Tình hình sản suất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng phòng hộ

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ tại thị trấn Tân Kỳ tỉnh Nghệ An (Trang 36)

3.2.3.1. Công tác phát triển vốn rừng

+ Trước năm 1990 nhìn chung phát triển kinh tế từ rừng không đáng kể, phần lớn là lạm dụng vào vốn rừng tự nhiên. Nên tài nguyên rừng ngày càng suy giảm nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng, làm cho rừng nghèo kiệt, nạn phá rừng làm nương rẫy còn xảy ra ở một số xã vùng sâu, vùng cao, vùng xa.

Công tác trồng rừng chưa đi đôi với việc chăm sóc và bảo vệ do đó tỷ lệ thành rừng thấp.

+ Sau năm 1990, nhờ có các chủ trương chính sách đổi mới của nhà nước, BQL Tân Kỳ đã được nhiều dự án đầu tư vào phát triển rừng như dự án PAM, 4304, 327, 661. Cùng với hệ thống chính sách về đất đai, chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển lâm nghiệp, nhu cầu gỗ nguyên liệu từ rừng trồng tăng lên không ngừng là những động lực phát triển

+ Phong trào trồng rừng, phát triển kinh tế trang trại, bước đầu thu được nhiều kết quả khả quan: Đất trống đồi trọc dần được phủ xanh bằng rừng cây bản địa, rừng nguyên liệu giấy, trang trại trồng cây ăn quả, vườn rừng .... Đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, khả năng phòng hộ môi trường, tạo nên những vùng có cảnh quan sinh thái đẹp.

+ Chất lượng rừng trồng được nâng lên nhờ các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao và ngày càng đa dạng về loài cây trồng, từng bước đáp ứng được yêu cầu của các hộ trồng rừng

+ Việc trồng cây phân tán đã trở thành phong trào phổ biến trong cộng đồng dân cư. Số lượng cây trồng phân tán trên địa bàn hàng năm đạt khoảng một triệu cây các loại, qua đó không những đã giúp cho các hộ dân giải quyết nhu cầu gỗ, củi, giảm áp lực lên rừng tự nhiên, mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống, tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho khu vực.

Bảng 3.3 Diễn biến tài nguyên rừng BQL giai đoạn 2008-2011 TT Loại rừng ĐVT Năm 2008 2009 2010 2011 1 Rừng tự nhiên phòng hộ ha 3.650.7 3.700,5 3.801,3 3.871.7 2 Rừng sản xuất Rừng tự nhiên ha 353,2 498,5 636, 8 714.1 Rừng trồng ha 58,5 234,6 312.8 397.8 Tổng cộng ha 4.062,4 4.604,8 4.821,3 4.983,6

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy được giai đoạn 2008 - 2011: Diện tích rừng BQL tăng 921,2ha. Trong đó, rừng tự nhiên phòng hộ tăng 221ha, Rừng tự nhiên sản xuất tăng 360,9ha, rừng trồng sản xuất tăng 339,3 ha.

Nguyên nhân rừng tăng là do thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về Quy hoạch rẫy luân canh cố định, nên tình trạng đốt nương làm rẫy như trước đây là không còn nữa, công tác bảo vệ rừng cũng tương đối tốt, nhận thức của người dân về rừng cũng đã tăng lên.

Trong một thời gian quá dài việc lạm dụng, khai thác rừng tự nhiên quá nhiều trong những năm thập kỷ 80, 90 của thể kỷ trước cùng với tình trạng khai thác trái phép, chặt phá rừng làm nương rẫy của người dân địa phương trước đây đã làm cho diện tích rừng bị thu hẹp và suy giảm về chất lượng. Ngoài ra còn có nguyên nhân chủ quan trong công tác quản lý còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ cùng với sức ép về đất sản xuất nông nghiệp của người dân.

Diện tích rừng tự nhiên hiện còn: 3871.7ha, diện tích có chủ yếu là rừng nghèo và rừng phục hồi trạng thái IIIA1, IIA, IIB.

Cùng với thay đổi cơ cấu loài cây trồng, chất lượng cây giống được cải thiện, áp dụng trồng rừng thâm canh nên diện tích rừng trồng qua các năm gần đây tăng nhanh. Bình quân mỗi năm toàn BQL trồng trên 100 ha, chất lượng ngày một cải thiện, tăng trưởng ở mức độ khá.

- Rừng trồng phòng hộ chủ yếu các loài cây bản địa trồng hỗn giao gồm có : Quế, Sở, Keo, Lát, Lim, ...Trong các năm qua việc phát triển rừng phòng hộ chủ yếu chỉ tập trung đến công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Việc phát triển rừng trồng chưa nhiều, diện tích đã trồng qua các năm với một số diện tích còn quá ít.

- Rừng trồng sản xuất là rừng tự nhiên: Các loài cây đưa vào trồng rừng nguyên liệu giấy gồm có: Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai, Bạch đàn, Mét, ... với nhiều giống khác nhau. Trong các năm qua cùng với nhận thức về giá trị kinh tế của rừng đem lại và thực tế cho thấy khả quan về kinh doanh lâm nghiệp.

Song song với công tác bảo vệ rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có trong những năm qua, kể từ năm 1992 trở lại đây công tác trồng rừng được chú trọng. Diện tích trồng rừng hàng năm được ổn định và ngày càng có chiều hướng gia tăng từ năm 2007 đến nay. Chất lượng rừng trồng được chú ý và ngày càng đa dạng về loài cây trồng, tập đoàn cây trồng bằng giống bản địa đã được chú trọng. Nhiều loài cây đã được khảo nghiệm và được nhân giống rộng rãi, bước đầu đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của nhân dân như: Bạch đàn, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai, Lát hoa… Tuy mức đầu tư cho trồng rừng còn thấp, nhưng đã huy động được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, nhiều hộ gia đình, tập thể đã hăng hái nhận đất để trồng cây, trồng rừng, đóng góp phần quan trọng trong việc phân bố lại dân cư và xoá đói giảm nghèo trên địa bàn.

Hiện nay đang thực hiện một số dự án đầu tư rừng bằng nguồn vốn trong và ngoài nước như dự án 661 trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án trồng rừng nguyên liệu... Các dự án trên đã góp phần tích cực, hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề phục hồi lại rừng, bảo vệ rừng, nhằm nâng cao độ che phủ, bảo vệ môi trường sinh thái.

3.2.3.2. Đánh giá về độ che phủ của rừng

Trong các năm qua do có tập trung cao trong công tác bảo vệ rừng, xây dựng vốn rừng nên độ che phủ của rừng ngày càng tăng, độ che phủ của rừng hiện nay đạt 65% (2007). Hướng những năm tới cần phải đẩy mạnh trồng rừng

tập trung, ưu tiên việc khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, nhằm tăng diện tích rừng phòng hộ, mới đảm bảo độ an toàn về mặt môi trường sinh thái, hạn chế những điều kiện bất lợi về thời tiết và thiên tai.

3.2.3.3. Hiệu quả hoạt động lâm nghiệp của BQL a) Về môi trường

+ Tân Kỳ là một huyện miền núi thấp, sự phát triển lâm nghiệp của BQL đã góp phần tích cực vào việc phát triển, ổn định môi trường sinh thái nói chung, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác phát triển.

+ Sự ổn định và phát triển của rừng đã góp phần tích cực trong việc ổn định và điều tiết nguồn nước cho dòng sông Lam và bảo vệ các công trình thuỷ lợi, chống xói mòn sụt lở đất, góp phần phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

b) Về xã hội

Việc phát triển nghề rừng đã góp phần tích cực trong công việc phân bố lại dân cư, ổn định đời sống cho nhân dân miền núi. Các mô hình kinh tế mới, trang trại lâm nghiệp trên các vùng đồi đã thu hút được nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người lao động, thực sự đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương, ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội.

c) Về kinh tế

+ Ngành lâm nghiệp đã có nhiều đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Thông qua việc phát triển trồng rừng đã cơ bản giải quyết được nhu cầu củi đun cho nhân dân, giải quyết được một phần gỗ xây dựng cơ bản cho người dân.

+ Thông qua quá trình trồng rừng đã bước đầu hình thành được các vùng nguyên liệu giấy, trong tương lai lượng khai thác gỗ sẽ tăng lên rất nhiều, đây là nguồn nguyên liệu đáng kể cung cấp cho các nhà máy trong khu vực, đồng thời là nguồn thu lớn cho các hộ nông dân, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cho các địa phương.

3.2.3.4. Thuận lợi và khó khăn của BQL a) Thuận lợi

- BQL nhận được rất nhiều sự quan tâm của UBND huyện Tân Kỳ, các Sở, Ban Nghành và sự giúp đỡ người dân trong huyện để BQL hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- Trong BQL nhận được sự đoàn kết nhất trí của Đảng bộ, chính quyền tập thể, cán bộ công nhân viên chức để thực hiện các mục tiêu đề ra, đồng thời phát triển sản xuất ổn định, đạt hiệu quả cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dự án 661 là nguồn vốn lớn cho BQL thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng.

- Trong những năm qua việc sử dụng đất tương đối hợp lý. Trồng rừng mới gắn với xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên, trồng thêm nhiều loài mới, kết hợp phát triển mô hình trang trại. Kết hợp mục tiêu sản xuất gắn với phòng hộ đầu nguồn góp phần bảo vệ đất rừng.

- Sản xuất kinh doanh hàng năm của BQL tương đối ổn định, nộp ngân sách đầy đủ. Đời sống cán bộ công nhân viên chức ngày càng được nâng cao.

- Lao động trong khu vực dồi dào, nhu cầu việc làm về lâm nghiệp lớn. - Địa bàn Huyện Tân Kỳ khá thuận lợi gần các tuyến đường quốc lộ lớn. Đây là điều kiện tốt giúp đẩy mạnh việc giao lưu hàng hóa với các địa phương khác. Đây cũng là đầu mối tiêu thụ sản phẩm sau khai thác của BQL và khu vực.

b) Khó khăn

- Công tác quy hoạch sử dụng đất vĩ mô không ổn định do vậy việc xác định đất lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, Việc xác định phân chia 3 loại rừng mới chỉ giải quyết được trên bản đồ, chưa có mốc phân định ranh giới cụ thể ngoài thực địa. Sự chồng chéo trong quy hoạch giữa phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp ở một số nơi còn xẩy ra, một số diện tích rừng đã trồng phải chuyển đổi mục đích sử dụng, các vùng nguyên liệu tuy đã có quy hoạch nhưng thường xuyên bị thay đổi, tính thực tiễn chưa cao.

- Công tác quản lý bảo vệ rừng chưa huy động được đông đảo các cơ quan, tổ chức, cộng đồng tham gia. Tình trạng khai thác gỗ củi bất hợp pháp vẫn xẩy ra nhiều ở một số địa phương chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Hằng

năm hiện tượng cháy rừng xảy ra trên địa bàn còn có đặc biệt là những xã có diện tích rừng giáp ranh với các huyện Yên Thành, Anh Sơn, Quỳ Hợp, chưa có các giải pháp kỹ thuật đồng bộ nhằm quản lý rừng có hiệu quả.

- Việc đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp tuy có nhiều cố gắng nhưng so với yêu cầu chung vẫn chưa đáp ứng được, thiếu những giải pháp đồng bộ để phát triển có hiệu quả.

- Thị trường hàng hoá lâm sản vẫn còn bỏ ngỏ, thiếu thông tin những dự tính dự báo kịp thời nhằm định hướng cho sản xuất phát triển. Thị trường gỗ rừng trồng, gỗ nhập từ ngoài vào còn bấp bênh thiếu sự chủ động trong sản xuất kinh doanh.

- Công tác giao đất, khoán rừng vẫn còn chậm so với yêu cầu. Việc giao đất cho hộ nông dân để trồng rừng, phát triển kinh tế trang trại khi chưa có quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân địa phương do vậy hiệu quả mang lại chưa cao. Chưa có chính sách hấp dẫn nhằm khuyến khích đông đảo nhân dân tham gia công tác phát triển vốn rừng tại địa phương.

- Nguy cơ cháy rừng vẫn luôn có nguy cơ xảy ra vì đây là một trong những nơi có thời tiết khắc nghiệt nhất nước, mùa Hè có gió Tây Nam khô nóng, kéo dài từ 4 - 5 tháng.

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ tại thị trấn Tân Kỳ tỉnh Nghệ An (Trang 36)