Định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy hoạch lâm nông nghiệp xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 37 - 60)

- Trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hợp Châu, để phát huy nội lực của xã từng bước giải quyết công an việc làm để nâng cao đời sống cho nhân dân và đảm bảo môi trường sinh thái thì định hướng sử dụng đất lâm, nông nghiệp như sau:

* Định hướng phát triển, sử dụng đất lâm nghiệp:

- Bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiên có nhằm phát huy tối đa tác dụng phòng hộ của rừng.

- Tiến hành trồng rừng, phù xanh đất trống đồi núi trọc trên địa bàn toàn xã. - Bảo vệ và chăm sóc các diện tích rừng trồng cây nguyên liệu.

- Trồng cây phân tán trong các khu dân cư, nơi công cộng nhằm làm đẹp cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Bố trí khai thác rừng trồng hợp lý để đảm bảo đổ che phủ rừng.

* Định hướng phát triển, sử dụng đất nông nghiệp:

- Đẩy mạnh sự phát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, đưa giống mới, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

- Vận động nhân dân chuyển đổi diện tích nông nghiệp từ các thửa ruộng nhỏ manh mún, phân tán thành các thưa ruộng lớn liền bờ, liền khoảnh, tạo nên vùng chuyên canh lớn.

- Áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thực hiện cơ giới hóa sản xuất.

- Chuyển đất vườn tạp không hiệu quả sang trồng cây ăn quả.

4.3.3 Đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp. 4.3.3.1 Căn cứ để xây dựng đề xuất.

a. Cơ sở pháp lý.

- Luật đất đai năm 2003.

- Luật Bảo và vệ phát triển rừng năm 2004.

- Nghị định 163/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 15/1/1994 của Chính phủ ban hành Quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng.

- Quyết định số 61 và 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ và phân loại rừng đặc dụng.

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng.

- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015

- Căn cứ vào nghi định 153NĐ – CP ngày 9/12/2003 của chính phủ về việc thành lập huyện Tam Đảo mới, huyện lỵ đặt tại xã Hợp Châu.

- Căn cứ vào chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Tam Đảo, xã Hợp Châu.

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2005 – 2020, và các quy hoạch chuyên ngành.

- Nguồn số liệu, tài liệu từ báo cáo chương trình kế hoạch của huyện Tam Đảo và xã Hợp Châu.

- Các đồ án quy hoạc chi tiết các khu vực lân cận có liên quan.

- Căn cứ các kết quả điều tra, khảo sát, các số liệu, tài liệu về khí tượng thủy văn, địa chất, hiện trạng kinh tế - xã hội và các tài liệu khác có liên quan.

c. Các cơ sở bản đồ.

- Bản đồ địa hình 1/5000.

- Bản đồ quy hoạch chi tiết các khu vực lân cận có liên quan.

4.3.4. Quy hoạch sử dụng đất cho xã Hợp Châu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Căn cứ vào hiện trạng các loại đất đai hiện có của xã, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển sản xuất lâm nông nghiệp trong giai đoạn 2012 - 2020. Tôi tiến hành quy hoạch đất đai cho sản xuất lâm nông nghiệp xã Hợp Châu và được kết quả ở biểu sau:

Bảng 4.7: Biểu quy hoạch sử dụng đất xã Hợp Châu

STT Chức năng sử dụng Hiện trạng (ha) Quy hoạch (ha) So sánh (ha) Tổng diện tích đất tự nhiên 1012,55 1012,55 0 1 Đất nông nghiệp 711,45 683,45 -28,00

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 542,50 514,50 -50,00

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 419,32 369,32 -17,60

1.1.1.1 Đất trồng lúa 371,56 351,56 -20,00

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 47.60 30,00 -17,60

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 123,18 90,18 -33,00

1.2 Đất sản xuất lâm nghiệp 165,65 168,65 +23,00

1.2.2 Đất rừng đặc dụng 138,5 138,5 0

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 3,30 3,30 0

2 Đất phi nông nghiệp 301,10 329,10 +28,00

2.1 Đất ở 71,60 80,60 + 9

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 71,60 80,60 +9

2.2 Đất chuyên dụng 207,52 226,52 +39,20

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp. 13,30 20,30 +7

2.2.2 Đất quốc phòng 16,60 16,60 0

2.2.3 Đất an ninh 0,99 0,99 0

2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 7,11 7,11 0 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 166,12 196,89 +30,77

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,44 2,44 0

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 7,57 9,00 +1,43

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dụng. 11,77 11,77 0

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,2 0 -0,2

3 Đất không sử dụng 0 0 0

* Đất nông nghiệp.

- Diện tích đất nông nghiệp hiện tại là 711,45 (ha). Sau khi tiến hành quy hoạch diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm đi 28,00 (ha). Diện tích đất giảm ở đây là do một số đất trồng lúa và trồng cây hàng năm khác được chuyển đổi thành đất ở, giải phóng mặt bằng làm đường giao thông.

- Diện tích đất sản xuất lâm nghiệp sẽ tăng 23,00 (ha) domột phần diện tích đất trồng cây lâu năm không đạt hiệu quả kinh tế sẽ được chuyển thành đất sản xuất lâm nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế. Còn diện tích rừng đặc dụng ta sẽ tiến hành công tác chăm sóc, bảo vệ.

- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản được giữ nguyên và tiến hành xây dựng những mô hình nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả cao hơn.

* Đất phi nông nghiệp.

- Dân số hiện trạng toàn xã: 9.155 người (năm 2011), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xã là 1,3%. Dự báo quy mô dân số toàn xã đến năm 2020 là: 10.283 người. Lựa chọn chỉ tiêu đất ở với khu vực này là 80m2/người. Nhu cầu bố trí quỹ đất ở cần tăng thêm đến năm 2012 là: 9 ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất chuyên dụng tăng 39,20 (ha). Trong đó đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 7 (ha) đáp ứng nhu cầu xây dựng của xã. Đất quốc phòng,

an ninh và sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được giữ nguyên nhằm vì thấy rằng diện tích đã đủ để đáp ứng nhu cầu của xã. Đất có mục đích công cộng như: điện, đường, trường, trạm xẽ được mở rộng nhiều theo quy mô dân số nên đến năm 2012 sẽ tăng thêm 30,77 (ha). Sở dĩ diện tích tăng nhiều như vậy vì trong xã có: 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và một trường trung học; thêm vào đó là đang xây dựng đường quốc lộ qua xã và trung tâm y tế huyện cũng được đặt ở xã.

- Đất tín ngưỡng tôn giáo theo dự tính sẽ không tăng đếm năm 2012. Đất nghĩa trang, nghĩa địa sẽ tăng theo quy mô dân số thì đến năm 2012 đất nghĩa trang phải tăng thêm 1,43 (ha).

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dụng sẽ được giữ nguyên.Cũng có thể sử dụng để kết hợp nuôi trồng thủy sản ở các hồ chứa nước sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Đất phi nông nghiệp khác sẽ không còn do chuyển đổi mục đích sử dụng.

4.3.5 Quy hoạch các biện pháp sản xuất nông nghiêp.

- Nông nghiệp có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của xã. Muốn đạt được mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng cần quy hoạch các biện pháp sản xuất nông lâm nghiệp hợp lý. Qua điều tra điều kiện cở bản của xã về điều kiện thời tiết, đất đai cũng như thời vụ của các loại cây trồng có thể tiến hành các biện pháp sản xuất nông lâm nghiệp như sau:

4.3.5.1 Sản xuất lúa.

- Quy mô sản xuất: Trên toàn bộ diện tích 351,56 (ha) trồng lúa.

- Thời vụ gieo trồng từ tháng 1 đến tháng 5 đối với vụ chiêm và từ tháng 6 đến tháng 10 đối với vụ mùa.

- Giống sử dụng một số loại như: Khang dân 18, Lúa lai...dựa vào những biểu điều tra về lịch thời vụ và kết quả phân loại giống lúa trong xã ở trên ta tiến hành chọn những giống lúa thích hợp cho sản xuất.

+ Trước khi vào vụ tiến hành gieo mạ đặc biệt vào vụ chiêm khi gieo mạ có thể gặp đợt rét như vậy cần có biện pháp che phủ mạ băng nilon để giúp chăn gió rét và sương giá. Khi mạ gieo đã lên được 3 đến 4 lá thì ta tiến hành đem cấy.

+ Trước khi cấy ta phải tiến hành chuẩn bị ruộng. Để tiến hành chuẩn bị ruộng cấy ta tiến hành cho nước vào bừa phẳng có bón lót phân chuồng, phân lân và vôi bột.

+ Ta chỉ tiến hành cấy khi thấy rằng thời tiết ấm và cây mạ đã đủ tuổi không bị sâu bệnh. Nên thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh để có thể tiến hành các biện pháp phòng trừ kịp thời và hiệu quả.Tiến hành bón thúc hai lần vào thời điểm sau cây hai tuần và trước khi lúa trổ đòng.Bón thúc sử dụng phân chuồng, lân và kali nếu lúa quá tốt có hiện tượng lá rủ xuống thì không nên bón thúc đạm vì như thế dễ gây lốp đổ và sâu bệnh hại cho lúa. Với một sào lúa (360m2) chỉ tiêu phân bón được sử dụng như sau: Phân chuồng 3 tạ, đạm 6 – 8kg, lân 12.5 kg , kali 4kg, vôi 10kg, thuốc trừ bệnh một gói (tùy loại).

- Các chỉ tiêu kinh tế liên quan được trình bày ở phụ biểu 1.

4.3.5.2Sản xuất các loại cây hoa màu.

- Dựa vào biểu kết quả phân loại cây hoa màu ở trên ta tiến hành chọn ra những cây trồng thích hợp để đưa vào sản xuất. Theo kết quả phân tích ở bảng kết quả phân loại cây hoa màu thì thứ tự các cây hoa màu ưu tiên như sau: Đâụ tương, Ngô, Lạc, Khoai, Sắn. Chúng ta sẽ tiến hành chọn ra những cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất để trồng trên diện tích chuyên canh cây màu và trồng vào vụ đông để tăng hiệu suất sử dụng đất.

* Sản xuất Lạc.

- Giống: Giống TK10 là giống lạc nhập nội được các nhà khoa học Viện Bảo vệ thực vật chọn tạo ra từ tập đoàn giống lạc mang nguồn gen kháng sâu bệnh, năng suất cao.

- Thời vụ trồng thích hợp của giống lạc TK10: + Vụ xuân: Từ 15/1- 15/2

+ Vụ hè thu: Từ 20/6- 5/7 + Vụ đông: Từ 25/8- 10/9 - Kỹ thuật:

+ TK10 cũng như các giống lạc khác không tốn nhiều công chăm sóc. Trước khi tra hạt hoặc sau khi tra hạt xong thì có thể phủ nilon trắng để hạn chế nấm bệnh và cỏ dại. Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc, để có thể bổ sung dinh dưỡng cho lạc đạt năng suất cao thì hệ thống tưới tiêu phải thuận lợi và chủ động.

+ Khi cây lạc đã lên cây, chúng ta chỉ cần xới phá váng 1 lần và xới vun gốc 1 lần nữa + làm sạch cỏ.

+ Chăm sóc giống lạc TK10 bà con nông dân cần chú ý đó là, giống TK10 là một giống chịu hạn tuy nhiên không phải không cần nước. Vào giai đọan lạc ra hoa kết quả,bà con cần bổ sung thêm nước. Ngoài ra, khi lạc bắt đầu ra hoa, phải phun thuốc kích thích để cho toàn bộ hoa ra đều nhất, ra tập trung để tăng số quả chắc trên 1 cây.

+ TK10 là giống không có tính ngủ nghỉ, rất dễ nảy mầm khi mắc mưa. Do đó, khi thu hoạch lạc cần chú ý thu hoạch khi quả đã chín đạt 85% tổng số quả trên cây khi thời tiết nắng ráo.

- Các chỉ tiêu kinh tế liên quan được trình bày ở phụ biểu 2.

* Sản xuất Ngô:

- Giống: Sử dụng những giống Ngô lai cho năng suất cao khả năng thích ứng cao

- Thời vụ: Vụ xuân từ tháng 1 đến tháng 5, vụ đông từ tháng 9 đến tháng 12. - Kỹ thuật trồng:

+ Tiến hành cày đất nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao từ 20 – 25cm mặt luống rộng 0,8 – 1m. Lượng Ngô giống dùng cho một sào Bắc Bộ là 0,5kg, phân chuồng 300kg, đạm là 5kg, lân là 15kg, kali là 3kg. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tiến hành bón thúc 3 lần trong đó lần 1 khi Ngô được 3 lá, lần 2 khi Ngô được 9 lá và lần cuối cùng khi Ngô lên 12 – 13 lá. Khi bón kết hợp với làm cỏ, xới phá váng và vun gốc cho Ngô.

- Các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến sản xuất Ngô được trình bày ở phụ biểu 3.

4.3.5.3 Sản xuất các loại cây ăn quả lâu năm.

- Quy mô sản xuất: trên toàn bộ diện tích cây ăn quả lâu năm của xã là 90,18 (ha).

- Giống: chọn những giống phù hợp dựa trên kết quả điều tra về phân loại cây ăn quả trong xã. Thự tự ưu tiên như sau: Xoài, Vải, Hồng, Nhãn, Khê, Ổi.

- Thời vụ trồng: vụ xuân từ tháng 1 đến tháng 4, vụ thu từ tháng 8 đến 11. - Kỹ thuật:

+ Mật độ: khoảng từ 200 – 250 cây/ha. Trong đó cây cách cây 4 – 5 m, hàng cách hàng 5 – 6 m. Đào hố có kích thước 80 x 80 x 80 cm. Bón lón phân chuồng cho 1 hố là 30 – 50 kg cộng với 1,5 đến 2kg Supe lân, 05 – 1 kg vôi bột. Sau đó tiến hành chăm sóc, xới xáo làm cỏ xung quanh gốc và bón thúc mỗi năm 2 lần.Tiến hành trồng vào những ngày dâm mát hoặc có mưa nhẹ.

- Các chỉ tiêu kinh tế được tính toán ở các phụ biểu 4, 5 và 6.

4.3.6 Quy hoạch các biện pháp sản xuất lâm nghiệp.

- Trên địa bàn xã có 2 loại rừng đó là: rừng sản xuất và rừng đặc dụng. Vì vậy tuy thuộc vào từng loại rừng ta cần áp dụng các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng cho hiệu quả.

- Để sản xuất lâm nghiệp có hiệu quả cao đáp ứng được mục tiêu kinh tế và mục tiêu bảo vệ môi trường cần phải áp dụng triệt để các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng như trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác.

4.3.6.1 Biện pháp trồng rừng.

- Hiện tại đất rừng sản xuất là 27,15 (ha) rừng trồng đã đến tuổi khai thác và sau khi quy hoạch tăng thêm 23 (ha) diện tích này được chuyển đổi từ diện tích trồng cây nông nghiệp lâu năm mà không đạt giá trị kinh tế và ở những địa

hình khó có khả năng chăm sóc liên tục. Ngoài ra còn có 138,5 (ha) rừng đặc dụng phòng hộ ta nên tiến hành tăng độ che phủ , bảo vệ cải tạo đất.

Bảng 4.8: Biểu kế hoạch trồng rừng giai đoạn 2012 – 2020 xã Hợp Châu.

Năm Keo lai (ha) Tổng (ha)

2012 10 10 2013 15.15 15.15 2014 15 15 2015 10 10 2016 0 0 2017 0 0 2018 10 10 2019 15.15 15.15 2020 15 15

- Biện pháp kỹ thuật cơ bản:

+ Giống sử dụng Keo lai làm nguyên liệu. + Thời vụ trồng vào vụ xuân và vụ thu. + Phương thức trồng thuần loài.

- Kỹ thuật:

+ Mật độ trồng 2000 cây/ha cự ly cây cách cây 2m hàng cách hành 2,5 m. + Xử lý thực bì trên toàn bộ diện tích tiến hành trồng. Sau đó cuốc hố kích thước 40 x 40 x 40 cm, bón phân lấp hố trước khi trồng 20 ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy hoạch lâm nông nghiệp xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 37 - 60)