Cơ sở pháp lý để xây dựng quy hoạch

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ tại thị trấn Tân Kỳ tỉnh Nghệ An (Trang 42)

Trong quá trình xây dựng phương án quy hoạch các văn bản pháp luật sau đây đã được sử dụng.

3.3.1.1. Các văn bản pháp luật có liên quan - Hiến Pháp

Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và các nhân sử dụng ổn định lâu dài”

Trong đó đề cập công tác quy hoạch sử dụng đất đai có 11 nội dung (1- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch; 2 - Đánh giá hiện trạng và sử dụng đất; 3- đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng của đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế xã hội,…).

Quy hoạch đất đai là việc hoạch định hoặc điều chỉnh việc khoanh định đối với các loại đất phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước, là sự tính toán, phân bổ sử dụng đất đai cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí không gian.

Quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý đối với toàn bộ đất đai, đảm bảo cho đất được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt về đất đai, nắm được quỹ đất đai đến từng loại đất, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển nhượng mục đích sử dụng đất, gắn quyền sử dụng đất với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có cơ sở để điều chỉnh chính sách đất đai theo hướng sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, đồng thời dự tính được nguồn thu từ ngân sách Nhà nước.

Luật đất đai năm 2003 đã quy định khá cụ thể và chặt chẽ về nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nội dung sử dụng đất tại các điều 21, 22, 23.

- Luật bảo vệ và phát triển rừng (năm 2004)

Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 là các quy định cụ thể về nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Nhà nước có quyền giao, cho thuê, thu hồi rừng và đất để phát triển rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế theo đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt. Rừng tự nhiên, rừng trồng, quyền sử dụng rừng tự nhiên, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cũng được định giá để

phù hợp với cơ chế thị trường. Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giao rừng, cho thuê rừng phải đảm bảo công khai, dân chủ, phải đồng bộ và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất … Những quy phạm pháp luật này không xảy ra xung đột pháp lý trong mối quan hệ đất với rừng trong thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội. Luật đã tạo những tác động tích cực hướng dẫn và thu hút mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng, phát triển rừng, tạo công ăn việc làm cho đồng bào sống ở vùng rừng, góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

- Luật bảo vệ môi trường (năm 2005)

Luật bảo vệ môi trường đặt ra yêu cầu: Trong quá trình xây dựng, lập quy hoạch và thực hiện cần phải báo cáo đánh giá tác động của môi trường. Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển được lập phải bảo đảm hài hoà các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; định hướng mục tiêu phát triển và mục tiêu bảo vệ môi trường phải tuân thủ theo tiêu chí phát triển bền vững

3.3.1.2. Các văn bản dưới luật

- Các nghị định, quyết định thông tư hướng dẫn của chính phủ và các bộ ngành TW

+ Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Thủ tướng chính phủ về quy định giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp.

+ Nghị định 01/CP ngày 04/1/1995 của Thủ tướng chính phủ về quy định giao khoán đất và sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.

+ Quyết định số 245/1998/QĐ - TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng chính phủ về việc thực hiện quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

+ Nghị định 163/1999/NĐ - TTg ngày 16/11/1999 của Thủ tướng chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

+ Quyết định số 661/TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

+ Quyết định 178/QĐ-TTg ngày 12/1/2001 của Thủ tướng chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân được giao đất, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

+ Quyết định số 40/2005/QĐ - BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.

+ Quyết định số 61/2005/QĐ - BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ.

+ Quyết định số 62/2005/QĐ - BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng đặc dụng.

+ Chỉ thị số 38/CT - TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng.

+ Quyết định 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng và Thông tư số 99/2006/TT- BNN ngày 06/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện quyết định trên.

+ Quyết định số 106/2006/QĐ - BNN ngày 27/11/2006 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư

- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015.

- Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng ban hành kèm theo Quyết định số 38/QĐ-BNN ngày 6/7/2005 của Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn.

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quyết định, nghị quyết của địa phương: + Quyết định số 482/QĐ-UBND.NN ngày 02/02/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Nghệ An

+ Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Nghệ An

+ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tân Kỳ – tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2005-2010

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2006 – 2010 của UBND huyện Tân Kỳ – tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ tại thị trấn Tân Kỳ tỉnh Nghệ An (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w