

đóng góp chi phí cho cuộc sống chung theo thỏa thuận nêu tại khế ước hôn nhân. Nếu vợ chồng khơng thỏa thuận riêng về việc đóng góp chi phí cho cuộc sống chung thì mức đóng góp của vợ chồng tuân theo tỷ lệ quy định tại Điều 214”. Điều 214 BLDS Pháp quy định

trong trƣờng hợp vợ chồng khơng có thỏa thuận thì vợ chồng sẽ đóng góp theo khả năng của mỗi ngƣời. Nếu một bên vợ hoặc chồng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền u cầu bên vi phạm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.

Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng khoản 4 Điều 33 Luật HNGĐ 2000 nên sửa lại nhƣ sau:

“4. Vợ, chồng có nghĩa vụ đưa tài sản riêng vào sử dụng chung nhằm phục vụ các

nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng.”

Đối với quy định về hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật HNGĐ 2000, theo tác giả nên sửa cụm từ “nguồn sống duy nhất

của gia đình” thành cụm từ “nguồn sống chủ yếu của gia đình”. Bởi vì nhƣ đã đề cập ở

phần trên, việc quy định trƣờng hợp hoa lợi, lợi tức là nguồn sống duy nhất của gia đình là điều khó xảy ra trên thực tế. Trong khi đó, nếu chúng ta quy định theo hƣớng hoa lợi, lợi tức là nguồn sống chủ yếu của gia đình thì quy định về hạn chế quyền định đoạt sẽ phát huy đƣợc hiệu quả trên thực tế, phù hợp với đời sống hơn nhân gia đình hiện nay. Chính vì vậy, tác giả cho rằng khoản 5 Điều 33 Luật HNGĐ 2000 nên đƣợc sửa lại nhƣ sau:

70

“5. Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống chủ yếu của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng.”

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ, chồng chế độ pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)