3.1.1.1 Vị trí địa lý
- Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tân Kỳ thuộc huyện miền núi tỉnh Nghệ An nằm trên tọa độ địa lý:
+ Từ 18058’30” đến 19032’30” vĩ độ bắc
+ Từ 105002’00” đến 105025’00” kinh độ đông - Cách thành phố Vinh 100km về phía Tây Bắc
+ Phía Bắc giáp huyện Quỳ Hợp và huyện Nghĩa Đàn + Phía Nam giáp huyện Đô Lương
+ Phía Tây giáp huyện Anh Sơn + Phía Đông giáp huyện Yên Thành
3.1.1.2 Địa hình, địa mạo
BQL có địa hình dốc từ Bắc xuống Nam, phía Đông và Tây có các dãy núi bao quanh tạo cho Tân Kỳ như thung lũng xen lẫn địa hình gò, đồi và bát úp cùng với các dãy núi đá vôi có địa hình castơ, có độ cao tương đối là 50m, đỉnh núi cao nhất là Pù Loi cao 830m. Địa hình thường bị chia cắt bởi các khe suối và các dãy núi đá vôi.
3.1.1.3 Khí hậu thời tiết
- Ban quản lý rừng phòng hộ chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Bắc Trung Bộ: nóng ẩm mưa nhiệt đới.
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ không khí bình quân năm từ 230C – 250C + Nhiệt độ cao nhất là 420C vào tháng 5 – tháng 8.
+ Nhiệt độ thấp nhất là 90C vào tháng 12 – tháng 2 năm sau. + Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1600 – 1700 giờ.
- Chế độ gió theo chế độ gió mùa:
+ Mùa đông: Có gió mùa Đông Bắc, mang theo mưa phùn từ T11 đến T3 năm sau.
- Bão: Hàng năm ít chịu ảnh hưởng của gió bão, thỉnh thoảng xuất hiện gió lớn mang theo tính chất cục bộ ( lốc, gió xoáy)
- Chế độ mưa:
Lượng mưa bình quân hàng năm: từ 1500mm đến 180mm, lượng mưa cao nhất là 2.560mm, lượng mưa thấp nhất 848mm. Mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 9 thường gây lũ lụt, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau thường gây hạn hán ảnh hưởng xấu đến quá trính sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi.
- Độ ẩm và bốc hơi:
+ Độ ẩm bình quân hàng năm 86%
+ Bình quân cao nhất là 90%, thấp nhất là 75%.
+ Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 937mm, nhưng lại biến đổi theo mùa, mùa hè bốc hơi bình quân 6 – 7mm/ ngày, mùa đông chỉ khoảng 2 – 3mm/ngày. Nhìn chung lượng bốc hơi nhỏ hơn lượng mưa, nên đất có đủ độ ẩm cho nhiều loài cây trồng sinh trưởng và phát triển.
3.1.1.4 Điều kiện thủy văn
Hệ thống sông suối trên địa bàn có con sông Con chảy từ Bắc xuống Nam đây là một nhánh sông cung cấp nước cho sông Lam. Ngoài con sông Con còn có các khe suối có nước quanh năm như khe Thần, khe Su, khe Lòa… và nhiều khe suối nhỏ khác, mùa mưa nước chảy mạnh thường gây lũ lụt. Mặc dù lượng mưa hàng năm tương đối lớn, nguồn nước mặt khá dồi dào, song phân bố không đều theo các vùng và các mùa trong năm. Hơn 70% lượng mưa tập trung vào các tháng 8, 9, 10 thường gây lũ lụt, các tháng còn lại chiếm 30% lượng nước mưa nhưng phân bố không đều, dễ gây hạn hán. Lượng nước ngầm tương đối cao.
3.1.1.5. Tình hình thổ nhưỡng
Đá mẹ gồm các loại sau: đá trầm tích ( Sa thạch, Đá sét, Đá vôi), Đá biến chất( Phiến thạch sét, Cuội kết), Đá Macma (Macma axit). Đặc điểm chính các loại đất phong hóa từ các loại đá mẹ này là thành phần cơ giới trung bình, tính liên kết các hạt đất kém, dễ bị xói mòn rửa trôi trong trường hợp không có lớp
thực bì che phủ. Quá trình Freralit hóa xảy ra mạnh, hiện tượng kết von và đá ong tương đối điển hình.
Các nhóm đất chính: Đất đai chủ yếu là đất feralit màu nâu, vàng, đỏ phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét hoặc đá vôi, tầng đất tương đối dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng. Có 8 nhóm đất đá trong đó các nhóm đất chính chiếm tỷ lệ lớn là:
+ Nhóm đất feralit đỏ vàng vùng đồi dưới 200m + Nhóm đất feralit đỏ vàng vùng núi thấp trên 200m + Núi đá, sông suối và đất khác
3.1.1.6. Tài nguyên động – thực vật
Thực vật:
Thực vật thảm tươi rất đa dạng về các loài cây, ở đây ngoài các loài cây có giá trị kinh tế còn có các loại cây có giá trị quý hiếm như Kim giao, Lát hoa. Chò chỉ, Sến, Trai… được phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc trên các dãy núi cao, địa hình phức tạp. Có các kiểu rừng: Rừng tự nhiên hỗn giao cây gỗ xen với nứa, rừng tự nhiên hỗn giao các loài cây,rừng núi đá và rừng trồng thuần loài hoặc hỗn loài. Độ tàn che từ 0,6 đến 0,7.
Động vật:
Theo kết quả thống kê cuẩ phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ: Động vật rừng ở khu vực Ban quản lý rừng phòng hộ là một phần khu hệ động vật Bắc Trung Bộ, gồm 105 loài động vật có xương sống thuộc 4 lớp động vật.
Lớp thú: có 16 loài thuộc 5 bộ, 10 họ. Các loài ở đây tiêu biểu như Lợn rừng, Hoẵng, Khỉ.
Lớp Chim: có 72 loài thuộc 13 bộ, 56 họ. Các loài ở đây tiêu biểu như Diều hâu, Diều hoa, Gà rừng, Gà gô, Gà lôi.
Lớp bò sát có 10 loài thuộc 2 bộ, 7 họ, các loài ở đây tiêu biểu như Trăn, Rắn các loại, Tắc kè, Ba ba.
Lớp lưỡng thê có các loài tiêu biểu như Ếch, Nhái.