Kết quả điều tra phân tích về thu nhập và đời sống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy hoạch lâm nông nghiệp xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 28 - 60)

4.1.4.1 Bình quân thu nhập chung của xã

- Thu nhập binh quân của xã năm 2011 là 1700000/người/năm so với thu nhập bình quân cả nước là 2300000 đồng/người/năm thì cũng không thấp hơn nhiều. Vì vậy có thể thấy được rằng kinh tế ở địa bàn xã đang ngày càng phát triển.

4.1.4.2. Phân tích kinh tế hộ gia đình.

- Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình kinh tế xã hội với lãnh đạo xã, các trưởng thôn bằng phương pháp điều tra nhanh nôn thôn, kết hợp với kết quả thu được từ việc phỏng vấn 30 hộ/5 thôn đại diện cho toàn xã và các sô liệu thống kê từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh tế xã hội chung của xã trong những năm vừa qua. Đề tài đã tiến hành phân loại hộ gia đình theo các nhóm: Khá, trung bình, nghèo. Dựa vào các tiêu chí nhà ở, đồ dùng, tư liệu sản xuất, ngành nghề phụ, tình hình lương thực thực phẩm, kết quả được biểu diễn qua bảng sau:

Bảng 4.2: Tiêu chuẩn và kết quả phân loại kinh tế hộ gia đình.

STT Tiêu chuẩn Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB Nhóm hộ nghèo. 1 Nhà ở - Xây nhà kiên cố (nhà mái bằng, nhà lợp ngói) - Nhà xây lợp ngói, nhà gỗ lợp ngói. - Nhà gỗ lợp ngói, nhà tranh vách đất. 2 Đồ dùng - Đầy đủ, có giá trị (Ti vi, xe máy…) - Tạm đủ có giá trị thấp hơn (Giường, tủ, bàn ghế...) - Thiếu thốn, ít có giá trị.

xuất sản xuất (được cơ giới hóa)

sản xuất thông thường sản xuất. 4 Kinh nghiệm sản xuất - Tổ chức sản xuất có hiệu quả.

- Thiếu kinh nghiệm sản xuất. - Ít, không có kinh nghiệm sản xuất 5 Ngành nghề phụ - Kinh doanh, buôn bán, công chức nhà nước - Làm nghề truyền thống - Không có 6 Lương thực, thực phẩm - Thừa ăn, có tích lũy

- Đủ ăn - Thiếu ăn

Số hộ 1165 1003 153

Tỷ lệ % 50,19 43,21 6.6

- Trên cơ sở phiếu điều tra đánh giá phỏng vấn hộ gia đình, tôi tiến hành tính toán, tổng hợp. Từ đó đưa ra 9 hộ đại diện cho 3 nhóm hô (Khá, trung bình, nghèo) mỗi nhóm hộ sẽ có 3 hộ điển hình (mang tính chất đại diện nhất), để phân tích kinh tế hộ. Kết quả phân tích kinh tế hộ (9 hộ điển hình) được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3: Tổng hợp phân tích kinh tế hộ gia đình.(9 hộ điển hình)

Đơn vị: 1000 đồng.

Nhóm hộ Tên chủ hộ Số khẩu Tổng thu Tổng chi Cân đối Khá Lương Văn Định 5 83.765 38.231 45.534 Nguyễn Văn Ngọc 4 96.125 50.235 45.890 Trần Đăng Khoa 6 125.235 70.125 55.110 TB Nguyễn Thị Hòa 4 46.250 26.000 20.250

Lương Văn Tới 4 40.588 24.638 15.950

Trần Hoàng Minh 4 43.457 25.987 17.470

Nghèo

Hoàng Văn Lai 6 20.230 22.165 - 1.935

Trân Văn Lợi 7 19.213 23.863 - 4.650

Nguyễn Văn Tiến 6 22.534 23.123 - 0.589 - Từ kết quả tính toán, phân tích kinh tế hộ gia đình ở biểu trên ta lập được bảng tổng hợp cân đối thu chi trung bình của từng nhóm hộ như sau:

Bảng 4.4: Tổng hợp cân đối thu chi trung bình của từng nhóm hộ

Đơn vị: 1000 đồng

hộ (đồng/năm) (đồng/năm) (đồng/năm)

Khá 101.708 52.864 48.845

TB 43.432 25.542 17.89

Nghèo 20.659 23.050 -2.391

- Qua kết quả phân loại, phân tích kinh tế hộ gia đình ở các biểu trên và kết quả thu thập được bằng phương pháp điều tra nông thôn cho thấy rằng: Cùng với sự phát triển, đi lên của đất nươc, của địa phương thì nhiều hộ gia đình đã tổ chức tốt việc sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Những hộ này ngoài việc phát triển sản xuất lâm nông nghiệp còn mở rộng phát triển sản xuất chăn nuôi quy mô vừa và lớn hoặc tiến hành các hoạt độn kinh doanh, buôn bán chế biến lâm nông sản. Có 43,21% số hộ thuộc nhóm trung bình, đa phần những hộ này ngoài việc phát triển sản xuất lâm nông nghiệp còn chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ, phát triển kinh tế ngành nghề truyền thống để cải thiện đời sống. Bên cạnh đó vẫn còn có 6,6% hộ thuộc diện nghèo, những hộ này thường chỉ tiến hành sản xuất đơn thuần và tận dụng các sản phân nông nghiệp để chăn nuôi nhưng hiệu quả kinh tế thấp.

4.1.4.3. Lịch thời vụ xã Hợp Châu.

- Sau khi tiến hành điều tra, phân tích kệt hợp với những ý kiến đóng góp của người dân, các cán bộ xa và cán bộ phòng nông nghiệp huyện. Tôi tiến hành xây dựng lich thời vụ xã Hợp Châu và được kết quả ở biểu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.5: Lịch thời vụ xã Hợp Châu

Tháng

Hạng mục 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Trồng trọt

1.1 Lúa vụ chiêm Gieo cấy Chăm

sóc Thu hoạch

1.2 Lúa vụ mùa Gieo cấy Chăm

sóc

Thu hoạch

1.3 Ngô Th/hoạch Gieo

cấy Ch/S óc 1.4 Đậu tương Trồn g Chăm sóc Thu hoạch 1.5 Lạc Trồn g Chăm sóc Thu hoạch

1.6 Khoai Thu hoạch Trồng Ch/S óc

1.7 Sắn Trồng Chăm sóc Thu hoạch

2 Lao động Nhiều việc Nhiều việc Nhiều việc

3 Lương thực Thiếu ăn

4 Dịch bệnh Dịch bệnh Dịch bệnh

5 Nhu cầu vốn Nhu cầu lớn Nhu cầu lớn

- Nhìn vào lịch thời vụ ta thấy quỹ thời gian của người nông dân chỉ sử dụng tập trung vào một số tháng trồng, thu hoạch các cây lương thực và hoa màu, còn lại là thời gian nhàn dỗi. Vì vậy có thể huy động nguồn lao động nhàn dỗi này để phát triển các ngành nghề truyền thống, phát triển các hoạt động dịch vụ, buôn bán, mở rộng đầu tư phát triển chăn nuôi, chăm sóc rừng trồng và bảo vệ rừng tự nhiên.

4.1.4.4 Kết quả phân loại cây trồng vật nuôi.

- Để phân loại cây trồng vật nuôi, tôi đã tiến hành phỏng vấn lãnh đạo xã, trưởng thôn, các hộ gia đính theo phương pháp ma trận cho điểm theo từng tiêu chí. Căn cứ vào tổng điểm để xếp thự tự ưu tiên cho từng loài cây trồng, vật nuôi. Kết quả như sau:

- Cây Lâm nghiệp (Kết quả ở phụ biểu 17 phần phụ biểu):

=> Thứ tự ưu tiên của cây trồng trong lâm nghiệp: Keo, Thông, Sấu, Bạch đàn, Trám. Các loài cây này được người dân lựa chọn để trồng rừng nguyên liệu, rừng phòng hộ hoặc xây dựng các vườn rừng và canh tác nông lâm kết hợp.

- Cây ăn quả (Kết quả ở phụ biểu 18 phần phụ biểu):

=> Thứ tự ưu tiên cây ăn quả: Xoài, Vải, Hồng, Nhãn, Khế, Ổi. Đây là những loài cây được người nhân lựa chọn chủ yếu trồng trên diện tích vườn nhà, vườn đồi và đã chứng tỏ được sự phù hợp của nó với điều kiện tư nhiên địa phương.

- Giống lúa (Kết quả ở phụ biểu 19 phần phụ biểu):

=> Đây là các giống lúa cơ bản được gieo trồng trên địa bàn xã, ngoài nhừng giống lúa đã được gieo trồng cách đây mấy năm như: Khang dân 18, BTST, Bao thai thuần chủng còn xuất hiện những giống lúa mới được các hộ đưa vào trồng với năng xuất cao, khả năng chống chịu tốt như: IR352, Lúa lai.

=> Nhưng cây trồng này đã được người dân sử dụng từ lâu đời, ngoài việc trồng trên các diện tích chuyên canh màu còn có thể trồng vào vụ đông để tăng hiệu số sử dụng đất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân.

- Các loại vật nuôi (Kết quả ở phụ biểu 21 phần phụ biểu):

=> Trên đây là những loại vật nuôi mà người dân tiến hành chăn nuôi trong hộ gia đình, ngoài việc lợi dung sức kéo của Trâu, Bò để canh tác nông lâm nghiệp. Một số hộ đã đầu tư phát triển chăn nuôi với quy mô vừa và lớn theo mô hình trang trại, ong là vật nuôi mới được một số hộ đưa vào nuôi, nó đã và đang được duy trì và phát triển thêm.

- Nhận xét: Qua kết quả phân tích, tổng hợp phân lại các loại cây trồng vật nuôi

trong địa bàn xã ta thấy rằng việc phát triển sản xuất chăn nuôi đã và đang thu hút được sư quan tâm, đầu tư của người dân. Tuy nhiên sự phát triển này còn gặp nhiều khó khăn về vốn, giống và kỹ thuật. Vì vậy để phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tê, bảo vệ môi trường sinh thái thì xã cần chú trọng hơn nữa, quan tâm, giúp người dân đưa ra lựa chọn những loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, hướng dẫn kỹ thuật, chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi để cho họ có thể vay vốn để mở rộng thêm quy mô sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đấtđai năm 2012. 4.2.1.Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.

Trong năm 2011 toàn xã có:711,45(ha) đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, chiếm70,26 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp là: 542,50(ha) chiếm 53,58 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. Đất trồng cây hàng năm là: 419,32 (ha) chiếm 41,41(%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. Đất trồng cây lâu năm là: 123,18 (ha) chiếm 12,17 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.

- Đất lâm nghiệp là: 165,65 (ha) chiếm 16,36 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. Đất rừng sản xuất là: 27,15 (ha) chiếm 2,68 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. Đất rừng đặc dụng là: 138,5 (ha) chiếm 13,68 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.

- Đất nuôi trồng thủy sản là: 3,30 (ha) chiếm 0,33 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.

4.2.2.Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp.

Trong năm 2011 toàn xã có: 301,10 (ha)đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, chiếm 29,74 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. Trong đó:

- Đất ở là: 71,60 (ha) chiếm 7,07 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. - Đất chuyên dụng là: 207,52 (ha) chiếm 20,49 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là: 13,30 (ha) chiếm 1,31 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. Đất quốc phòng là: 16,60 (ha) chiếm 1,64 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.Đất an ninh là: 0,99 (ha) chiếm 0,10 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là: 7,11 (ha) chiếm 0,70 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.Đất có mục đích công cộng là: 166,12 (ha) chiếm 16,41 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng là: 2,44 (ha) chiếm 0,24 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa là: 7,57 (ha) chiếm 0,75 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dụng là: 11,77 (ha) chiếm 1,16 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.

- Đất phi nông nghiệp khác là: 0,2 (ha) chiếm 0,02 (%) tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.

Bảng 4.6: Biểu hiện trạng sử dụng đất xã Hợp Châu.

STT Chức năng sử dụng Diện tích lô

(ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích rừng tự nhiên 1012,55 100,00

1 Đất nông nghiệp 711,45 70,26

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 542,50 53,58

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 419,32 41,41

1.1.1.1 Đất trồng lúa 371,56 36,70

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 47.60 4,70

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 123,18 12,17

1.2 Đất lâm nghiệp 165,65 16,36

1.2.1 Đất rừng sản xuất 27,15 2,68

1.2.2 Đất rừng đặc dụng 138,5 13,68

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 3,30 0,33

2 Đất phi nông nghiệp 301,10 29,74

2.1 Đất ở 71,60 7,07

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 71,60 7,07 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2 Đất chuyên dụng 207,52 20,49

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp. 13,30 1,31

2.2.2 Đất quốc phòng 16,60 1,64

2.2.3 Đất an ninh 0,99 0,10

2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 7,11 0,70

2.2.5 Đất có mục đích công cộng 166,12 16,41

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,44 0,24

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 7,57 0,75

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dụng. 11,77 1,16

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,2 0,02

3 Đất chưa sử dụng 0 0

4.2.3Nhận xét chung về công tác quản lý sử dụng đất của xã. 4.2.4.1 Về công tác quản lý.

- Trong những dưới sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể cấp huyện, tỉnh và sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân xã, sự nỗ lực của các cán bộ địa

chính xã Hợp Châu nên công tác quản lý đất đai của xã đã đạt được những thành tựu nhất định.

- Công tac giao đất, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai được triển khai đảm bảo đúng chất lượng, đúng kế hoạch mà Ủy ban nhân dân xã đề ra. Tuy nhiên công tác quản lý đất đai vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo dõi chỉnh lý biến động đất đai.

4.2.4Tình hình sử dụng đất đai

- Trong những năm gần đây, việc sử dụng đất đai của xã có biến đổi rõ rệt, đất đai được khai thác sư dụng ngày càng hợp lý hơn, hệ số sử dụng đất ngày càng tăng, cơ cấu sử dụng các loại đất ngày càng hợp lý, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của xã. Trong từng loại đất cũng có sự biến đổi tích cực, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp.Chất lượng các loại đất nông nghiệp ngày càng cải tạo tốt hơn.Hiện tượng đốt nương làm rẫy, gây sói mòn hủy hoại đất ngày càng giảm.

+ Trong sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được nâng cao rõ rệt về ca số lượng và chất lượng.

+ Đất phi nông nghiệp: Đất sử dụng vào mục đích phi nông nông nghiêp ngày càng hợp lý khoa học và có hiệu quả như: đất ở, đất cơ quan công trình sự nghiệp, đất giao thông, đất nghĩa trang, nghĩa địa và một số đất phi nông nghiệp khác...

4.2.5Đánh giá tiềm năng đất đai và khả năng thích nghi cây trồng của xã.

- Là một xã miền núi nên xã Hợp Châu có tiêm năng đất đai phục vụ cho sản xuất kinh doanh lâm, nông nghiệp là khá lớn. Đối với đất nông nghiệp còn có một số diện tích sử dụng hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân của việc này là do việc đâu tư phân bón còn chưa cao, đúng kỹ thuật, công tác thủy lợi, hệ thống kênh mương chưa hoàn tất, đã làm hạn chế rất nhiều năng lực sản xuất của đất đai. Do vậy nếu giải quyết được tốt công tác về thủy lợi, tận dụng các nguồn nước sẵn có tạo ra hệ thống tưới tiêu tự động thì mới mang lại hiệu quả lớn hơn.

- Đối với đất đồi núi của xã ngoài các diện tích rừng tự nhiên hiện có, các diện tích còn lại đều có khả năng phát triển sản xuất lâm nghiệp. Nhìn chung chất lượng đất thích hợp với nhiều loại cây trồng như: Keo, Bạch đàn, Nhãn, Vải... Một số diện tích đồi núi thấp, tầng đất dày, các khe suối có thể phát triển trang trại, nông lâm kết hợp.

- Như vậy trong tương lai khả năng phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp của xã Hợp Châu là khá lớn, điều đó sẽ giúp đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao và môi trường sinh thái ngày càng được bảo vệ, phát triển bền vững.

4.2.6Phân tích SWOT các vấn đề liên quan đến quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp của xã Hợp Châu.

- Qua kết quả tổng hợp điều tra, đánh giá về điều kiện cơ bản cũng như tình hình quản lý, sử dụng đất đai và các yếu tô khác liên quan, tôi tiến hành phân tích đánh giá theo phương pháp SWOT kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Điểm mạnh (S) Cơ hội (O)

- Có sự quan tâm của chính quền địa phương và các cơ quan ban ngành đoàn thể.

- Đất đai tương đối đồng nhất về độ cao không có sự sai khác nhiều.

- Nằm ở vị trí có giao thông thuận lợi để phát triển kinh tế.

- Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao một cách rõ rệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm yếu (W) Thách thức (T)

- Do huyện mới thành lập còn nhiều việc phải làm nên xã còn gặp nhiều khó khăn.

- Công tác quản lý còn nhiều bất cập.

- Vốn đầu tư cho sản xuất lâm, nông nghiệp còn ít, chậm đến tay người dân. - Một số chính còn chưa đồng bộ từ trung ương đến địa phương.

- Từ phân tích điểm mạnh điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hôi (O) và thách thưc (T) trên sẽ giúp cho việc định hướng tiến hành quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy hoạch lâm nông nghiệp xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 28 - 60)