Dự tính đầu tư và hiệu quả của phương án quy hoạch phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy hoạch lâm nông nghiệp xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 51 - 54)

sản xuất xây dựng mô hình VAC. Với mức thư nhập bình quân trên đầu người là 1205429 đồng/tháng thì cuộc sống gia đình ông hiện giờ đã thay đổi rõ rệt. Để tiếp tục phát triển sản xuất trong những năm tới ông cũng muốn đầu tư thêm vào chăn nuôi, trồng cây ăn quả để có thể tăng thêm thu nhập.

- Trên đây là những mô hình sản xuất cũng như những hộ kinh tế điển hình áp dụng các mô hình này. Nhìn chung những mô hình này đã đem lại cho các hộ gia đình ở đây sự phát triển về kinh tế mà còn có tác dụng cải tạo môi trường, giảm xói mòn đất và lãng phí đất. Nhưng những mô hình này hiện nay vẫn chưa được phổ biên một cách rộng rãi ở địa phương do trình độ người dân ở đây còn thấp, tập quán cách tác manh mún, nhỏ lẻ đã thấm sâu vào tiềm thức, họ không dám thay đổi để phát triển, không dám bứt phá. Chính vì vậy công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục giúp người dân hiểu được những lợi ích mà các mô hình mang lại.Ngoài ra còn cần linh động trong công tác cho vay vốn phát triển sản xuất, tạo ra đầu ra cho các sản phẩn nông lâm nghiệp của người dân.

4.3.8 Dự tính đầu tư và hiệu quả của phương án quy hoạch phát triển sảnxuất lâm nông nghiệp. xuất lâm nông nghiệp.

4.3.8.1 Dự tính đầu tư

a. Dự tính vốn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp (chi tiết tại phụ biếu 14, 15).

- Vốn đầu tư cho một ha trồng Keo là: 5910000 (đồng/ha). Trong thời gian quy hoạch từ năm 2012 – 2020 tổng diện tích trồng rừng là: 90.3 (ha), tổng vốn đầu tư trồng rừng cho kỳ quy hoach là: 533673000 đồng.

- Vốn đầu tư cho qúa trình chăm sóc rừng trồng là: 4225000 (đồng/ha). Trongthời gian quy hoạch từ năm 2012 – 2020 tổng diện tích chăm sóc rừng là: 235.75 ha, tổng vốn đầu tư là:996043750đồng.

- Chi phí cho công tác bảo vệ rừng 100000 (đồng/ha/năm). Trongthời gian quy hoạch từ năm 2012 – 2020 tổng diện tích chăm sóc rừng là: 235.75 ha, tổng chi phí là:212175000đồng.

b. Dự tính chi phí cho sản xuất nông nghiệp (chi tiết tai các phụ biêu: 01, 02, 03, 04, 05 và 06).

- Dự tính chi phí cho một sào trồng Lúa là: 741250 (đồng). - Dự tính chi phí cho một sào trồng Lạc là: 809000 (đồng). - Dự tính chi phí cho một sào trồng Ngô là: 606000 (đồng).

- Dự tính chi phí cho một ha trồng Vải trong cả kỳ quy hoạch là: 34340000 (đồng).

- Dự tính chi phí cho một ha trồng Nhãn trong cả kỳ quy hoạch là: 34775000 (đồng).

- Dự tính chi phí cho một ha trồng Xoài trong cả kỳ quy hoạch là: 35885000 (đồng).

4.3.8.2 Ước tính hiệu quả a. Ước tính hiệu quả kinh tế.

* Tính theo phương pháp tĩnh.

- Thu nhập từ 1 sao trồng Lúa là: 2100000 ( đồng/sào), như vậy lợi nhuận thu được của 1 vụ trồng lúa là: 2100000 – 741250 = 1358750 (đồng/sào/vụ) nếu trong một năm chỉ chuyên canh 2 vụ thì lợi nhuận thu được là: 2717500 (đồng/sao/năm).

- Thu nhập từ 1 sao trồng Lạc là: 1400000 ( đồng/sào), như vậy lợi nhuận thu được của 1 vụ trồng lúa là: 3300000 – 809000 = 2491000 (đồng/sào/vụ). - Thu nhập từ 1 sao trồng Ngô là: 3300000 ( đồng/sào), như vậy lợi nhuận thu được của 1 vụ trồng lúa là: 1400000 – 606000 = 794000 (đồng/sào/vụ).

* Tính theo phương pháp động:

- Từ kết quả tính toán của các phụ biểu: 04, 05, 06, 09, 10, 11, 12 và 16 có thể tổng hợp hiệu quả kinh tế của các loại cây lâu năm như sau:

Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của một số loại cây lâu năm

(Lãi suất vay 8%)

Chỉ tiêu NPV (đồng) BCR IRR (%)

Keo lai 11296101.29 1.20 6

Vải 98057156.54 4.08 55

Xoài 79350940.21 2.22 43

Nhãn 77953865.59 3.44 42

- Kết quả tổng hợp cho thấy với lãi suất vay 8% đưa vào sử dụng có thế tạo ra lãi suất thu hồi vốn nội bộ (IRR) cao gấp hơn 5 lần (với kinh doanh Xoài và Nhãn) hoặc thậm chí cao hơn 6 lần (kinh doanh Vải). Tỷ suất giữa giá trị hiện tại của thu nhập và chi phí đạt (BRC) ở mức cao từ 1.20 đến 4.08. Nghĩa là bỏ ra 1 đồng thu được1.2 đồng đối với Keo, 1 đồng được 2.22 đồng với Xoài, 1 đồng được 3.44 đồng với Nhãn và cao nhất 1 đồng được4.08 đồng với Vải. Như vậy trong những cây ăn quả cây đem lại hiệu quả kinh thế nổi trội hơn cả là cây Vải. Đối chiều kết quả tính toán và với các chỉ tiêu quy định thì các giá trị BCR đều lớn hơn 1 tương đướng với tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR)>r (lãi suất vay) nghĩa là các mô hình sản xuất có lãi.

- Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế đối với các loại cây lâu năm cho thấy cây ăn quả cho hiệu quả cao hơn hẳn với cây công nghiệp. Tuy nhiên đánh giá này là chưa thực sự khách quan bởi chúng khác nhau về chu kỳ. Nếu không thể đem ra so sánh như vậy được.Nhưng có thể khẳng định chắc chắn rằng cả hai loại cây đều đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Mặc dù các chỉ tiêu kinh tế của các loài cây mang lại có sự chênh lệch khác nhau nhưng nhìn chung các chỉ tiêu này tương đối lớn do vậy việc sử dụng một trong nhưng loại cây trồng trên đều đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần ổn định thu nhập cho người dân,

b. Hiệu quả về mặt xã hội.

- Ngoai hiệu quả về mặt kinh tế xã phương án quy hoạch sản xuất lâm nông nghiệp trên địa bàn xã có hiệu quả lớn vế mặt xã hội. Hiệu quả này được thể hiện qua các điểm sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giải quyết công an việc làm cho lực lượng lao động nông nhàn sau thời vụ sản xuất.

+ Tính khả thi của phương án quy hoạch được thể hiện ở chỗ tìm ra những loại vật nuôi cây trồng phù hợp với hoạt động canh tác sản xuất và chăn nuôi của dân địa phương. Việc thâm canh tăng vụ không quá khó khăn, đầu tư vốn không cao nhanh cho thu nhập và quan trọng hơn là các mô hình phù hợp với từng đối tượng hộ gia đình dễ được người dân chấp nhận.

+ Nâng cao ý thức vai trò của người dân trong việc trồng chăm sóc và bảo vệ rừng

+ Nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống góp phần xóa đói giảm nghèo.

c. Các hiệu quả về mặt môi trường.

- Một phương án khả thi phải đảm bảo đủ ba yêu cầu là yêu cầu về mặt kinh kế, xã hội và môi trường. Môi trường là một trong những nhu cầu quan trọng mà con người hướng tới trong tương lai. Như vậy hiệu quả môi trường của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy hoạch lâm nông nghiệp xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 51 - 54)