Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ, chồng chế độ pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp (Trang 78 - 86)

3.3. Giải pháp liên quan đến chế độ tài sản riêng của vợ, chồng

3.3.6. Một số giải pháp khác

Bên cạnh giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật thì các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình đƣa các quy định pháp luật vào cuộc sống cũng có ý nghĩa quan trọng. Các quy định của luật sẽ chỉ là những quy định nằm trên giấy nếu nhƣ khơng có đội ngũ thi hành luật, pháp luật không đƣợc ngƣời dân tuân theo. Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về tài sản riêng của vợ, chồng trên thực tế, tác giả xin đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử cũng nhƣ trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Cụ thể:

- Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ thẩm phán

Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ thẩm phán có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng. Thẩm phán là lực lƣợng giữ vị trí quan trọng trong việc xét xử, việc giải quyết vụ án có phù hợp với pháp luật hay khơng, có hài hịa và bảo đảm đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp hay không là phụ thuộc vào sự nhận thức, hiểu biết, tƣ duy pháp luật và kỹ năng nói và viết; kỹ năng lập luận, diễn đạt, cách đánh giá chứng cứ, thuyết phục đƣợc ngƣời nghe…của ngƣời thẩm phán. Tuy nhiên, có một thực trạng hiện nay là đội ngũ thẩm phán nƣớc ta đang thiếu vế số lƣợng và yếu về chất lƣợng. Theo tổng kết năm 2010, Ngành toà án đƣa ra con số thiếu 756 thẩm phán so với số lƣợng đƣợc UBTV Quốc hội phê duyệt. Bên cạnh đó, báo cáo của ngành tồ án về cơng tác xét xử trong nhiệm kỳ QH khoá 12 (từ ngày 01/10/2006 đến 01/10/2010) chỉ riêng Giám đốc thẩm, TAND tối cao giải quyết về Hình sự 235 vụ án với 385 bị cáo, có 329 ngƣời đƣợc minh oan bằng quyết định huỷ án để điều tra xét xử lại. Án Dân sự giải quyết 2.285 vụ, trong số này có 2.230 vụ bị huỷ án. Án Hơn nhân và gia đình giải quyết 497 vụ, có 460 vụ huỷ bản án và quyết định. Án Lao động giải quyết 20 vụ, tuyên huỷ án 15 vụ. Án Hành

75

chính giải quyết 73 vụ, toà tuyên huỷ án 66 vụ. Những số liệu này phần nào phản ánh đƣợc chất lƣợng đội ngũ thẩm phán nƣớc ta hiện nay còn nhiều yếu kém.

Để công tác giải quyết tranh chấp tài sản riêng của vợ, chồng nói riêng và cơng tác xét xử nói chung có hiệu quả thì Nhà nƣớc cần sớm có giải pháp nâng cao hơn nữa năng lực đội ngũ thẩm phán, cụ thể:

Thứ nhất, cần chú trọng công tác tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán. Trong đó, cần sớm triển khai việc thi tuyển theo hình thức cạnh tranh, cơng khai. Nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn về năng lực trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức. Hiện nay, một số khâu bổ nhiệm Thẩm phán cịn thực hiện rất hình thức. Việc thơng qua Ban Thƣờng vụ cấp ủy và Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán chủ yếu chỉ dựa trên kết quả phiếu tín nhiệm tập thể cơ quan, đề nghị của ngành. Phiếu tín nhiệm này trong nhiều trƣờng hợp khơng phản ánh đúng thực chất năng lực của ngƣời đƣợc bổ nhiệm.

Thứ hai, tăng cƣờng công tác đào tạo, tập huấn, hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh việc tăng cƣờng số lƣợng thì cịn cần phải nâng cao chất lƣợng các buổi tập huấn, đào tạo chun mơn, nghiệp vụ, từng bƣớc nâng cao trình độ, kinh nghiệm, đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp cho Thẩm phán, cán bộ Tịa án đáp ứng u cầu cơng tác xét xử nói chung và xét xử các vụ án về tranh chấp tài sản riêng của vợ, chồng nói riêng. Ngồi ra, chúng ta cần xây dựng cơ chế sàng lọc, loại bỏ những thẩm phán khơng cịn đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp.

Thứ ba, Nhà nƣớc cần có chính sách quan tâm cải thiện cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc, chế độ chính sách lƣơng bổng của đội ngũ thẩm phán. Bởi nghề thẩm phán là một nghề đặc thù, khi chúng ta đảm bảo đƣợc điều kiện vật chất thì sẽ tạo điều kiện tốt cho ngƣời thẩm phán an tâm công tác, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, cơng tâm trong xét xử. Mặt khác, khi có một chính sách hỗ trợ tốt thì chúng ta sẽ thu hút đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao để xây dựng đội ngũ thẩm phán, sớm giải quyết đƣợc bài toán thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣợng.

76

- Giải pháp nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng cho người dân

Hiện nay tình trạng hiểu biết pháp luật của ngƣời dân còn yếu. Ngƣời dân thiếu thơng tin cũng nhƣ ít tìm hiểu về các quy định về đăng ký kết hôn, về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ nhân thân, các quy định về tài sản chung, riêng của vợ chồng … Tình trạng này diễn ra mạnh tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ngay tại Hà Nội, là một trong những trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị lớn của nƣớc ta hiện nay nhƣng sự hiểu biết pháp luật HNGĐ của ngƣời dân vẫn còn nhiều yếu kém. Cụ thể trong Dự án Khảo sát thực trạng hiểu biết về luật HNGĐ ở nam nữ trƣớc khi kết hôn trên địa bàn Hà Nội do Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển và Viện Nghiên cứu Thanh niên thực hiện tiến hành vào năm 2006 – 2007 khảo sát các đối tƣợng là thanh niên nam nữ đang sống và làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ tiếp cận pháp luật HNGĐ rất thấp, “chỉ có 4.5% trong tổng số 596 thanh niên trả lời

rằng có nghiên cứu cẩn thận Luật Hơn nhân và gia đình và bên cạnh đó 95.5% cịn lại là khơng tìm hiểu kỹ về lĩnh vực này. Đa số các bạn trẻ chỉ được tiếp cận luật Hơn nhân và gia đình qua ti vi, đài báo (50.2%). Chỉ có 6.6% thanh niên đã từng đọc toàn bộ luật và 20% là xem lướt qua một vài phần nội dung của luật”. Báo cáo khảo sát cũng cho thấy về

các yếu tố kinh tế, tài sản trong gia đình nhƣ “vợ chồng phải kiếm tiền như nhau thì chỉ có

18% các bạn nam và 12.7% các bạn nữ đồng ý, 59.2% trong số bạn nam và 69.7% trong số bạn nữ khẳng định tài sản của hai vợ chồng phải là tài sản chung trong khi chỉ có 11.7% các bạn nam và các bạn nữ đồng ý với việc ai làm ra tài sản nào thì sở hữu tài sản đó”. Những con số này có thể cho chúng ta thấy thực trạng hiểu biết của ngƣời dân về

pháp luật Hơn nhân và gia đình, đặc biệt là các quy định về tài sản chung, riêng của vợ, chồng còn nhiều hạn chế. Ngƣời dân chƣa có cách hiểu đúng về chế độ tài sản của vợ chồng, điều này đƣợc thể hiện qua con số “69.7% trong số bạn nữ khẳng định tài sản của

hai vợ chồng phải là tài sản chung”, và “11.7% các bạn nam và các bạn nữ đồng ý với việc ai làm ra tài sản nào thì sở hữu tài sản đó”.

77

Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy pháp luật cho dù có hồn chỉnh đến đâu cũng chỉ là những quy định nằm trên giấy nếu các quy định đó khơng đƣợc đi vào cuộc sống, ngƣời dân thiếu ý thức pháp luật, cứ tự do sống theo kiểu của mình khơng cần biết đến luật pháp. Chính vì các lý do trên, tác giả cho rằng chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cao hiểu biết kiến thức pháp luật nói chung và pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng nói riêng cho ngƣời dân.

Thứ nhất, cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Cần tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát để biết đƣợc tình hình thực tế về trình độ hiểu biết pháp luật của ngƣời dân về pháp luật hôn nhân gia đình nói chung, và các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng nói riêng. Sự hiểu biết pháp luật của mỗi cá nhân khác nhau, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: nghề nghiệp, khu vực sống, trình độ văn hóa, giới tính... Thơng qua khảo sát, điều tra thực trạng trình độ hiểu biết pháp luật, chúng ta sẽ xác định đƣợc năng lực, nhu cầu cụ thể của từng nhóm đối tƣợng, từ đó đề ra mức độ, nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp nhằm đạt kết quả cao.

Về nội dung tuyên truyền, cần tập trung phân tích, tuyên truyền cho ngƣời dân hiểu về các quy định tài sản chung, riêng của vợ chồng.

Về hình thức tun truyền cần có sự đa dạng, phù hợp với từng đối tƣợng. Ví dụ: tuyên truyền, phổ biến trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua các hội nghị, công tác hồ giải ở cơ sở, cơng tác xét xử của Tòa án, qua tủ sách pháp luật, qua sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, qua các hội thi, các hình thức sân khấu hố, tổ chức các phiên tồ giả định…

Bên cạnh đó, nhằm để cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật đạt hiệu quả thì chúng cần cần phải nâng cao năng lực, kiến thức pháp luật về hôn nhân, chế độ tài sản của vợ chồng cho đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên pháp luật. Có thể tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, tài liệu chuyên đề về kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến

78

thức về hơn nhân gia đình nói chung và các quy định về chế độ tài sản chung, riêng của vợ chồng nói riêng.

Thứ hai, cần đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật Hôn nhân gia đình, các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng trong nhà trƣờng. Giáo dục trong nhà trƣờng các quy định pháp luật về hôn nhân gia đình, các quy định về tài sản của vợ chồng cũng là một kênh tiếp cận kiến thức pháp luật quan trọng. Nhà trƣờng có thể tổ chức các buổi học tự chọn, buổi thảo luận chuyên đề, các hội thi tìm hiểu pháp luật,…lồng ghép vào chƣơng trình học. Thơng qua các hoạt động này, học sinh, sinh viên có điều kiện nắm bắt, hiểu biết kiến thức pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng hơn.

79

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu chế độ tài sản riêng của vợ, chồng trong Pháp luật Hôn nhân và gia đình cũng nhƣ thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Toà, chúng ta thấy rằng về cơ bản các quy định pháp luật về tài sản riêng của vợ, chồng là phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân trong khâu lập pháp, cũng có nguyên nhân trong khâu thừa hành, đƣa các quy định pháp luật vào cuộc sống nên một số quy định của pháp luật về tài sản riêng của vợ, chồng chƣa đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả, một số quy định thì cịn bất cập, vƣớng mắc gây ra nhiều cách hiểu khơng thống nhất, khó khăn trong q trình áp dụng luật.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận, luật thực định cũng nhƣ thực tiễn xét xử giải quyết các tranh chấp về tài sản riêng của vợ, chồng tại cơ quan Toà án, tác giả đã chỉ ra một số bất cập, vƣớng mắc và đã đƣa ra các giải pháp để khắc phục. Giải pháp tác giả đƣa ra tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, sửa đổi quy định tại Điều 7, 32, 33 Luật HNGĐ năm 2000;

Thứ hai, sớm ban hành văn bản dƣới luật hƣớng dẫn các vấn đề liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng;

Thứ ba, cần nâng cao hơn nữa năng lực đội ngũ thẩm phán nói riêng và các cán bộ, công chức trong các cơ quan áp dụng pháp luật. Đồng thời, có những biện pháp đẩy mạnh cơng tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến và nâng cao kiến thức pháp luật về tài sản riêng của vợ, chồng cho nhân dân.

Đây là những vấn đề cần thiết phải có sự nhận thức đúng đắn. Với kết quả nghiên cứu của đề tài “Tài sản riêng của vợ, chồng: Chế độ pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh

80

quy định pháp luật về tài sản riêng của vợ, chồng cũng nhƣ q trình hồn thiện pháp luật./.

81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp năm 1992.

2. Bộ luật dân sự 1995. 3. Bộ luật dân sự 2005.

4. Luật Hơn nhân và gia đình 1959.

5. Luật Hơn nhân và gia đình 1986.

6. Luật Hơn nhân và gia đình 2000.

7. Luật Thi hành án dân sự 2008.

8. Nghị quyết 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định

của Luật Hơn nhân và gia đình.

9. Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hơn nhân và gia đình.

10. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 Hƣớng dẫn áp dụng một số

quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

11. Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa

án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình.

12. Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/01/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hơn nhân và gia đình.

13. Thơng tƣ liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Toà án nhân

dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tƣ Pháp ngày 03/01/2001 hƣớng dẫn thi hành Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hơn nhân và gia đình.

14. Bộ luật Dân sự Pháp.

15. Bộ luật Dân sự và Thƣơng mại Thái Lan.

16. Bộ Tƣ Pháp – Viện Khoa học Pháp lý (2009), “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự

82

17. Bộ Tƣ pháp, (2004), “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

năm 2000”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Lê Vĩnh Châu (2001), “Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Hôn nhân và

gia đình Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ.

19. Ngơ Văn Thâu, (2005), “Pháp luật về Hôn nhân và gia đình trước và sau cách

mạng tháng Tám”, NXB Tƣ Pháp, Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Điện (2004), “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt

Nam”, NXB Trẻ, TP.HCM.

21. Nguyễn Thế Giai (1999), “150 Câu hỏi và trả lời về pháp luật Hôn nhân và gia đình”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Phan Đăng Thanh, Trƣơng Thị Hòa (2000), “Pháp luật Hơn nhân và gia đình Việt

Nam xưa và nay”, NXB Trẻ, TP.HCM.

23. Tƣởng Duy Lƣợng, (2001), “Bình luận một số vụ án Dân sự và Hơn nhân gia

đình”, NXB Chính trị quốc gia.

24. Tạp chí Tồ án nhân dân các số 1/2011; 15/2011; 23/2011.

25. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, (2007), “Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình”, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội.

26. Trƣờng Đại học Luật TP.HCM, (2008), “Tập bài giảng Luật Hôn nhân và gia

đình”, TP. HCM.

27. Trƣờng Đại học Cần Thơ, “Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình, tập 2”.

28. Trƣờng cán bộ Tòa án (2011), “Tổng hợp vướng mắc về tố tụnghình sự, dân sự,

hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại”.

29. Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển và Viện Nghiên cứu Thanh niên, “Báo

cáo Khảo sát thực trạng hiểu biết về luật HNGĐ ở nam nữ trước khi kết hôn trên địa bàn Hà Nội”, 2007.

30. Viện Ngôn ngữ học, (2002), “Từ điển Tiếng Việt phổ thông”, NXB TP.HCM.

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ, chồng chế độ pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)