Rèn luyện kỹ năng đọc có hiệu quả

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Nghề Công nghệ ô tô Trung cấp) (Trang 56 - 62)

- Phân nhịp: Trong một bản nhạc có những khi phải dừng lại một nhịp, có những khi phải dồn dập, lại có lúc nhịp nhàng khoan thai Quan trọng nhất là khi nói ta phải nhấn

4. Kỹ năng đọc

4.2. Rèn luyện kỹ năng đọc có hiệu quả

Để hình thành phương pháp đọc sách, bước đầu các bạn nên áp dụng quy trình sau

đây. Dần dần, trên cơ sởđó, các bạn có thể tìm được một phương pháp phù hợp.

Bước 1: Xác định mục đích đọc sách.

Đây là vấn đề rất quan trọng. X.I. Povarlin đã nói: "Phương pháp đọc tuỳ thuộc vào mục

đích, và hồn tồn do mục đích quy định". Mục đích đọc sách sẽ chi phối tồn bộ q trình đọc sách. Xác định được mục đích đọc sách sẽ giúp các bạn tránh được đọc tràn lan, tốn công sức và thời gian. Mục đích đọc cịn giúp các bạn có cách đọc hợp lí, phù hợp với nhiệm vụ và thời gian có thể dành cho đọc sách.

Xác định mục đích đọc sách là trả lời câu hỏi: "Đọc để làm gì?". Từ đó mới trả lời được câu hỏi: "Đọc sách gì, chỗ nào, và đọc như thế nào?".

Mục đích đọc sách còn quyết định cả phương hướng khai thác vấn đề trong cùng một cuốn sách. Ví dụ, khi đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, có bạn u thơ thì tìm những cách diễn đạt các sự vật, hiện tượng bằng thơ và những câu thơ lục bát hay; có bạn tìm hiểu cuộc đời nàng Kiều và cốt truyện; có bạn lại qua đó mà hiểu biết đời sống văn hố,

phong tục, tập quán, lễ nghi phong kiến; có bạn lại đi tìm sự phê phán những định kiến và luật lệ đã áp bức người phụ nữ... Vì vậy, xác định rõ mục đích đọc sách là việc làm quan trọng trước tiên đối với mỗi người chúng ta.

Bước 2: Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách.

Bạn đọc hai trang đầu và trang cuối của cuốn sách để biết: - Tên cuốn sách.

- Tên tác giả.

- Tên nhà xuất bản. - Năm xuất bản.

57

- Lần xuất bản.

Bạn không nên xem thường thao tác này. Những thông tin trên đây sẽ giúp bạn rất nhiều. Bạn vừa đọc xong một quyển sách hay, bạn gặp một người bạn thân và trò chuyện huyên thuyên với người bạn này về quyển sách đó. Nhưng khi người bạn hỏi tên quyển sách và tên tác giả để bạn đó tìm đọc, thì bạn lại khơng nhớ, khơng trả lời được. Bạn có rơi vào

tình trạng này bao giờ chưa? Nếu có thì chắc chắn là bạn đã bỏ qua thao tác tưởng chừng vơ ích ở trên rồi đó.

Khơng chỉ vậy, những thơng tin này cịn rất tiện lợi khi bạn đi mua sách và tìm sách trong

thư viện. Bạn sẽ cung cấp những thông tin về quyển sách bạn cần tìm cho nhân viên nhà sách hoặc người thủ thư, và họ sẽ giúp bạn tìm quyển sách đó một cách dễ dàng. Đứng

trước những kệ sách với không biết cơ man nào là sách, mà khơng có được những thơng tin trên, thì làm sao bạn có thểnào tìm được quyển sách bạn cần. Phải không bạn?

Bước 3: Xem mục lục.

Mục lục cuốn sách phản ánh dàn ý chung và đơn giản của nội dung, đơi khi cịn phản ánh cả dàn ý logic của nó. Bước này giúp bạn giải đáp được câu hỏi: "Cuốn sách có những nội dung gì, theo trật tự nào?".

Bước 4: Xem lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu.

Bạn đọc lời giới thiệu hay lời tựa để biết cuốn sách đề cập đến vấn đề gì, đối tượng nào sử dụng cuốn sách có ích hơn cảvà phương pháp đọc có hiệu quả.

Lời nói đầu do tác giả cuốn sách viết. Qua lời nói đầu, bạn dễ dàng hiểu được ý đồ của tác giả, hình dung được một cách khái quát vấn đề cơ bản được đề cập và tác dụng; mục đích của cuốn sách mà tác giả mong muốn; biết vấn đề quan trọng nhất cuốn sách sẽ trình

bày. Đơi khi, qua lời mở đầu, bạn còn thu lượm được cả lời khuyên của tác giả nên tìm

hiểu và nghiên cứu cuốn sách như thế nào.

Bước 5: Xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách.

Mục đích của việc xem lời kết luận và tóm tắt của cuốn sách là để thấy rõ nội dung cơ

58

trình bày. Đồng thời, qua lời kết luận và tóm tắt, bạn còn thấy vấn đề chưa được giải quyết đầy đủ, phương hướng phát triển tiếp tục của chúng.

Theo nguyên tắc, tác giả phải viết lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách. Nhưng hiện nay không hiểu sao một số tác giả lại bỏ qua công việc này.

Bước 6: Đọc một vài đoạn.

Sau khi đã có được thơng tin về nội dung và mục đích cuốn sách, bạn sẽ trực tiếp tìm hiểu vào nội dung bằng cách đọc qua một sốđoạn, phát hiện những đoạn lí thú, có giá trị. Nhờ đọc qua một vài đoạn như vậy, những nhận định về nội dung cuốn sách sẽ dần được chính xác hố, tạo điều kiện cho bước đọc sau.

Bước 7: Đọc thực sự(hay đọc đi sâu)

Để lĩnh hội được những tri thức cần thiết, đạt được mục đích đọc sách, bạn cần phải đi

sâu nghiên cứu cuốn sách. Cơng việc này địi hỏi bạn phải có kĩ thuật đọc. Ghi chép một cách khoa học những điều đã đọc:

Đọc sách có hiệu quả thể hiện ở kết quả ghi chép. Đọc sách không thể thiếu ghi chép. Ghi chép trong khi đọc sách sẽ động viên được sự chú ý, giảm mệt mỏi. Ghi chép còn giúp các bạn kiểm tra mức độ lĩnh hội tài liệu, tạo cơ sở để ghi nhớ những kiến thức đã tiếp thu.

V.I. Lenin có trí nhớ tuyệt vời, nhưng người luôn ghi chép đầy đủ những điều đã đọc, đã nghĩ.

D.I. Mendeleev nói: "Ý nghĩ khơng được ghi chép lại chỉ là một kho báu bị giấu biệt".

SQ3R (hay còn được viết là SQRRR) là một từ viết tắt bởi 5 chữ cái đầu của 5 từ

Tiếng Anh là Survey, Question, Read, Recite và Review. Đây là những từ dùng để chỉ 5

bước đọc hiệu quả, cụ thể bao gồm: Quan sát, Hỏi, Đọc, Trả bài và Xem lại. Phương pháp này được tác giả người Mỹ Francis Pleasant Robinson nêu ra trong cuốn sách học tập

hiệu quả (Effective Study) năm 1946 và đến nay đã trở thành phương pháp rèn luyện kĩ năng rất nổi tiếng trên thế giới. Bài viết dưới đây chia sẻ cùng bạn đọc nội dung căn bản của phương pháp này.

59

Muốn tìm đường, bạn xem bản đồ. Muốn hiểu được về một cuốn tài liệu, trước tiên bạn cần quan sát một cách tổng quan về tài liệu đó. Một cuốn sách hay một bài báo khoa học

nào cũng thường có phần mục lục tổng quan, phần tóm tắt, bạn hãy bắt tay ngay vào đọc phần đó, thay vì đọc ngay từng chương, từng đoạn cụ thể ngay. Khi đọc tựa đề, phần giới thiệu, mục lục bạn sẽ có một cái nhìn tổng qt về những điểm chính yếu của tác phẩm. Mục lục cho bạn biết tiêu đề chính, tiêu đề phụ và những nội dung khác của tài liệu. Đây là bước quan trọng đểxác định các ý chính và hình thành nên các câu hỏi về nội dung cho phần tiếp theo.

Đọc phần tổng quan sẽ giúp bạn định hướng việc đọc được tốt hơn, cụ thể bạn nắm được:

Tác giả cuốn sách hay bài báo đó là ai? Nội dung cuốn sách/bài đọc đó viết về cái gì? Cấu trúc của cuốn sách được thiết kế ra sao (Tên chương, Tiểu mục…)? Phần nào là phần bắt buộc cần đọc và phần nào bạn muốn đọc nhất?...

Bước 2: Question (Hỏi)

Muốn đọc có hiệu quả thì người đọc cần phải đặt trước các câu hỏi. Nêu câu hỏi về nội dung của phần đọc, bằng cách đưa tiêu đề và tiểu mục vào nội dung các câu hỏi, rồi sau

đó tìm kiếm câu trả lời theo nội dung của tài liệu. Câu hỏi nên tập trung vào những vấn đề

chính yếu như (Cái gì - What, tại sao - Why, bằng cách nào - How, ai- Who, khi nào - When và ở đâu – Where). Chẳng hạn như: Chương này nói về vấn đề gì? Mình đã biết gì

trước về vấn đề mà cuốn sách đề cập? Vấn đề mới này sẽ bổ sung thêm những kiến thức gì cho mình? Khái niệm nào được coi là khái niệm chìa khóa (key words)?

Bạn hãy viết ra tất cả các câu hỏi để sau khi đọc xong bạn có thể kiểm chứng lại xem, liệu nội dung của bài đọc đó có trả lời đúng câu hỏi đặt ra hay khơng.

Sở dĩ phải đặt câu hỏi vì như vậy có hai tác dụng: Thứ nhất, những câu hỏi đó giúp bạn định hướng trước việc đọc, xác định mục đích của việc đọc; Thứ hai, bạn sẽ hiểu và nhớ

nội dung sau khi đọc một cách dễ dàng và lơ –gích hơn. Bước 3: Read (Đọc)

Sử dụng những nền tảng đã có của phần khảo sát (S) và câu hỏi (Q) để bắt đầu đọc (R) một cách chủ động.

Khi đọc, bạn phải luôn tư duy trong đầu câu hỏi của mình (Q). Bạn hãy đọc bằng sự đam mê, tị mị và chăm chú để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đó.

60

Nhiều bạn thường mắc lỗi là đọc quá nhiều một lần. Như vậy không tốt, hãy đọc từng phần ngắn và chỉđọc những gì liên quan đến những câu hỏi đặt ra.

Khi đọc, bạn hãy tìm những ý chính (main ideas). Ý chính đó thường được nhận diện bằng những dấu hiệu như: “Tóm lại có thể kết luận […]”, "Thứ nhất, [....]"“Quan trọng là

[…]”. Các ý chính có thể được minh họa bằng các thí dụ. Khi đọc, bạn hãy cố gắng tách các vấn đề tiểu tiết ra khỏi ý chính.v Đọc để hiểu nhanh ý chính là một kĩ năng rất cần thiết đối với một nhà luật học. Đọc một cuốn giáo trình hay một bài báo khoa học hoàn tồn khơng giống với việc đọc một cuốn tiểu thuyết. Với một cuốn tiểu thuyết, bạn có thể đọc từ chương đầu đến chương cuối, nhưng với các giáo trình, sách báo khoa học, bạn

cần phải nắm bắt được nội dung chính các thơng tin. Bộ não của chúng ta về nguyên lý

khi đọc nhanh tiếp thu tốt hơn là đọc chậm. Bởi lẽ việc hiểu đoạn văn không phụ thuộc vào từng chữ cái hay từng từđơn lẻ mà là trong ngữ cảnh với những từ chìa khóa.[1] Bạn chỉ nên đánh dấu phần nào quan trọng bằng các ký hiệu do mình chọn, mình hiểu một cách thống nhất. Chẳng hạn: ĐN – Định nghĩa VĐ – Có vấn đề CH – Câu hỏi ĐK – Điều kiện HQPL – Hệ quả pháp lý S - Tóm lại ? - Chưa rõ !?! – Nghi ngờ tính xác thực [...]

Có thể khi đọc bạn sẽ gặp những từ hoặc thuật ngữ không rõ nghĩa, đặc biệt khi đọc tài

liệu tiếng nước ngoài. Bạn nên ln có bên mình khi đọc một cuốn từđiển chun ngành.

Lúc đầu bạn sẽ thấy bất tiện vì ngắt quãng việc đọc, nhưng lâu dần sẽ quen và việc tra từ đó sẽ nâng cao đáng kể khả năng đọc hiểu của bạn. Việc tra từ điển không nhất thiết phải

thực hiện trong khi đọc, mà có thể thực hiện sau mỗi phần hoặc sau khi đọc xong một

đoạn ngắn.

61

Quan trọng nhất ở phần này là bạn phải liên hệ những điều mình vừa đọc với những điều

đã biết, dùng ngơn ngữ của mình để trả lời các câu hỏi. Việc làm này sẽ khiến việc đọc của bạn hoàn tồn chủđộng và rèn luyện được tư duy tích cực trong việc đọc tài liệu. Chữ “R” tiếp theo liên quan đến vấn đề trả bài (Recite). Mục đích chính của bước này là bạn nhắc lại được những gì đã đọc được đã được ghi nhớ bằng hình thức tự viết ra hoặc trả lời miệng được câu trả lời bạn đặt ra ởbước 2.

Bước 5: Review (Xem lại)

Đây là bước kiểm tra lại xem việc trả lời các câu hỏi của bạn đã đúng chưa. Sau phần này bạn sẽ tìm ra: Bạn có tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi của mình khơng? Cái gì là cái bạn đã học được và hiểu được?

Xem lại là một bước quan trọng để đánh giá xem mình đã thu nhận đựợc gì sau khi đọc. Bạn có thể kiểm chứng được việc đó bằng cách kiểm tra lại đoạn vừa đọc, đối chiếu với câu hỏi và tự bổ sung, thêm những ý cịn thiếu.

Bạn cũng có thể chỉnh sửa lại câu hỏi lại một lần nữa cho phù hợp nhất với nội dung mà bạn đã trả lời. Nếu bạn nêu câu hỏi chưa phù hợp hoặc Tiêu đề của tác giả khơng sát với nội dung được trình bầy thì bạn có thể sửa lại hoặc đưa ra những đánh giá riêng của mình.

Phương pháp SQRRR đến nay đã trở thành một phương pháp đọc tài liệu hiệu quả nổi tiếng trên thế giới. Phương pháp này đem lại rất nhiều lợi ích: Trước hết, đó là một

phương pháp tư duy tích cực, tránh việc học thụ động; Thứ hai, phương pháp này giúp

bạn cải thiện đáng kể hiệu quả và thời gian học tập, nghiên cứu và Thứ ba, quan trọng nhất là phương pháp này giúp bạn khắc sâu những kiến thức học được vào tâm trí mình và biến nó thành của mình. Tuy nhiên, những lợi ích đó khơng tự nhiên có, mà địi hỏi

việc rèn luyện hàng ngày, nghiêm túc mới có thể có được.

Thói quen xấu khi đọc Giải pháp

Đọc chậm và không tập trung Tập luyện việc tập trung bằng mọi cách. Tự thúc ép trong khi đọc: cần đọc “nhanh!”

Đọc từng từ một tách rời Khi đọc cần mở rộng phạm vi quan sát, làm sao

bạn có thể nhìn được nhiều từ cùng một lúc, đặt từ đó trong câu và ngữ cảnh cụ thể.

Đọc kiểu đánh vần từng chữ cái Không ai phải đọc đủ từng chữ cái để biết từ đó. Khi cần đọc nhanh, bạn phải đọc từ/cụm từ đặt nó trong ngữ cảnh để hiểu, chứ không phải đưa

62

mắt mất thời gian đọc từng chữ cái.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Nghề Công nghệ ô tô Trung cấp) (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)