Xuất một số giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ tại thị trấn Tân Kỳ tỉnh Nghệ An (Trang 65)

3.3.6.1.Giải pháp về tổ chức

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của huyện để trình UBND tỉnh phê duyệt đồng thời phê duyệt quy hoạch, kế hoạch cho các xã trong huyện.

- Hoàn chỉnh giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình và cá nhân.

- Chỉ đạo Hạt kiểm lâm tăng cường cán bộ kiểm lâm về xã, đào tạo cán bộ nông lâm nghiệp đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao để có khả năng thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

- Chỉ đạo các ngành chuyên môn ở huyện triển khai quán triệt luật bảo vệ và phát triển rừng cũng như thực thi các nhiệm vụ liên quan.

- Tổ chức chỉ đạo các xã thực hiện các chương trình, dự án cũng như triển khai thi hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Tăng cường quan hệ để có mối liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định cho người dân tham gia trồng rừng tiến tới xây dựng nhà máy chế biến tại chỗ khi có đầy đủ nguyên liệu. Kêu gọi, thu hút đầu tư từ bên ngoài về phát triển lâm nghiệp.

3.3.6.2. Giải pháp về kỹ thuật

- Ứng dụng KHKT về giống cây lâm nghiệp

Giống có vai trò quan trọng trong việc trồng rừng thâm canh cũng như trồng rừng phòng hộ. Do vậy cần phải chọn lọc, cải tạo giống có chất lượng tốt, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng với điều kiện lập địa ở địa phương. Đưa các giống cây đã được cải thiện giống tốt vào trồng rừng nguyên liệu (rừng sản xuất).

Ngoài việc sử dụng tạo giống theo phương pháp truyền thống từ hạt thì cần phải thay đổi phương pháp tạo giống mới đó là tạo giống bằng phương pháp dâm hom, nuôi cấy mô, nhằm mục tiêu sản xuất giống hàng loạt phục vụ sản xuất trồng rừng công nghiệp.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác khoa học kỹ thuật về giống cây trồng rừng. đảm bảo tốt cả chất lượng và số lượng về giống cây trồng rừng trên cơ sở dự án giống lâm nghiệp phục vụ phát triển lâm nghiệp đến năm 2020 của UBND tỉnh Nghệ An

- Thực hiện thâm canh rừng

Thay đổi phương thức trồng rừng quảng canh sang trồng rừng thâm canh. thâm canh cao trong trồng rừng sản xuất (rừng nguyên liệu giấy). Việc thâm canh cần phải bắt đầu từ khâu giống. Giống phải được tuyển chọn, lựa chọn giống tốt, sinh trưởng nhanh, có năng suất cao. Trong quá trình trồng rừng cần phón phân trước lúc trồng và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. cần chú ý phòng trừ sâu bênh hại

Đối với trồng rừng phòng hộ cần thay đổi tiêu chuẩn cây con đem trồng đó là cây con đem trồng phải có chiều cao tối tiểu bằng 1 mét mục đích tăng khả năng thành rừng nhanh chóng.

- Phục hồi rừng tự nhiên. Xây dựng các mô hình quản lý rừng bền vững + Đối với rừng phục hồi là rừng sản xuất cần tiến hành thiết kế nuôi dưỡng rừng + Trong rừng phòng hộ tất cả các diện tích đất có trạng thái IC. một phần IB và cần tiến hành đưa và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

+ Đưa ra các mô hình nông lâm kết hợp nhằm góp phần ổn định đời số và quản lý rừng bền vững

3.3.6.3 Giải pháp về chính sách

- Hoàn thiện hồ sơ giao đất. giao rừng cho các đối tượng để sử dụng lâu dài và mục đích lâm nghiệp trong đó chỉ đạo chặt chẽ việc giao đất, giao rừng trên thực địa đối với từng loại rừng.

- Cần làm rõ cho người dân nhận thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ khi được giao đất, giao rừng. Phải thực sự coi rừng như vườn nhà của mình để họ có trách nhiệm cao nhất gắn bó đời sống gia đình với đất và rừng được giao.

- Khuyến khích những chủ rừng làm tốt có hiệu quả để nhân rộng ra các hộ khác và xử lý nghiêm những chủ rừng vi phạm luật về đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Sau khi giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc hợp đồng giao khoán, bước tiếp theo là giúp người dân một cách toàn diện thông qua cơ chế chính sách đầu tư hỗ trợ ban đầu hướng dẫn sản xuất, kỹ thuật canh tác sao cho hiệu quả nhất.

- Chính sách hưởng lợi sau giao đất, khoán rừng

+ Hoàn thiện hồ sơ giao đất, giao rừng như làm rõ diện tích, trạng thái rừng, loại rừng khi giao cho các đối tượng để làm căn cứ xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận đất, nhận rừng.

+ Cần nghiên cứu soạn thảo văn bản để hướng dẫn thực hiện Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của thủ tưởng chính phủ nhằm phù hợp với điều kiện của từng địa phương trong đó quy định rõ quyền hưởng lợi, nghĩa vụ trong các trường hợp sau:

- Hộ gia đình cá nhân cộng đồng được giao được thuê rừng và đất rừng sản xuất

- Hộ gia đình cá nhân cộng đồng được giao được thuê rừng và đất rừng phòng hộ

- Kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách trên để đảm bảo thực hiện tốt lợi ích của người dân nhà nước và cộng đồng.

- Cần phổ biến rộng rãi luật bảo vệ và phát triển rừng cũng như các chủ trương chính sách ưu tiên của Đảng và nhà nước cho mọi tầng lớp nhân dân và cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước để họ yên tâm đầu tư vào lĩnh vực phát triển vốn rừng và chế biến lâm sản vào các lĩnh vực bảo tồn nguồn gen động thực vật quí hiếm ...

3.3.6.4. Giải pháp về vốn đầu tư

- Tăng cường đầu tư bằng ngân sách của nhà nước cho việc bảo vệ và phát triển rừng sản xuất và khoanh nuôi rừng phòng hộ.

- Kêu gọi nguồn vốn đầu tư hỗ trợ trong và ngoài nước - Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn

Đặc thù của sản xuất lâm nghiệp là các sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu ngoài trời chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên có độ rủi ro cao vì vậy việc lập kế hoạch chọn các nhà đầu tư là rất quan trọng đồng thời việc chỉ đạo quản lý đầu tư đúng đối tượng đúng mục đích là vấn đề cấp thiết nhất hiện nay. Mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

Để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư ngoài việc chỉ đạo kiểm tra nghiệm thu hàng năm cần phải tổ chức giám sát đánh giá từng chương trình từng hạng mục từng dự án cụ thể bằng các báo cáo kiểm toán chuyên ngành.

PHẦN IV

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể rút ra một số kết luận chính sau đây:

- Việc quản lý sử dụng đất rừng của BQL Tân Kỳ còn nhiều bất cập. Đất lâm nghiệp đã được giao nhưng việc thực hiện sử dụng đất còn chưa đúng theo các quy định của Nhà nước nên chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng đất rừng. tình trạng cháy rừng, xâm lấn đất rừng vẫn còn xẩy ra... Công tác quy hoạch rừng chưa sát với thực tiễn và định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện nhân dân không yên tâm đầu tư sản xuất… Với những lý do trên việc quy hoạch lại rừng Tân Kỳ là hết sức cần thiết nhằm quản lý sử dụng, phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên rừng quý báu của huyện.

+ Việc đề xuất quy hoạch 3 loại rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất làm cơ sở cho việc phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện kết hợp việc thi hành luật đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng một cách nghiêm túc.

+ Đề tài đã đề xuất tập đoàn loài cây trồng phù hợp cho vấn đề trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Ngoài việc củng cố lại tổ chức quản lý cũng được đặt ra hợp lý giúp cho công tác quản lý ngày càng tốt hơn, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Thực hiện các giải pháp quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng nêu trên góp phần phát triển kinh tế và làm phong phú tài nguyên thiên nhiên rừng của huyện đáp ứng nhu cầu về phòng hộ,môi trường trong những năm tới.

+ Các kết quả nghiên cứu ở trên là cơ sở ứng dụng có hiệu quả trong quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên rừng của huyện. Tuy nhiên do thời gian và năng lực có hạn đề tài chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ về năng suất chất lượng cây trồng để tính toán hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội một cách chính xác. Trong các nghiên cứu tiếp theo những vấn đề này cần được quan tâm giải quyết một cách nghiêm túc và toàn diện hơn.

4.2. Tồn tại

Với điều kiện thời gian, nhân lực và kinh phí hạn hẹp nên đề tài chỉ mới đề cập tới những nội dung cơ bản của quy hoạch lâm nghiệp BQL rừng phòng hộ thị trấn Tân Kỳ-tỉnh Nghệ An. Đề tài còn một số hạn chế nhất định:

+ Chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ về năng suất, chất lượng cây trồng để tính toán hiệu quả kinh tế một cách chính xác.

+ Hiệu quả môi trường và xã hội mới chỉ dừng lại ở định tính

+ Chưa đưa ra được phương thức khai thác và trính toán lượng khai thác cho cả hai đối tượng rừng sản xuất và rừng phòng hộ.

Công việc này sẽ được các cơ quan chuyên môn và địa phương quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới.

4.3. Khuyến nghị

Để thực hiện các nội dung quy hoạch. chúng tôi xin đề nghị:

+ UBND tỉnh chỉ đạo sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên & Môi trường và các ngành có liên quan phối hợp cùng với UBND huyện khẩn trương tiến hành xác định, đóng mốc ranh giới 3 loại rừng trên thực địa làm cơ sở cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng trên địa bàn huyện.

+ UBND huyện trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng đã được phê duyệt đẩy nhanh tiến độ giao đất lâm nghiệp trên địa bàn các xã có rừng cho hộ gia đình hoặc cá nhân theo quy định của Luật đất đai năm 2003. chỉ đạo thực hiện dự án phòng chống cháy rừng lập dự án trồng rừng mới để thực hiện công tác phát triển vốn rừng giai đoạn năm 2009 -2020 của huyện có hiệu quả.

+ Việc quy hoạch lại rừng huyện Tân Kỳ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Vì vậy đề nghị tỉnh và các cấp cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển dân sinh kinh tế vùng gò đồi, chính sách quản lý bảo vệ rừng phù hợp với đặc thù của huyện tạo công ăn việc làm mới để giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ NN & PTNT (2002), Quyết định số 78/2002/QĐ/BN- KL V/v Ban

hành QTKT theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trong lực lượng kiểm lâm

2. Bộ NN&PTNT (2004), Hướng dẫn đánh giá rừng quản lý bền vững theo

bộ tiêu chuẩn quốc gia.

3. Bộ NN&PTNT (2005), Quyết định số 61/2005/QĐ- BNN ngày

12/10/2005 V/v ban hành qui định tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ

4. Bộ NN&PTNT, Vụ khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm, Văn

bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

5. Bộ NN&PTNT (2005), Quyết định số 40/2005/QĐ- BNN ngày

07/07/2005 về Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác

6. Bộ NN&PTNT (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp

7. BQL rừng phòng hộ Tân Kỳ (2011), Báo cáo tóm tắt điều kiện tự nhiên,

kinh tế xã hội và chiến lược phát triển của BQL.

8. Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nghị định

163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp .

9. Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về việc hướng dẫn thi hành luật đất đai.

10.Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định

23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 về việc hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ và phát triển rừng.

11. Đoàn điều tra quy hoạch Nông nghiệp Nghệ An(2005), kết quả điều tra

12. Đoàn điều tra quy hoạch Lâm nghiệp Nghệ An(2006), Báo cáo kết quả

rà soát 3 loại rừng tỉnh Nghệ An

13. Hà Quang Khải (2002), Đất lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 14. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, NXB Nông

nghiệp

15. Lê Sỹ Việt, Trần Hữu Viên (1999), Giáo trình quy hoạch Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

16.Phạm Xuân Hoàn (2004), Một số vấn đề trong lâm học nhiệt đới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật đất đai

18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Luật bảo vệ và phát triển

rừng

19.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005) Luật bảo vệ môi trường

20. Thủ tướng Chính Phủ (2006), Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày

14/6/2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng.

21.Thủ tướng Chính Phủ (2008), Quyết định 18/2007/QĐ-TTg ngày

05/02/2007 về việc phê duyệt chiến lược phát triển Việt nam giai đoạn 2006 – 2020.

22.Trần Hữu Dào (1997), Quản lý dự án, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

23.Trần Hữu Viên (2005), Giáo trình Cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ, Bài giảng sau đại học

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ tại thị trấn Tân Kỳ tỉnh Nghệ An (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w