Quy hoạch các biện pháp sản xuất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy hoạch lâm nông nghiệp xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 44 - 48)

- Trên địa bàn xã có 2 loại rừng đó là: rừng sản xuất và rừng đặc dụng. Vì vậy tuy thuộc vào từng loại rừng ta cần áp dụng các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng cho hiệu quả.

- Để sản xuất lâm nghiệp có hiệu quả cao đáp ứng được mục tiêu kinh tế và mục tiêu bảo vệ môi trường cần phải áp dụng triệt để các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng như trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác.

4.3.6.1 Biện pháp trồng rừng.

- Hiện tại đất rừng sản xuất là 27,15 (ha) rừng trồng đã đến tuổi khai thác và sau khi quy hoạch tăng thêm 23 (ha) diện tích này được chuyển đổi từ diện tích trồng cây nông nghiệp lâu năm mà không đạt giá trị kinh tế và ở những địa

hình khó có khả năng chăm sóc liên tục. Ngoài ra còn có 138,5 (ha) rừng đặc dụng phòng hộ ta nên tiến hành tăng độ che phủ , bảo vệ cải tạo đất.

Bảng 4.8: Biểu kế hoạch trồng rừng giai đoạn 2012 – 2020 xã Hợp Châu.

Năm Keo lai (ha) Tổng (ha)

2012 10 10 2013 15.15 15.15 2014 15 15 2015 10 10 2016 0 0 2017 0 0 2018 10 10 2019 15.15 15.15 2020 15 15

- Biện pháp kỹ thuật cơ bản:

+ Giống sử dụng Keo lai làm nguyên liệu. + Thời vụ trồng vào vụ xuân và vụ thu. + Phương thức trồng thuần loài.

- Kỹ thuật:

+ Mật độ trồng 2000 cây/ha cự ly cây cách cây 2m hàng cách hành 2,5 m. + Xử lý thực bì trên toàn bộ diện tích tiến hành trồng. Sau đó cuốc hố kích thước 40 x 40 x 40 cm, bón phân lấp hố trước khi trồng 20 ngày.

+ Tiêu chuẩn chọn cây con đem trồng: Cây con từ 3 – 4 tháng tuổi cao khoảng 20 – 30 cm xanh tốt không có biểu hiện không gãy ngọn.

+ Dùng cuốc hay thuổng tạo một lỗ ơ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu cây đem trồng. Sau đó đặt cây xuống hố để cổ rễ ngang bằng với mặt hố, xé vỏ bầu tránh làm vỡ bầu hoặc tổn thương bộ rễ. Vun đất nhỏ xung quanh lấp kín bầu, dùng tay hoặc chân dậm chặt xung quanh bầu. Nên trồng vào những ngày dâm mát hoặc có mưa nhẹ.

+ Sau khi trồng từ 15 đến 20 ngày tiến hành nghiệm thu rừng trồng nếu tỷ lệ sống đạt từ 80% trở lên không cần trồng dặm còn nếu tỷ lệ sống dưới 80% và những cây chết có phân bố đám nên tiến hành trồng dặm ngay. Cây đem trồng dặm phải là cây có đủ tiêu chuẩn kích thước và có cùng đọ tuổi với cây đã trồng.

- Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được thể hiển dưới phụ biểu 10.

4.3.6.2 Biện pháp chăm sóc rừng.

- Sau khi trồng rừng giai đoạn này cây còn non, đất mới bổ sung nhiều dinh dưỡng do đó cỏ dại và các cây bụi phát triển mạnh. Đây mới là những đối tương gây hại cho cây trồng đặc biệt là cạnh tranh mạnh mẽ dinh dưỡng và ánh sáng. Biện pháp chính là phát dọn thực bì, xới xáo, vun gốc nhằm phá vỡ đất đóng váng giảm lượng nước bốc hơi làm cho đất tơi xốp tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Chăm sóc và bảo vệ liên tục cho đến khi rừng khép tán đặc biệt là trong 3 năm đầu. Chăm sóc mỗi năm hai lần:

+ Năm thứ nhất: Đối với rừng trồng vào vụ xuân chăm sóc 2 lần vào tháng 4 – 5 và tháng 11 – 12. Đối với rừng trồng vào vụ thu chăm sóc 1 lần vào tháng 11 – 12. Biên pháp chủ yếu là phát dọn dây leo co dại cây phi mục đích với chiều rộng 2m quanh gốc cây. Xới đất xung quanh đường kính gốc cây rộng 0,8m sâu 3 – 4 m vun gốc có dạng hình mâm xôi.

+ Năm thứ hai: Chăm sóc hai lần vào đầu và cuối mùa mưa. Kỹ thuật chăm sóc: Phát dọn dây leo cỏ dại và cây bụi xung quanh gốc với đường kính 0,8 đến 1m. Tiến hành bón vào lần chăm sóc đầu bằng phân NPK tỷ lệ 100g/gốc nếu bón vào những ngày dâm mát.

+ Năm thứ ba: tiến hành chăm sóc tương tự hai năm đầu kết hợp với tỉa những cành nhánh vô hiệu và phát dây leo. Có bón phân như chăm sóc năm thứ hai.

Bảng 4.9: Biểu kế hoạch chăm sóc rừng cho cả kỳ quy hoạch.

Năm Diện tích keo lai (ha) Tổng

2012 10 10 2013 25.15 25.15 2014 40.15 40.15 2015 40.15 40.15 2016 35 35 2017 10 10 2018 10 10 2019 25.15 25.15 2020 40.15 40.15 Tổng 235.75 235.75

- Các chỉ tiêu kinh tế liên quan được trình bày ở các phụ biểu 7 và 8.

4.3.6.3 Biện pháp bảo vệ rừng trồng.

- Phòng trừ sâu bệnh hại: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như tỉa cành, làm vệ sinh rừng hàng năm cải thiện tình hình vệ sinh của rừng hạn chế khả năng phát triển của sâu bệnh hại và tăng khả năng chống chịu bệnh cho cây rừng.

- Phòng trống cháy rừng: Sử dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong công tác phóng chống cháy rừng là biện pháp quan trọng và có hiểu qua cao. Tiến hành vệ sinh rừng sau khai thác, xây dựng các đường băng cản lửa ( có thể xây dựng băng trăng hoặc băng xanh), xây dựng các công trình phong hỏa và các phương tiện dập tắt lửa rừng...

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của các cá nhân, tổ chức về phòng chống cháy rừng. Nghiêm cấm việc chăn thả gia súc tự do trong rừng, đốt phá bừa bãi. Xây dựng các bảng quy ước bảo vệ rừng và phòng chống chay rừng ở những nơi có đông người qua lai, các làng, bản, thôn, xóm.

4.3.6.4 Biện pháp khai thác rừng.

- Đối tượng: Diện tích Keo lai đã đủ tuổi khai thác chu kỳ kinh doanh là 7 năm. - Phương thức khai thác: Khai thác trằng.

- Biện pháp kỹ thuật cơ bản:

+ Trước khi khai thác cần thiết kế đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ. Quy định chiều cao gốc chặt bằng ½ D1.3.

+ Trong quá trình khai thác cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ nhằm giảm tỷ lệ tổn thất, phế thảicũng như các tác động xấu đến môi trường.

+ Sau khi tiến hành khai thác cần dọn vệ sinh rừng.

Bảng 4.10: Kế hoạch khai thác rừng cho cả chu kỳ quy hoạch.

Năm Diện tích keo lai (ha) Tổng

2012 10 10

2013 25.15 25.15

2014 2 2

2016 0 0 2017 0 0 2018 10 10 2019 25.15 25.15 2020 40.15 40.15 Tổng 112.45 112.45

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy hoạch lâm nông nghiệp xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w