Giải pháp về thỏa thuận sát nhập tài sản riêng vào tài sản chung của

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ, chồng chế độ pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp (Trang 74)

3.3. Giải pháp liên quan đến chế độ tài sản riêng của vợ, chồng

3.3.4. Giải pháp về thỏa thuận sát nhập tài sản riêng vào tài sản chung của

Pháp luật HNGĐ cần có quy định thừa nhận văn bản thoả thuận sáp nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng theo hƣớng thừa nhận văn bản thể hiện sự thỏa thuận sáp nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải thể hiện dƣới hình thức trực tiếp, có chữ ký của cả vợ chồng. Văn bản thể hiện sự thoả thuận sát nhập này cịn có thể tồn tại dƣới các hình thức gián tiếp, trong đó thể hiện đƣợc ý chí của ngƣời có tài sản riêng rằng họ đã tự nguyện nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng. Hay nói cách khác dễ hiểu hơn là pháp luật cần có quy định thừa nhận việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng thì chỉ cần có văn bản (dƣới mọi hình thức) thể hiện rõ ý chí và có chữ ký của bên vợ hoặc bên chồng có tài sản riêng là đủ căn cứ để xác định ngƣời có tài sản riêng đã nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng. Thực tiễn xét xử thời gian qua cũng cho thấy tuy tồn tại hai quan điểm trái chiều nhau nhƣng đa phần các Tòa đều thừa nhận văn bản thỏa thuận sát nhập có thể tồn tại dƣới các hình thức gián tiếp. Tuy nhiên, để thống nhất đƣờng lối xét xử liên quan đến vấn dề này, thiết nghĩ trong thời gian tới Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan có thẩm quyền liên quan cần phối hợp ban hành văn bản hƣớng dẫn về vấn đề này theo hƣớng trên để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ, chồng chế độ pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)