1.3.3 .4So sánh chế định phịng vệ chính đáng và một số chế định khác
2.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật
2.2.1 Giải pháp chung
Một là: Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc đối với công tác xét xử.
Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại diện quyền lợi cho tầng lớp công nhân, nông dân và cả dân tộc, là lực lƣợng lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội. Đảng đề ra các chính sách, đƣờng lối về mục tiêu, phƣơng hƣớng và các giải pháp phát triển đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Công tác xét xử là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nƣớc ta, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Chính vì vậy, cần có sự tăng cƣờng lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc đối với công tác xét xử, đảm bảo cho việc xét xử đƣợc quản lý dƣới một khối thống nhất và kịp thời khắc phục những sai sót, tổng kết những kinh nghiệm, bài học để đƣa ra những bản án khách quan, đúng ngƣời, đúng tội.
Hai là: Tăng cƣờng sự liên kết, hợp tác giữa CQĐT, VKS, TAND. Để cho ra một bản án khơng
chỉ cần mỗi vai trị của cơ quan Tịa án mà trong đó cũng có sự góp phần khơng nhỏ của CQĐT, VKS. CQĐT là khâu đầu tiên trong việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can và điều tra tìm các chứng cứ buộc tội và gỡ tội. Đây là công việc vơ cùng quan trọng vì chỉ cần có sự sai lệch trong các thủ tục tố tụng, các chứng cứ không khách quan trong việc xác định tình tiết vụ án thì có thể đƣa ra bản án sai làm ảnh hƣởng quyền lợi ngƣời dân. Bên cạnh đó, vai trị kiểm sát của VKS cũng góp phần hạn chế những sai sót trong thủ tục tố tụng, phát hiện những sai lầm của CQĐT và đƣa ngƣời bị tình nghi ra xét xử bằng một bản cáo trạng. Phát hiện những sai sót hay những điểm bất hợp lý trong một bản án để thực hiện thủ tục kháng nghị nhằm đƣa bản án ra xem xét lại khi cho rằng đây là bản án chƣa công minh, chƣa đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật. Đây là hoạt động không thể thiếu của VKS khi họ là những ngƣời am hiểu pháp luật đồng thời đã có q trình theo dõi, kiểm sát vụ án ngay từ khi một vụ án đƣợc khởi tố, hoạt động này rất thiết thực nhằm tránh những sai lầm trong hoạt động xét xử và đảm bảo công bằng trong nhân dân. Các cơ quan này không hoạt động riêng rẽ mà trong một mối liên hệ, kìm chế, kiểm sốt lẫn nhau. Do đó, để đƣa ra một bản án chính xác, thống nhất cách hiểu và phƣơng hƣớng phòng chống tội phạm đòi hỏi ba cơ quan này cần có sự liên kết, phối hợp lẫn nhau, không chỉ trong việc phối hợp đƣa ra những văn bản hƣớng dẫn áp dụng pháp luật mà cả trong việc cung cấp thông tin và kiểm sát để đƣa ra những bản án hợp pháp.