Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển lâm nghiệp BQL Tân Kỳ

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ tại thị trấn Tân Kỳ tỉnh Nghệ An (Trang 46)

giai đoạn 2012-2020

3.2.1.1. Quan điểm phát triển lâm nghiệp a) Căn cứ xác định:

- Căn cứ vào định hướng phát triển lâm nghiệp đối với vùng Bắc Trung Bộ của chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia (giai đoạn 2006-2020):

+ Tập trung xây dựng và củng cố các khu rừng phòng hộ đầu nguồn.

+ Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu gỗ và lâm sản phi gỗ gắn với công nghiệp chế biến để hình thành các vùng công nghiệp lâm sản của địa phương trên cơ sở tiềm năng và thị trường. Đẩy mạnh chế biến lâm sản (trước mắt là dăm giấy) và phát triển các làng nghề nông thôn, chú ý chế biến lâm sản phi gỗ.

+ Đẩy mạnh xã hội hoá nghề rừng, thông qua hình thức quản lý cộng đồng đặc biệt đối với những khu rừng phòng hộ đầu nguồn, phân tán và các hoạt động cải thiện đất rừng nghèo kiệt ...

- Căn cứ vào quan điểm phát triển lâm nghiệp của Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Nghệ An (giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến năm 2020):

+ Phát triển rừng là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tạo lập môi trường bền vững để phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng.

+ Phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện và có hệ thống trên cơ sở phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đa dạng các sản phẩm, phát triển những mặt hàng có thế mạnh.

+ Phát triển lâm nghiệp gắn với công tác bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng, trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất lâm nghiệp và chế biến lâm sản. Gắn phát triển các vùng nguyên liệu tập trung với công nghiệp chế biến lâm sản.

+ Tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.

- Căn cứ vào nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ huyện Tân Kỳ lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2005-2010

b) Quan điểm phát triển lâm nghiệp huyện Tân Kỳ

- Phát triển lâm nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tạo lập môi trường sinh thái bền vững, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội, góp phần ổn định chính trị, an ninh quốc phòng trên địa bàn.

- Phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện và có hệ thống trên cơ sở phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội của huyện. Đa dạng các sản phẩm đi đôi với công tác phát triển những mặt hàng có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường khu vực và có khả năng xuất khẩu.

- Phát triển lâm nghiệp gắn với bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng trên cơ sở áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất lâm nghiệp

- Xây dựng các chính sách phù hợp nhằm xã hội hoá nghề rừng, động viên đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia bảo vệ và phát triển vốn rừng. Gắn phát triển các vùng nguyên liệu tập trung với công nghiệp chế biến lâm sản của địa phương.

- Tận dụng triệt để khả năng tái sinh và phục hồi tự nhiên của thảm thực vật trên diện tích đất trống, đặc biệt là rừng phòng hộ. Đối với rừng sản xuất, trồng rừng thay thế trên diện tích đất trống, nghiên cứu khả năng nuôi dưỡng rừng có khả năng phục hồi.

- Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng tập trung, nhằm nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

- Từng bước nâng cao chất lượng rừng trồng bằng các biện pháp trồng rừng thâm canh, lựa chọn giống cây trồng nhằm tăng sản lượng rừng, đáp ứng mục tiêu kinh doanh, kết hợp khả năng phòng hộ.

3.2.1.2. Định hướng phát phát triển lâm nghiệp huyện Tân Kỳ đến năm 2020 a) Xây dựng và ổn định các loại rừng trên địa bàn

Theo chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng và Quyết định số 482/QĐ- UBND. NN ngày 02/02/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Nghệ An. Định hướng phát triển lâm nghiệp huyện Tân Kỳ từ năm 2009 - 2020 là:

- Bảo vệ và phát triển vốn rừng, thực hiện xã hội hoá nghề rừng trên cơ sở tổ chức, quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng, giao đất, giao rừng nhằm giải quyết tốt mục tiêu phòng hộ, an ninh môi trường, cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, chế biến gỗ và lâm sản, lâm sản ngoài gỗ và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, xây dựng nền lâm nghiệp phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

- Phân định rõ ranh giới ba loại rừng trên thực địa, theo quyết định số 482/QĐ-UBND.NN ngày 02/02/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kết quả rà soát qui hoạch 3 loại rừng tỉnh Nghệ An nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng của huyện giai đoạn 2009-2020.

+ Về phân cấp quản lý rừng theo quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp:

Đối với cấp huyện: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên phạm vi của huyện. Chỉ đạo UBND các xã thực hiện quyết định 245/TTg của Thủ tướng chính phủ về trách nhiệm quản lý nhà nước của UBND các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của UBND các xã trong huyện và cấp giấy chứng nhận QSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng theo quy định hiện hành. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch của UBND các xã, cũng như các đối tượng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

Đối với cấp xã: Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trình UBND huyện phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quản lý bảo vệ và phát triển rừng của các chủ rừng trên địa bàn xã, của hộ dân và cá nhân nhận đất, nhận rừng để sản xuất kinh doanh.

+ Về xã hội hoá nghề rừng: Tập trung xã hội hoá nghề rừng sâu rộng ở các mặt, chú trọng xã hội hoá công tác trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, nhân rộng các mô hình sản xuất nông- lâm kết hợp.

b) Sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp

- Tiếp tục tuyển chọn, xác định cơ cấu cây trồng hợp lý trên cơ sở phát huy tốt các chức năng phòng hộ, kinh tế của rừng nhằm đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất.

- Chấm dứt tình trạng khai thác trái phép gỗ rừng tự nhiên. Tập trung phát triển rừng trồng, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, phục vụ nguyên liệu công nghiệp chế biến.

- Gắn các cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu để vừa giải quyết và ổn định đầu vào cho cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm kết quả rừng trồng cho người trồng rừng. Gắn thị trường với người trồng rừng trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ “bốn nhà”: Nhà nông-Nhà nước-Nhà khoa học-Nhà doanh nghiệp.

- Ưu tiên trồng rừng phòng hộ và các đai rừng phòng hộ ven sông, hồ, đập, mục đích để bảo vệ đê điều, làng xóm, chống xói mòn sụt lở đất. Hạn chế thấp nhất tác hại của bão lụt…

c) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành lâm nghiệp.

- Tiếp tục củng cố, mở rộng và hiện đại hoá một số cơ sở chế biến lâm sản trong và ngoài quốc doanh. Các cơ sở chế biến và ngành chế biến lâm sản là động lực của quá trình xây dựng rừng, làm giàu rừng.

- Đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, dây chuyền công nghệ tiên tiến để sử dụng tổng hợp nguyên liệu lâm sản, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

- Đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, giúp phát hiện và xử lý các ổ dịch sâu bệnh cũng như cháy rừng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn về kinh tế và môi trường.

- Đầu tư xây dựng nâng cấp các vườn ươm với công nghệ dâm hom để tạo cây con phục vụ cho trồng rừng thâm canh nói riêng cũng như công tác phát triển rừng nói chung.

3.2.1.3. Mục tiêu phát triển lâm nghiệp huyện Tân Kỳ

Từ những dự báo và quan điểm nêu trên, mục tiêu phát triển lâm nghiệp huyện Tân Kỳ giai đoạn 2009-2020 là:

- Bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng hiện có, ưu tiên trồng rừng phòng hộ, trồng rừng nguyên liệu tập trung, hướng tới phát triển bền vững.

- Xã hội hoá nghề rừng trên cơ sở tổ chức hợp lý nguồn tài nguyên rừng nhằm giải quyết tốt mục tiêu nâng cao chất lượng rừng trồng, nâng cao giá trị rừng bằng các loài cây kinh tế, để các hộ dân có thể sống được bằng nghề rừng.

- Đảm bảo tốt chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học vừa cung cấp lâm sản góp phần phát triển kinh tế-xã hội của huyện.

- Nâng độ che phủ của rừng từ 26% hiện nay lên 45% vào năm 2014 và ổn định độ che phủ của rừng 55% vào năm 2020.

Bảng 3.4 : Chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp huyện giai đoạn 2010-2020

Hạng mục Năm

A. Về môi trường

+ Phấn đấu đưa độ che phủ của rừng toàn huyện (%) 26% 45% 55% + Rừng phòng hộ (ha) 5.185,8 6.685,8 8.507,2 + Rừng sản xuất (ha) 18.072,9 25.572,9 29.356,8 B. Về kinh tế + Sản lượng gỗ rừng trồng (m3) 60.000 250.000 350.000

+ Tre mét (triệu cây) 0,25 0,3 0,3

C Về xã hội

Giải quyết việc làm(người) 10.000 12.000 15.000

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ tại thị trấn Tân Kỳ tỉnh Nghệ An (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w