Quy hoạch các biện pháp kinh doanh

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ tại thị trấn Tân Kỳ tỉnh Nghệ An (Trang 52)

Dưới đây là bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm trồng mới rừng, chăm sóc, khoanh nuôi phục hồi, bảo vệ và khai thác rừng.

Bảng 3.6: Kế hoạch sản xuất từ năm 2012 - 2020 Đơn vị tính: ha TT Hạng mục Rừng phòng hộ Rừng sản xuất 2012-2015 2016-2020 2012-2015 2016-2020 I. Xây dựng rừng 1. Trồng rừng 400 300 300 200

II. Khoanh nuôi tái sinh

3.871,7 3.871,7 0 0

III. Quản lý bảo vệ rừng 4.981,4 4.981,4 1.111,9 714,1 IV. Khai thác rừng

1. Khai thác Keo lai 157,4

2. Khai thác Bạch đàn 250,4

3.3.4.1.Quy hoạch các biện pháp trồng rừng

a. Mục đích, ý nghĩa.

Là khâu đầu tiên trong chu kỳ sản xuất kinh doanh lợi dụng rừng, để sản xuất kinh doanh một biện pháp bền vững nhằm đem lại hiệu quả cao trên cả ba mặt là: kinh tế, xã hội, môi trường thì phải thực hiện tốt khâu trồng rừng.

b. Đối tượng

- Rừng trồng sản xuất và rừng trồng phòng hộ.

- Trồng Lát hoa cho rừng phòng hộ và Bạch đàn cho rừng sản xuất. c) Biện pháp kỹ thuật trồng rừng

* Kỹ thuật trồng Bạch Đàn

- Thời vụ trồng: Từ 15/2 đến 20/3.

- Tiêu chuẩn cây con: Tuổi cây con: 3-4 tháng, chiều cao: 25-30 cm, cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, cân đối, không sâu bệnh.

- Mật độ trồng: Mật độ: 1.667 cây/ha ( cự ly hàng 3m, cự ly cây 2m ). - Phương thức trồng: Trồng toàn diện, thuần loài. Trên các lô rừng có hàng rào bảo vệ, băng cản lửa.

- Đào hố trồng: Hố phải được đào trước khi trồng rừng, cự ly đúng theo thiết kế (những nơi dốc trên 150 phải bố trí theo nanh sấu để hạn chế xói mòn), kích thước hố 30cmx30cmx30cm. Phân bón: có thể bón lót bằng phân chuồng hoai khoảng 500gr/1hố; phân vi sinh từ 200-300 gram/1hố hoặc phân NPK ( 15-

15-15 hoặc 16-16-8 ) khoảng 50gram/1hố ; phân được trộn đều dưới đáy hố với lớp đất mặt, sau đó phủ thêm một lớp đất khoảng 3-5 cm để khi trồng rễ cây không tiếp xúc trực tiếp với phân.

- Kỹ thuật trồng:

+ Trước khi bỏ cây xuống hố cần phải xé tuí bầu. Chú ý: cẩn thận không được làm vỡ bầu sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây con.

+ Đất trong hố được trộn đều và lấp bổ sung cho đầy, đặt cây con vào giữa hố, để mặt bầu thấp hơn miệng hố 3-4cm, giữ cây thẳng đứng sau đó lấp đất, dùng tay ấn chặt lớp đất mặt vào gốc cây.

- Chăm sóc rừng trồng:

+ Sau khi trồng 1 tuần đến 10 ngày, tiến hành kiểm tra phát hiện cây chết để trồng dặm kịp thời.

+ Một tháng sau khi trồng phải tiến hành dãy cỏ theo hàng cây, kết hợp vun gốc với bón phân (50 gram NPK/cây). Vun gốc theo dạng hình nón (đường kính 50-60cm; cao 15-20cm). Cuối mùa mưa tiến hành phát dọn cỏ theo hàng, chặt bỏ dây leo, cây bụi, tiến hành cày giữa hai hàng cây để xử lý thực bì và làm tơi đất, kết hợp chống cháy rừng. Đất đồi núi không thể làm cơ giới được thì phát dọn thủ công toàn bộ thực bì, dây leo, cây bụi trên phần diện tích còn lại ngoài hàng cây.

- Năm thứ hai tiếp tục dãy cỏ theo hàng, cuốc hố hai bên gốc bón 100gram phân NPK/gốc/lần (bón từ 1 đến 2 lần) vào đầu và cuối mùa mưa. Cũng tiến hành cày chăm sóc hoặc phát dọn thủ công như năm thứ nhất.

- Các năm tiếp theo vào mùa mưa tùy theo lượng thực bì mà tiến hành chăm sóc từ 1 đến 2 lần: Phát cỏ, chặt bỏ dây leo, cây bụi, cày chăm sóc phòng chống cháy rừng.

* Kỹ thuật trồng Lát hoa:

-Tiêu chuẩn cây con:

+ Trồng cây con có bầu hoặc rễ trần có 8-10 tháng tuổi.

+ Chiều cao 70-90cm, đường kính gốc 0,4-0,5cm, cây sinh trưởng bình thường, không bị sâu bệnh, cụt ngọn. Loại bỏ những cây còi cọc không đạt tiêu chuẩn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thời vụ trồng: Có 2 vụ trồng: Vụ xuân và vụ thu. Vụ thu trồng vào tháng 8-9. Vụ xuân trồng vào tháng 3-4. Trồng sau những đợt mưa, trời râm mát, đảm bảo tỷ lệ sống cao.

- Mật độ: 1666 cây/ha.

- Kỹ thuật trồng:

Trồng cây: để cây ở tư thế tự nhiên, lấp đất kín cổ rễ, dận chặt đất xung quanh gốc. Trồng cây con có bầu phải xé bỏ vỏ bầu.

- Trồng dặm: Sau khi trồng 25-30 ngày, cây trồng chết 2-3 cây liền nhau

cần phải trồng dặm những cây bị chết.

- Chăm sóc: Tiến hành chăm sóc trong 3 năm. Chăm sóc nhằm loại trừ cỏ

dại, tạo cho lát hoa và cây hỗn giao, cây phù trợ sinh trưởng bình thường. Nội dung và thời gian chăm sóc:

* Năm đầu:

- Trồng vụ xuân, chăm sóc 2 lần

+ Lần 1 vào tháng 7-8 xới cỏ quanh gốc có đường kính 60-100cm.

+ Lần hai vào tháng 9-10 cắt bỏ dây leo, cây bụi, cây tái sinh chèn lấn lát hoa.

- Trồng vụ thu: chăm sóc 1 lần vào tháng 10-11. Vun xới gốc có đường kính 60-

100cm.

* Năm thứ hai: Chăm sóc 3 lần:

+ Lần 1: tháng 3-4 trừ bỏ dây leo, cây bụi ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của lát ha. Tỉa những chồi bên mọc vào vụ xuân, vụ thu.

+ Lần thứ hai: Tháng 6-7 vun gốc, trừ bỏ dây leo xâm lấn. Trong quá trình chăm sóc giữ lại các cây gỗ tái sinh không ảnh hưởng tới sinh trưởng của Lát hoa. + Lần ba: Phát dây leo cây bụi ảnh hưởng tới lát hoa.

* Năm thứ ba: Chăm sóc hai lần vào tháng 4 -11.

- Nội dung chăm sóc: cắt bỏ dây leo, chặt hết cây bụi chèn lấn. Sang năm thứ tư rừng khép tán, tiến hành tỉa thưa, đặc biệt nếu Keo có hiện tượng lấn át Lát hoa thì phải chặt bỏ bớt Keo.

- Trồng nông lâm kết hợp, sau khi thu hoạch cây nông nghiệp lần thứ nhất, xới vun gốc cho Lát hoa, sau vụ thu hoạch thứ hai, xới vun gốc cho cây.

Năm thứ ba phát thực bì lần 1 vào tháng 4-5, vun gốc 1 lần vào tháng 10-11. Quá trình chăm sóc cần giữ lại cây tái sinh.

- Tỉa cành cho Lát hoa: năm thứ hai, ba cần chặt bỏ 2 đợt trong năm vào tháng 3-4 và 8-9 khi các chồi đã xuất hiện.

d. Kế hoạch thực hiện công tác trồng rừng:

Để thực hiện đúng theo bản quy hoạch, đảm bảo tiến độ thực hiện và đầu tư nguồn vốn đề tài đưa ra bảng tiến độ cho trồng và chăm sóc rừng như sau:

Bảng 3.7 : Tiến độ thực hiện cho trồng và chăm sóc rừng giai đoạn 2012 – 2020

Giai đoạn Trồng rừng (ha) Tổng

Lát hoa Bạch đàn

2012 -2015 400 300 700

2015 - 2020 300 200 500

3.3.4.2. Quy hoạch các biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng a) Mục đích, ý nghĩa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bảo vệ rừng phòng hộ

- Tận dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên để tái tạo lại rừng.

- Là biện pháp rẻ tiền nhưng mang lại lợi ích kinh tế và sinh thái.

b) Đối tượng:

- Rừng phục hồi còn non trạng thái IIA, IIB.

- Rừng mới qua khai thác , cấu trúc rừng bị phá vỡ, tầng trên còn sót lại cây cao nhưng phẩm chất xấu, nhiều dây leo, bụi rậm

- Diện tích khoanh nuôi là 3871.7ha.

c) Biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi phục hồi rừng

- Xây dựng hồ sơ thiết kế khoanh nuôi (Phát dọn cây bụi, loại bỏ cây, phi mục đích)

- Tổ chức bảo vệ: Phòng chống cháy rừng và cấm chăn thả gia súc vào khu vực khoanh nuôi.

- Thời gian khoanh nuôi: 9 năm

- Sau 9 năm khai thác với giá: 200.000đồng/m3 gỗ.

d) Tiến độ thực hiện

Khoanh nuôi được thực hiện với 3871.7 ha rừng phòng hộ từ năm 2012 – 2020.

Bảng 3.8. Tiến độ thực hiện và vốn đầu tư cho biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng giai đoạn 2012 - 2020

Năm Diện tích

(ha) Vốn đầu tư

Đơn giá(đ/ha) Thành tiền (đ)

2012 3.871,7 543.707 2.105.070.392 2013 3.871,7 543.707 2.105.070.392 2014 3.871,7 543.707 2.105.070.392 2015 3.871,7 543.707 2.105.070.392 2015 3.871,7 543.707 2.105.070.392 2017 3.871,7 543.707 2.105.070.392 2018 3.871,7 543.707 2.105.070.392 2019 3.871,7 543.707 2.105.070.392 2020 3.871,7 543.707 2.105.070.392 Tổng 4.893.363 18.945.653.528

3.3.4.3.Quy hoạch các biện pháp bảo vệ rừng a) Mục đích, ý nghĩa:

- Bảo vệ rừng là nhiệm vụ thường xuyên trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, nó giúp phòng chống sự xâm hại của lửa rừng, sâu bệnh hại và con người để duy trì vốn rừng.

b) Đối tượng: Toàn bộ diện tích rừng trồng và rừng phòng hộ.

- Quy mô:

+ Giai đoạn 2012 – 2015: tổng diện tích bảo vệ là 6.093,3 ha rừng, trong đó 4981,4 ha rừng phòng hộ và 1.111,9 ha rừng sản xuất.

+ Giai đoạn 2015 – 2020: tổng diện tích bảo vệ là 5.695,5 ha rừng, trong đó 4.981,4 ha rừng phòng hộ và 714,1 ha rừng sản xuất vì năm 2015 tiến hành khai thác 398,7ha rừng trồng Keo.

c) Biện pháp kỹ thuật bảo vệ rừng:

- Phòng chống cháy rừng: Rừng trồng cần phải có biện pháp bảo vệ, phòng cháy như: mùa khô làm đường băng cản lửa và gom xử lý vật liệu cháy trong lô rừng. Xây dựng các công trình chống cháy như chòi canh, bảng quy ước bảo vệ rừng, bảng cấm lửa, bảng dự báo cháy rừng tại khu vực có nhiều người đi lại. Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và chữa cháy khi có cháy rừng. Thực hiện ký cam kết bảo vệ rừng với các hộ dân sống cạnh rừng.

- Phòng chống sâu bệnh hại: Cách phòng trừ tốt nhất là thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm điều trị lịp thời bằng một vài loài thuốc với các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) như chú trọng khâu chăm sóc, vệ sinh rừng, quản lý, bảo vệ.

- Với rừng Bạch đàn, Lát hoa trồng đúng quy trình kỹ thuật, đúng thời vụ, chăm sóc tốt.

- Với rừng khoanh nuôi phục hồi cũng cần quan tâm bảo vệ và phòng chống cháy rừng như rừng trồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức thực hiện:

+ Xây dựng và hoàn thiện lực lượng bảo vệ.

+ Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho lực lượng bảo vệ.

+ Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng từ thôn, bản xã và dự án, phối hợp chặt chẽ với các ban nghành như công an, bộ đội, hạt kiểm lâm huyện, các xã trên địa bàn lân cận.

+ Tổ chức tập huấn, xây dựng các mô hình thực nghiệm, mô hình trình diễn và chuyển giao kỹ thuật các loài cây trồng và các biện pháp kỹ thuật cho các hạng mục lâm sinh đến với các chủ rừng, các hộ dân tham gia dự án, sản xuất.

+ Tuyên truyền giáo dục trên phương tiện thông tin đại chúng và xây dựng các biển báo về công tác quản lý bảo vệ rừng.

d) Tiến độ thực hiện

Bảng 3.9 : Tiến độ bảo vệ rừng giai đoạn 2012 – 2020

Hạng mục (ha) Giai đoạn

2012 - 2015 Giai đoạn 2015 - 2020 Rừng phòng hộ Rừng tự nhiên 3.871,7 3.871,7 Rừng trồng 1.109,7 1.109,7 Rừng sản xuất Rừng tự nhiên 714.1 714.1 Rừng trồng 397,8 0 Tổng 6.093,3 5.695,5

3.3.4.4. Quy hoạch các biện pháp khai thác rừng a. Mục đích. ý nghĩa

- Tạo ra khối lượng hàng hóa lâm sản cung cấp cho thị trường để thu lợi nhuận.

b. Đối tượng, quy mô

Rừng trồng Keo lai từ năm 2009 với diện tích là: 157,4ha. Rừng trồng Bạch đàn năm 2008 với diện tích 240,4ha.

c. Phương thức và biện pháp khai thác

- Xây dựng hồ sơ thiết kế khai thác. - Khai thác trắng

- Tỷ lệ lợi dụng 87%.

d. Tiến độ thực hiện, chi phí, doanh thu cho hoạt động khai thác gỗ.

Tiến hành khai thác 157,4ha Keo và 240,4ha Bạch đàn năm 2015 và năm 2016.

Bảng 3.10 : Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận khai thác cho 1m3 gỗ

STT Hạng mục Keo lai Bạch đàn

1 Doanh thu (đồng/m3) 700.000 970.000

2 Chi phí (đồng/m3) 485.337 586.935

3 Lợi nhuận (đồng/ m3) 214.663 383.065

Bảng 3. 11: Tiến độ thực hiện, chi phí và doanh thu cho hoạt động khai thác gỗ

Năm 2015 2016 Tổng

M/ha (m3) 237,6 237,6 237,6 MLP (m3) 13.638,2 23.760 37.398,2 Thành phẩm (m3) 11.865,2 20.671,2 32.536,43 Doanh thu (đ) 8.305.688.160 14.469.840.000 22.780.000.000 Chi phí (đ) 5.758.620.600 10.032.498.190 15.794.296.500 Lợi nhuận (đ) 2.547.019.428 4.437.341.806 6.985.767.000 Bạch

đàn Diện tích ha)M/ha (m3) 110,31100 110,31140.4 325.56240.4

MLP (m3) 11103,1 14.083,42 39132.312 Thành phẩm (m3) 9.659,7 12.252,57 34045.11144 Doanh thu (đ) 9.737.004.200 11.884.995.800 21.622.000.000 Chi phí (đ) 5.312.091.299 8.670.176.184 13.908.329,4 Lợi nhuận (đ) 4.424.912.901 3.214.818.816 8.358.964.000 Như vậy có thể thấy khai Keo và Bạch đàn mang lại lợi nhuận khá lớn, rừng Keo trồng từ năm 2009 trừ các khoản chi phí rừng Keo cho lãi

6.985.767.000 (đ), rừng trồng Bạch đàn từ năm 2008 trừ các khoản chi phí cho lãi 8.358.964.000 (đ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.4.5.Quy hoạch các biện pháp kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng.

Một trong những đặc điểm cơ bản của sản xuất lâm nghiệp là tài nguyên rừng rất đa dạng, phong phú và có tác dụng nhiều mặt đối với nền kinh tế và đời sống của con người. Vì vậy khi quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho một đối tượng cần phải đảm bảo phát huy hết tiềm năng, tác dụng của tài nguyên rừng trên địa bàn đối tượng tức là phải quy hoạch sản xuất kinh doanh một cách toàn diện và lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng.

Do diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp đã được phê duyệt nên việc mở rộng diện tích cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp ... rất khó thực hiện. Vì vậy, phát triển cây nông nghiệp trên địa bàn BQL rừng phòng hộ Tân Kỳ được tiến hành theo hướng trồng xen cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp theo mô hình nông - lâm kết hợp ở các trang trại, vườn rừng, đây là hướng đi thích hợp và có tính bền vững.

- Kinh doanh đặc sản và các lâm sản phụ

Ngoài gỗ NLG và gỗ nhỏ và lâm sản chính theo phương hướng kinh doanh đã được xác định. Các loại lâm sản phi gỗ khác như tre mét, song mây, cây dược liệu ... Được khuyến kích phát triển trong các trang trại. vườn rừng nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Lợi dụng tổng hợp gỗ

Việc tận dụng cành nhánh, vỏ cây, bìa bắp trong khai thác gỗ nguyên liệu giấy và chế biến gỗ nhỏ, nuôi dưỡng rừng tự nhiên tại địa bàn chỉ mục đích cung cấp củi cho các hộ gia đình. Để sử dụng chúng làm ra sản phẩm có giá trị thương mại cao như ván nhân tạo (MDF) thì cần có sự liên doanh liên kết giữa các vùng nguyên liệu với nhau mới đủ cho nhà máy MDF hoạt động. Đây không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp huyện mà còn là nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp toàn tỉnh.

- Hoạt động du lịch – Dịch vụ

Hệ thống rừng phòng hộ trên núi đá có đặc điểm địa hình có cấu tạo địa chất bởi hệ thống cats - tơ đã tạo nên hệ thống hang động có cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú cùng với cột mộc số không của con đường huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ, kết hợp với các điểm du lịch khác trong tỉnh liên kết tạo cho huyện Tân Kỳ là một điểm trong hành trình du lịch về thăm quê Bác. Qua điều tra thực tế cho thấy Tân Kỳ có thế mạnh về du lịch sinh thái hang động, tạo công việc làm thu nhập cho người lao động, thúc đẩy các loại hình dịch vụ du lịch khác phát triển.

Đây cũng là biện pháp kinh doanh toàn diện lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng của huyện.

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ tại thị trấn Tân Kỳ tỉnh Nghệ An (Trang 52)