Thực trạng quản lý sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ tại thị trấn Tân Kỳ tỉnh Nghệ An (Trang 30)

Dưới sự quản lý của BQL trong những năm gần đây công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn từng bước đi vào nề nếp, việc khai thác sử dụng đất hợp lý, hiệu quả hơn. Các trường hợp tranh chấp đất, lấn chiếm, sử dụng sai mục đích ngày càng ít, các đơn thư khiếu nại khiếu tố về đất đai được giải quyết dứt điểm kịp thời. Tuy nhiên tình hình biến động đất đai diễn ra còn chứa đựng nhiều phức tạp, do đó cần chú trọng hơn trong công tác quản lý sử dụng đất, để

tài nguyên đất trên địa BQL được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả theo hướng bền vững.

+ Để quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp hợp lý và tương trợ lẫn nhau trong việc sản xuất kinh doanh BQL đã kết hợp với nhiều ban ngành trong huyện như: Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tân Kỳ.

+ BQL cũng đã phối hợp chặt chẽ với các xã trong công tác trồng rừng theo dự án 661, dự án WB3 và đã thu được nhiều kết quả tốt.

- Tình hình đo đạc lập bản đồ địa chính

Đây là chức năng quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên đất đai. Hiện tại BQL đã hoàn chỉnh bộ bản đồ ranh giới hành chính của 12 xã thị trấn và bản đồ giao đất lâm nghiệp của tất cả các xã có đất lâm nghiệp theo Nghị Định 163/199/CP trên nền VN 2000. Đây là những tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên đất của huyện một cách chính xác, và là cơ sở để giải quyết tranh chấp QSD đất trên địa bàn

- Tình hình giao, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận QSD đất

BQL đã hoàn thành việc giao đất, cho thuê đất nông nghiệp và lâm nghiệp năm 2005, tuy nhiên việc cấp giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp chưa hoàn chỉnh do một số diện tích đất lâm nghiệp chuyển chức năng phòng hộ sang sản xuất (theo kết quả rà soát lại 3 loại rừng tỉnh Nghệ An tại quyết định 482/ QĐ- UBND.NN ngày 02/02/2007 của UBND tỉnh Nghệ An)

- Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai

Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại có liên quan đến đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian qua được thực hiện nghiêm túc theo luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản pháp luật liên quan ... Vì vậy số vụ tranh chấp đất đai, khiếu tố, khiếu kiện giữa các tổ chức, cá nhân trên địa bàn BQL đã giảm.

- Thống kê kiểm kê đất

Sự phát triển của nền kinh tế-xã hội làm cho nhu cầu sử dụng đất ở các mục đích khác nhau luôn thay đổi, vì vậy muốn quản lý được tài nguyên đất phải thống kê để nắm được các biến động đó. Việc thống kê, kiểm kê đất là một

trong những nội dung quan trọng ở tất cả các cấp chính quyền, nhằm quản lý đất đai chặt chẽ để đảm bảo tài nguyên đất được sử dụng một cách hợp lý tiết kiệm

Từ năm 2000 trở lại đây, BQL đã thực hiện tốt việc kiểm kê đất đai theo kế hoạch 5 năm một lần và thống kê đất đai hàng năm theo hướng dẫn của thông tư số 03/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ TN&MT

- Hiện trạng sử dụng đất

Kết quả điều tra hiện trạn.g sử dụng đất trên địa bàn Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ được tổng hợp trong biểu 4.1.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai BQL rừng phòng hộ

TT Các loại đất Mã số Diện tích (ha) Tỷ lệ %

Tổng diện tích tự nhiên 8671.3 100 I Rừng phòng hộ 6511.5 75.09 1 Đất có rừng 4981.4 57.45 1.1 Rừng tự nhiên RSN 3871.7 44.65 - IIIA1 1852.2 21.36 - IIB 339.3 3.91 - IIA 704.4 8.12 - Giang 97.9 1.13 - Nứa 877.9 10.12 1.2 Rừng trồng 1109.7 12.79 2 Đất không có rừng 1530.1 17.65 - IA 600.6 6.93 - IB 571.4 6.59 - IC 358.1 4.13 II Rừng Sản xuất RSX 2157.8 24.88 1 Đất có rừng 1111.9 12.82 1.1 Rừng tự nhiên 714.1 8.23 - IIIA1 64.2 0.74 - IIB 95 1.09 - IIA 220.7 2.55 - Lát hoa 200.1 2.31 - Nứa 134.1 1.55 1.2 Rừng trồng 397.8 4.59 - Trồng Keo lai 157.4 1.82 - Trồng Bạch đàn 240.4 2.77 2 Đất không có rừng 1043.9 12.04 - IA 298.8 3.45 - IB 682.8 7.87

- IC 62.3 0.72

III Đất chuyên dùng 2 0.02

Qua biểu 3.1 cho thấy:

- Tổng diện tích BQL là 8671.3ha, trong đó: + Nhóm đất rừng tự nhiên là 3871.7ha

+ Nhóm đất rừng sản xuất là 2157.8 ha + Nhóm đất còn lại là 2 ha

- BQL là đơn vị hoạt động sản xuất Lâm Nghiệp là chính. Trong tổng số diện tích chung của BQL là 8671,3ha thì diện tích rừng tự nhiên phòng hộ có diện tích 3871,7 ha (chiếm 44,65%). Có thể thấy diện tích rừng tự nhiên khá lớn với nhiều loài cây hỗn loài như: Rẻ, Táu, Lát hoa… Trạng thái chủ yếu rừng tự nhiên là IIIA1 ( chiếm 21,36% ) đây là những lô rừng mới qua khai thác chọn kiệt, tầng trên còn sót lại một số cây cao nhưng phẩm chất xấu, nhiều dây leo và tre nứa xâm lấn. Còn lại là rừng IIA đã bắt đầu phục hồi nhưng chưa có trữ lượng có diện tích 704,4 ha chiếm 8,12%, rừng IIB đã bước vào giai đoạn ổn định có diện tích 339,3 ha chiếm 3,91%. Rừng Nứa có diện tích khá lớn 877,9 ha chiếm 10,12%.

- Rừng tự nhiên mang chức năng sản xuất của BQL có diện tích khá lớn là 714.1 ha, chiếm 8,23%, với các loại trạng thái rừng IIIA1 là lớn nhất với 64.2 ha chiếm 0,74%. Còn các loại trạng thái rừng còn lại có tỷ lệ ít hơn.

- Rừng trồng sản xuất có diện tích khá ít chỉ có 397,8 ha chiếm 4,59%. Rừng mới được trồng cách đây 4, 5 năm với 157,4ha trồng Keo lai và 240,4 ha trồng Bạch đàn.

- Đất trống sản xuất của BQL còn khá nhiều, đất trống trạng thái IB là nhiều nhất với 682,8 ha chiếm 7.87%, sau đó là đất trống trạng thái IA với 298,8ha chiếm 3,45%. Còn lại là đất trống IC với 62,3 ha chiếm 0,72%.

- Còn các loại đất khác có diện tích 2ha chiếm 0,02 %, đây là những loại đất ở, đất cơ quan và đất chuyên dụng.

Cơ cấu sử dụng đất được thể hiện qua biểu đồ sau:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể thấy trong khu vực BQL quản lý rừng tự nhiên phòng hộ có diện tích lớn nhất và chỉ có chức năng phòng, rừng tự nhiên sản xuất mới được đầu tư nên diện tích còn ít, rừng trồng sản xuất của BQL khá ít chỉ trồng Keo chi nên không có sự đa dạng thành phần loài. Đặc biệt đất trống còn khá nhiều do vậy cần phải trồng thêm rừng mới để tránh lãng phí đất và tăng thêm thu nhập cho BQL.

- Công tác giao đất lâm nghiệp

Công tác giao đất lâm nghiệp của BQL đã thực hiện thành hai giai đoạn: - Trước năm 1998: Đã tiến hành theo nghị định 02/CP của chính phủ, nhưng hiệu quả của công tác giao đất chưa cao, nhiều chỗ nhiều nơi nảy sinh

nhiều vụ việc tranh chấp đất làm cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng gặp nhiều khó khăn.

- Từ năm 1999 đến nay thực hiện nghị 163/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998, công tác giao đất lâm nghiệp của huyện đã có những chuyển biến tích cực, toàn bộ diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn huyện thực sự đã có chủ. Các chủ rừng yên tâm đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp, đồng thời luật quản lý bảo vệ rừng ngày càng được thực hiện nghiêm túc.

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ tại thị trấn Tân Kỳ tỉnh Nghệ An (Trang 30)