Một số mô hình sản xuất lâmnông nghiệp triển vọng trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy hoạch lâm nông nghiệp xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 48 - 51)

4.3.7.1 Mô hình 1: Mô hình canh tác R – VAC (Rừng – Vườn, Ao, Chuồng). - Loại mô hình này chỉ có các hộ ở sát chân đồi, ven khe suối. Các hộ này có

vườn khá rộng, ao cá có nước thay đổi ra vào. Cơ cấu cây trồng vật nuôi là: + Rừng trồng: Keo, Bạch đàn, Thông, Sấu, Trám…

+ Vườn tạp: Vải, Nhãn, Khế, Ổi… + Ao nuôi cá: Mè, Rô phi, Chép… + Chuồng: Trâu, Lợn, Gà, Vịt…

* Mô hình hộ ông: Nguyễn Văn Ngọc. - Thông tin chung:

+ Dân tộc Kinh, tuổi: 45.

+ Tổng số nhân khẩu: 4 (người).

+ Tổng diện tích đất được giao.8.45 (ha). - Cơ cấu cây trồng và quy mô sử dụng đất: + Keo: 3.5 ha.

+ Bạch đàn: 2.03 ha. + Lúa: 0.4 ha.

+ Ngô: 0.6 ha.

+ Cây ăn quả: 1.10 ha. + Ao cá: 0.07 ha.

+ Chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm: 0,35 ha. + Nhà ở: 0.4 ha.

Ruộng Bạch đàn

Vườn ăn

Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế mô hình hộ ông Nguyễn Văn Ngọc.( R – VAC) Đơn vị: 1 đồng. Hạng mục Ct Bt Bt - Ct Nông nghiệp 11976160 37767200 25791040 Lâm nghiệp 30073924 59952965 29879040 Chăn nuôi 35664744 6379936 28134620

Cây ăn quả 6480000 16200000 9720000

Tổng 84194828 177719525 93524700

NPV 87406259

BCR 2.11

- Qua biểu trên ta thấy mô hình sử dụng đất của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ngọc có tổng lợi nhuận hàng năm là: 93524700 đồng, thu nhập ròng tính theo giá trị hiện tại là: 87406259 đồng và tỉ lệ thu nhập trên phụ phí là 2.11. Nếu tính bình quân trên đầu người là 1820964 (đồng/tháng), nhìn chungvới mức thu nhập này cuộc sống gia đình ông đã ổn định hơn rất nhiều so với những năm trước đây. Để đảm bào lương thực sử dụng cho gia đình ông đã lựa chọn sử dụng giống lúa và giống ngô cho năng suất cao phu hợp với diểu kiện sản xuất của gia đình, cũng như phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Đồi với cây lâm nghiệp ông sử dụng hai loài cây Keo và Bạch đàn là chủ đạo vì nó có chu kỳ kinh doanh ngắn và phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương. Khi được hỏi thì ông nói là nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và được sự giúp đỡ của cán bộ khuyến lâm, nông mà cuộc sống gia ông được cải thiện. Theo dự định của ông trong những năm tới là tăng thêm diện tích đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, cũng như tăng thêm quy mô sản xuất các loại, ông định biến trang trại của mình thành trang trại kinh doanh tổng hợp khi đó công sẽ thuê thêm công nhân. Nhưng điều làm ông bản khoăn nhất chính là đầu ra của các

Ao cá

Chuồng nuôi gia súc, gia cầm Ao cá

sản phẩm làm ra, ông mong rằng có một đầu ra ổn định về các sản phẩm cũng như là về giá cả để gia đình ông có thể yên tâm để mở rộng quy mô sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước.

4.3.7.2 Mô hình 2: Mô hình V – A – C (Vườn ào chuồng).

- Mô hình áp dụng với các hộ sản xuất không có diện tích đất lâm nghiệp. Đây là những hộ chủ yếu ở phía trung tâm của các thôn.Loại này chiếm đa số trong các thôn. Cơ cấu cây trồng vật nuôi:

+ Trên diện tích vườn hộ tiến hành trồng một số loài cây ăn quả như: Vải, Nhãn, Xoài…kết hợp với trồng rau xanh trên các khu đất trống.

+ Trên diện tích đất còn lại bố trí chuồng nuôi gia súc (nên đặt cạch ao cá như vậy vừa đảm bảo vệ sinh vừa tận dụng đươc nguồn thức ăn tại chỗ cho cá).

+ Dưới ao nên thả những loài cá sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người dân địa phương như: Trắm, Chép, Mè…

* Mô hình điển hình hộ ông: Dương Văn Long. - Thông tin chung:

+ Dân tộc: Sán Dìu, tuổi: 52 tuổi. + Tổng số nhân khẩu: 4 người. + Tổng diện tích của hộ: 3 ha.

- Cơ cấu cây trồng và quy mô sử dụng đất: + Vườn: 1.4 ha. + Ao: 0.1 ha. + Chuồng: 1 ha. + Nhà ở: 0.5 ha. +Ruộng: 0.5 ha. Ruộng Chuồng trai Vườn cây Nhà ở

Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế mô hình hộ ông Dương Văn Long.(VAC)

Đơn vị: 1 đồng.

Hạng mục Ct Bt Bt - Ct

Nông nghiệp 41961940 62593580 20631640

Chăn nuôi 32226500 68444540 36218040

Cây ăn quả 3999160 18054290 14055130

Tổng 87187597 149098410 61910813

NPV 57860573

BCR 1.710

- Gia đình ông trước đây cũng như các hộ gia đình khác chỉ sản xuất nông nghiệp đơn thuần với hình thức độc canh cây lúa và cây ngô nên thu nhập của gia đình thấp, cuộc sống bấp bênh. Từ khi có chính sách cho vay vốn hỗ trợ sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy hoạch lâm nông nghiệp xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w