Xuất các giả pháp thực hiện phương án quy hoạch phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy hoạch lâm nông nghiệp xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 54 - 60)

+ Góp phần tăng độ che phủ của rừng hạn chế xói mòn và rửa trôi đất. + Các hoạt động trồng rừng là biện pháp phủ xanh đất trồng đồi trọc chống sa mạc hóa đặc biệt là trồng Keo có tác dụng cải tạo đất rất tốt.

+ Hệ thống cây xanh nông lâm nghiệp góp phần làm cho bầu khí quyển trở nên trong lành hơn giảm thiểu tác hại của thiên tai, chống lại sự ô nhiễm môi trường.

4.3.9. Đề xuất các giả pháp thực hiện phương án quy hoạch phát triển sảnxuất lâm nông nghiệp xuất lâm nông nghiệp

4.3.9.1 Giải pháp về tổ chức quản lý.

- Tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp chính quyền và ban ngành cấp trên có liên quan đến các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp.

- Tạo điều kiện để người dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của đất.

- Tăng cường thanh tra kiểm tra giám sát thực hiên quy hoạch, kế hoách sử dụng đất.

- Cần xây dựng các quy ước, hương ước trong làng trong xã đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng kiểm lâm địa bàn, công an xã, dân quân… Để bảo vệ rừng đảm bảo trật tự an ninh xã hội, ổn định các hoạt động sản xuất.

- Thường xuyên phổ biến, tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân về luật đất đai, luật bảo vệ và phát triền rừng và một số quy định của nhà nước có liên quan giúp người dân hiểu và thực hiện đúng luật.

- Nêu cao vai trò của các tổ chức hội ở địa phương như: hội phụ nữ, hội nông dân để đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân thông qua biện pháp tuyên truyền giáo dục.

4.2.9.2 Giải pháp về chính sách.

- Đảng và nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật ưu tiên cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân để họ có thể yên tâm đầu tư sản xuất trên diện tích đã được giao.

- Cần có chính sách khuyến khích các nông hộ mạnh dạn đầu tư vào sản xuất bằng vốn vay ưu đãi, có trợ giá giống và vật tư nông lâm nghiệp.

- Cần có chính sách bình ổn về giá cả, can thiệp thị trường nông lâm sản tìm đầu ra giúp người dân yên tâm vào đầu tư sản xuất.

4.3.9.3 Giải pháp về kỹ thuật.

- Phát triển sản xuất lâm nông nghiệp là cần thiết cho địa phương không chỉ hiện tại mà còn là chiến lược lâu dài trong tương lai. Xong để phát triển đồng thời hai hoạt động nàytheo hướng phát triển bền vững thì cần thiết phải có những giải pháp kỹ thuật hợp lý lấy lâm nghiệp làm chính, nông nghiệp làm chủ đạo. Có thể đưa ra một số giải pháp kỹ thuật cho phương án quy hoạch như sau:

+ Khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh tăng vụ nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồng thời đưa các giống cây trồng mới năng suất cao chất lượng tốt vào sản xuất đại trà.

+ Mở thêm nhiều lớp tấp huấn bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật sản xuất lâm nông nghiệp để nâng cao nhận thức cũng như trình độ sản xuất cho nhân dân.

4.3.9.4 Giải pháp về vốn.

- Trong chương trình phát triển kinh tế nông thôn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp đòi hỏi vốn không nhiều tuy nhiên khả năng thu hồi vốn chậm bởi chu kỳ kinh doanh rừng dài. Do đó để đáp ứng được nhu cầu vốn trong sản xuất lâm nghiệp được thường xuyên thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có chính sách vay vốn trung và dài hạn. Trong quá trình huy động vốn cần đảm bảo:

+ Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình dự án

+ Tăng cường ưu đãi trong vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

+ Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn đối với người dân, phát huy vai trò cho vay vốn của các tổ chức xã hội như: hội nông dân, hội phụ nữ, hội thanh niên…

+ Mở rộng các hình thức tổ chức do công đồng lập ra để huy động vốn tại chỗ, vốn tự có trong nhân dân đáp ứng một nhu cầu sản xuất cộng đồng.

PHÂN V

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu ở trên ta đã thu được những kết luận sau: -Về điều kiện tự nhiên:

+ Thuận lợi: - Có đường giao thông thuận tiện thuận tiện cho việc giao lưu, buôn bán, vận chuyển hàng hóa.

- Các đặc điểm về đất đai, khí hậu thủy văn tương đối thuận lợi cho việc phát triển sản xuất lâm nông nghiệp.

+ Khó khăn: - Bên cạnh những thuận lợi trên hoạt động sản xuất kinh doanh sản xuất lâm nông nghiệp ở đậy cũng gặp những bất lợi về thời tiết như: Sương muối, gió bão…Những khu đất trên cao thì dễ bị khô hệ thống thủy lợi chưa chủ động cho việc cung cấp nước tươi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Thuận lợi: - Có lực lượng lao động dồi dào. Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể.

+ Khó khăn: - Một số chính sách về Lâm – nông nghiệp chưa nhất quán từ trung ương đến địa phương

- Quy hoạch lâmnông nghiệp:

+ Hiện nay diện tích này chiếm diện tích lớn nhất 711,45 ha (70.26%) với giá trị thu được khá lớn 57.110 tỷ đồng nhưng như vậy vẫn chưa tương xứng với tiềm năng về sản xuất lâm nông nghiệp ở đây. Chính vì vậy cần phải tiến hành quy hoạch lại.Theo quy hoạch thì đển năm 2020 diện tích đất nông lâm nghiệp sẽ giảm xuống để chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

+ Quy hoạch các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng, xây dựng các phương án trồng mới rừng, cũng như khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

5.2 Tồn tại.

- Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì do thời gian và trình độ bản thân còn hạn chế cũng như do giới hạn đề tài chỉ dừng lại quy hoạch những nội dung chính như kinh doanh và lợi dụng tài nguyên rừng chứ không đi qúa sâu vào kỹ thuật. Nên bản khóa luận không tránh được những khiếm khuyết, hạn chế và tồn tại sau:

+ Do thời gian làm đề tài khá hạn chế nên đa số các số liệu đều là số liệu kế thừa và chưa qua kiểm chứng. Vì vậy các số liệu vẫn chưa thực sự chính xác,

việc quy hoạch, phát triển sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, khồng thể quy hoạch một cách chi tiết, cụ thể.

+ Việc phỏng vấn người dân chỉ mang tính ngẫu nhiên nên thông tin thu thập được không thể chính xác một cách hoàn toàn.

+ Việc quy hoạch mới chỉ dừng lại ở trên giấy nên chưa thể hiếu hết những khó khăn và phức tạp khi áp dụng vào thực tê.

+ Đây mới chỉ là tiến hành quy hoạch sản xuất ở cấp xã và định hướng một phần các hoạt động sản xuất mà chưa bố trí cụ thể được tất các các hoạt động.

5.3 Kiến nghị.

- Để giải quyết các tồn tai trên cần thực hiện các nội dung sau:

+ Kiểm chứng lại các tài liệu đã thu thập được chưa qua kiểm chứng. + Cần phóng vấn thêm nhiều người dân để có được thông tin chính xác hơn. + Cần có những kế hoạch cụ thể nhằm tìm ra những khó khăn khi quy hoạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Một số mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp 1987.

2. Nguyễn Bá Ngãi, Bài giảng phương pháp đánh giá nông thôn – ĐHLN 1994. 3. Phạm Đức Tuấn, Phạm Xuân Hoàn: Bài giảng nông lâm kết hợp – ĐHLN

1994.

4. Sổ tay điều tra quy hoạch rừng – Viện điều tra quy hoạch rừng 1995.

5. Nguyễn Huy Phổn (1997), Đánh giá các loại đất chủ yếu trong nông lâm nghiệp, góp phần định hướng sử dụng đất vùng trung tâm miền núi Bắc Bộ Việt Nam – Luận án phó tiến sĩ khoa học lâm nghiệp, Viện khoa học và kinh tế môi trường 1997.

6. Vũ Nhâm (1998), Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất cấp vĩ mô – ĐHLN 1998.

7. Vũ Nhâm và Lê Sĩ Việt, Giáo trình QHLN và điều chế rừng – Giáo trình ĐHLN, nhà xuất bản Nông Nghiệp 1999.

8. Lê Sĩ Việt, Trần Hữu Viên, Giáo trình QHLN – Giáo trình ĐHLLN, Nhà xuất bản Nông nghiệp 1999.

9. Nguyễn Bá Ngãi (2000), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch lâm nghiệp phát triển nông nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp.

10. Nguyễn Bá Ngãi (2000), Một số kinh nghiệm về xây dựng phương án quy hoạch phát triển nông thôn cấp xã có sự tham gia của người dân – Thông tin chuyên đề khoa học công nghệ, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ NN và PTNT số 10 năm 2000.

11. Trần Hữu Viên, Quy hoạch sử dụng đất và giao đất có sự tham gia của người dân – Tài liệu tập huấn dự án hỗ trợ lâm nghiệp xã hội trường ĐHLN. 12. Một số luận văn tốt nghiệp của các khóa trước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy hoạch lâm nông nghiệp xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 54 - 60)