THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 41)

3.2 .KHÁI QUÁT VỀ NHNO & PTNN HUYỆN LAI VUNG

3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA

NHNNo& PTNT HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP 3.4.1. Thuận lợi

Về mặt nội tại, NHNo& PTNT Huyện Lai Vung đặt tại trung tâm Thị trấn Lai Vung nên giao thông rất tiện lợi cho KH tìm đến giao dịch; nội bộ NH rất đồn kết, tinh thần tập thể ln được phát huy trong công việc và cả trong phong

trào thi đua, tạo khơng khí vui vẻ, chan hịa và thoải mái trong văn hóa và nghệ thuật ứng xử trong NH; trình độ tiếp cận cơng nghệ thơng tin của NH rất nhanh với đội ngũ nhân viên năng động và được quan tâm tập huấn thường xuyên về

nghiệp vụ chuyên môn; kinh nghiệm quý báu của nhân viên thâm niên với ngành

đã tạo sức bật cho tồn NH trong việc phịng rủi ro, xử lý tình huống linh hoạt và

nâng cao hiệu quả hoạt động cùng với sự phối hợp nhịp nhàng giữa cấp ủy và

Về mặt kinh doanh và cung cấp dịch vụ, hoạt động của ngân hàng luôn bám sát các chế độ, chính sách và quy định của ngành, tuân thủ pháp luật nhà nước,

chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và quyết định của UBND huyện

Lai Vung; sự kết nối thông tin trực tuyến với cấp trên đã giúp NH thu thập và xử lý thơng tin nhanh chóng, nhất là các thông tin khẩn; sự giảm nhẹ trong thủ tục hành chính trong hoạt động kinh doanh của NH đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho cả KH lẫn NH để rút ngắn thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động; KH truyền thống khá ổn định nên sự hiểu biết KH của nhân viên NH tương đối

cao, tạo ra độ tin cậy và tín nhiệm giữa KH và NH khá chặt chẽ; tồn huyện có 126 doanh nghiệp, trong đó có 2 doanh nghiệp lớn và 124 doanh nghiệp vừa và

nhỏ, KH tiềm năng khá phong phú vì kết cấu dân số trẻ với tổng dân số là 184.552 người (2008) với 104.125 người trong độ tuổi lao động. Tổng dư nợ

tăng qua các năm, chất lượng tín dụng tương đối khá hơn trước; vốn tín dụng đầu tư theo đúng mục tiêu chương trình phát triển kinh tế của huyện.

Về chính quyền địa phương và NH cấp trên, NH đã nhận được sự quan

tâm giúp đỡ và chỉ đạo kịp thời của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện và NH cấp trên trong hoạt động tín dụng cũng như trong q trình hồn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện và đề án phát triển của tỉnh.

Về sự thuận lợi do điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng mang lại, NH có thể lên kế hoạch chi tiết cho hoạt động tín dụng và cơng tác thẩm định tín dụng giảm được rủi ro tín dụng cũng sử dụng vốn sai mục đích; đồng thời, NH có thể xác định và xếp loại KH uy tín, KH thân thiết của NH nhằm đề ra chiến lược thu hút và chăm sóc KH. Qua đó, NH sẽ quảng bá được các sản phẩm mới, thông tin lãi suất và nâng cao uy tín. Tình hình phát triển kinh tế xã hội, vấn đề an ninh và an toàn địa phương của khu vực đã giúp NH giảm rủi ro và tổn thất, duy trì và phát triển trong các hoạt động kinh doanh của mình.

3.4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, NH không thể tránh được những khó

khăn nhất định trong q trình kinh doanh của mình như:

Thứ nhất, khó khăn tiềm tàng của NH bắt nguồn từ sự hạn chế của NH cấp trên và qua cơ chế quản lý chính sách tiền tệ trong nền kinh tế vĩ mô (ảnh hưởng của lạm phát, thắt chặt tiền tệ,….).

Thứ hai, công tác marketing trong NH chưa được quan tâm đúng mức; sự

tiếp cận dịch vụ NH của người dân chưa tương xứng với tiềm năng vì tâm lý thích sử dụng và dự trữ tiền mặt; tỷ trọng thu dịch vụ có tăng qua các năm nhưng cịn thấp so với quy định của NHNo& PTNT Việt Nam; dịch vụ bảo lãnh còn hạn chế, sản phẩm của NH còn đơn điệu.

Thứ ba, tình hình kinh tế xã hội, tình hình lạm phát, những biến động lớn

trong giá cả thị trường tạo áp lực lớn trong việc cố gắng duy trì và nâng hiệu quả hoạt động của NH. Sự bất ổn định trong nền kinh tế cũng là nguyên nhân làm cho thu nhập của các tổ chức kinh tế, cá nhân gặp nhiều khó khăn nên cơng tác thu hồi nợ và xử lý nợ khó địi, nợ xấu vẫn bị hạn chế, NH chưa nâng cao được chất lượng tín dụng; sự cân đối trong việc huy động và sử dụng vốn của NH còn chịu

nhiều ảnh hưởng từ sức ép chung của ngành và tình trạng cạnh tranh khốc liệt trong cuộc chiến lãi suất giữa các NH.

Cụ thể về lĩnh vực nông nghiệp, trong những năm gần đây, tình hình thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp nông dân sản xuất khơng đạt năng suất cao theo dự tính, giá cả nông sản, thủy sản không ổn định theo xu hướng giảm, thay vào

đó là giá vật tư tăng mạnh nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập, mức sống

của người dân và doanh thu của các doanh nghiệp. Do vậy, tình hình kinh doanh của NH bị giảm về tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận.

Thứ tư, công tác kiểm tra việc sử dụng vốn vay chưa tồn diện; từ đó dẫn đến nợ xấu phát sinh. Đồng thời, công tác kiểm tra, xử lý và thu hồi nợ tồn đọng

còn chậm và khó xử lý đối với dư nợ xuất khẩu lao động.

Thứ năm, việc khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng cịn gặp

nhiều khó khăn do các văn bản tố tụng chưa đồng bộ, theo yêu cầu của Tịa án thì

đơn khởi kiện phải do Tổng Giám Đốc ký, từ đó làm ảnh hưởng đến công tác xử

lý và thu hồi nợ.

Tóm lại, việc tận dụng ưu điểm, khắc phục nhược điểm của NH đòi hỏi Ban Giám đốc NH phải đề ra được kế hoạch, phương án khả thi và ưu việc được toàn thể NH nắm rõ và linh hoạt áp dụng vào thực tế; chính quyền địa phương quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ tốt. Điều đó ln là thách thức trong hoạt động của

3.4.3. Phương hướng hoạt động

Năm 2010 mặc dù tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực tuy nhiên năm 2011 dự báo sẽ cịn nhiều khó khăn và thách thức tác động khơng nhỏ

đến hoạt động kinh doanh nói chung và tín dụng nói riêng NHNo& PTNT huyện

Lai Vung xác định mục tiêu hoạt động tín dụng trọng tâm 2011 là:

- Huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm bằng nhiều giải pháp để huy động tối

đa nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ.

- Công tác đầu tư tín dụng phải đi đơi với hiệu quả, đảm bảo an tồn nguồn vốn, duy trì mức tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Tập trung ưu tiên đầu tư vốn cho lĩnh vực “tam nông” phát triển Nông nghiệp, Nông thôn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ từ đó nâng cao tỷ lệ thu dịch vụ ngồi tín dụng, đặc biệt là các sản phẩm có ý nghĩa thiết thực gắn liền đối với

mảng tín dụng như phát hành thẻ, chuyển tiền, thanh toán tiền qua tài khoản,.. - Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa, đủ lực cạnh tranh và hội nhập; Nâng cao năng lực tài chính và

quảng bá thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

- Quỹ thu nhập đủ chi lương theo hệ số quy định, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của CBCNV.

- Xử lý thu hồi nợ xấu được lãnh đạo quan tâm quán triệt đến từng cán bộ

viên chức, giao chỉ tiêu cho từng cán bộ tín dụng phân loại đối tượng theo khả

năng thu để đưa ra các giải pháp xử lý thu hồi thích hợp, song song với việc triển khai thực hiện nhiều giải pháp thu nợ kiên quyết, kết hợp với các giải pháp khởi kiện thi hành án.

Các mục tiêu trên được cụ thể hóa như sau:

- Nguồn vốn huy động đạt:

+ Nội tệ: 470 tỷ đồng, tăng 112 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng trưởng đạt 31,2%.

+ Ngoại tệ: 320.000 USD tăng 44.559 USD so với năm 2010, tỷ lệ tăng trưởng là 12%.

- Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế: Dư nợ đạt: 530 tỷ đồng, tăng 81 tỷ đồng so

với năm 2010, tỷ lệ tăng trưởng là 18%.

+ Ngắn hạn: 420 tỷ đồng, tăng 50 tỷ đồng so với năm 2010, chiếm tỷ trọng

trên 75%/ tổng dư nợ.

+ Trung hạn: 110 tỷ đồng, tăng 31 tỷ đồng so với năm 2010, chiếm tỷ trọng tối thiểu 20% / tổng dư nợ.

- Tỷ lệ nợ xấu (nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5): dưới 3%/ tổng dư nợ.

- Thu ngồi tín dụng: 960 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 20%. - Thu nhập: thu nhập người lao động không thấp hơn năm 2010.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo& PTNT

HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP QUA BA NĂM 2008- 2010 4.1.1. Phân tích khái qt tình hình nguồn vốn

Nguồn vốn là một trong những yếu tố cần thiết, nó khẳng định mọi hoạt động kinh doanh trong tất cả các thành phần kinh tế, ngành NH cũng khơng ngoại lệ. Các DN có thể tạo ra nhiều nguồn vốn khác nhau, riêng NH là đơn vị kinh doanh khá đặc biệt hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay” nghĩa là một phần từ nguồn vốn của NH được hình thành từ tiền vay để thực hiện hoạt động cho vay

của mình. Với sự gia tăng về nguồn vốn qua các năm đã phần nào khẳng định được quy mơ cũng như uy tín hoạt động của NHNo& PTNT huyện Lai Vung trên địa bàn và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LAI VUNG (2008- 2010) NHNo & PTNT HUYỆN LAI VUNG (2008- 2010)

ĐVT: Triệu đồng SO SÁNH CHÊNH LỆCH NĂM 2009/2008 2010/2009 KHOẢN MỤC 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % I.Vốn huy động 207.213 250.420 362.363 43.207 20,85 111.943 44,70

II. Vốn điều chuyển 160.775 157.000 87.548 -3.775 -2,35 -69.452 -44,24

III.Tổng nguồn vốn 367.988 407.420 449.911 39.432 10,71 42.491 10,42

Năm 2009

61% 39%

Vốn huy động Vốn điều chuyển

Năm 2010

81% 19%

Vốn huy động Vốn điều chuyển

HÌNH 4.1. BIỂU ĐỒ TỔNG HỢP NGUỒN VỐN CỦA NHNo& PTNT HUYỆN LAI VUNG 2008- 2010 HUYỆN LAI VUNG 2008- 2010

Tổng nguồn vốn

Nhìn chung nguồn vốn của NHNo& PTNT huyện Lai Vung chủ yếu bao gồm vốn huy động tại địa phương và nhận vốn điều chuyển từ hội sở. Đối với

nguồn vốn huy động tại địa phương bao gồm: nguồn vốn được huy động dưới

các hình thức là tiền gửi thanh tốn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng từ có giá.

Đối với nguồn vốn điều chuyển từ hội sở: ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn này

khi nguồn vốn huy động tại chỗ không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay tại chi nhánh. Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục theo xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước trong đó giữa vốn huy động, vốn

điều chuyển thì có sự biến động tăng giảm qua 3 năm. Năm 2008 tổng nguồn vốn

là 367.988 triệu đồng trong đó nguồn vốn điều chuyển cịn chiếm tỷ trọng khá

Năm 2008

56% 44%

cao chiếm 43,69% trong tổng nguồn vốn của năm do nguồn vốn huy động tại chổ không đáp ứng đủ nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân

hàng được bình thường NHNo& PTNT huyện Lai Vung phải nhận vốn điều

chuyển từ hội sở chuyển về. Sang năm 2009 tổng nguồn vốn là 407.420 triệu

đồng tức tăng 39.432 triệu đồng tương đương tăng 10,71% so với năm 2008.

Trong đó đặc biệt là vốn huy động tăng 43.207 triệu đồng tương đương tăng

20,85% nhờ vậy mà nguồn vốn điều chuyển có phần giảm đi giảm 3.775 triệu đồng tức giảm 2,35% so với năm 2008. Bước sang năm 2010 nguồn vốn có tăng

thêm 42.491 triệu đồng tức đạt 449.911 triệu đồng tương ứng tăng 10,42% so với năm 2009, và nguồn vốn điều chuyển cũng giảm xuống từ 157.000 còn 87.548 triệu đồng giảm đáng kể 44,24%. Điều đó cho thấy NH đã dần chủ động hơn về vốn nhờ áp dụng các biện pháp huy động tích cực. Đây là kết quả khả quan mà

Ngân hàng đạt được trong năm ta thấy vốn huy động có xu hướng tăng thì vốn điều chuyển sẽ giảm xuống thể hiện công tác huy động vốn của ngân hàng khá

tốt trong năm 2010 với chính sách huy động hấp dẫn như lãi suất cao và linh hoạt , được điều chỉnh hợp lý nên hình thức gửi tiết kiệm thu hút được nhiều thành

phần tham gia. Nguyên nhân giảm của nguồn vốn điều chuyển là do hoạt động

kinh doanh của Ngân hàng được mở rộng, nguồn vốn huy động đã đáp ứng đủ

nhu cầu của người dân nên không phải vay thêm từ ngân hàng cấp trên. Nhờ vậy, NH có thể tiết kiệm được một khoản chi phí do vốn huy động từ các tổ chức và thành phần kinh tế trả lãi suất thấp hơn so với khoản chi phí khi NH phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ hội sở. Tuy tình hình vốn điều chuyển có sự biến động giảm nhưng ngân hàng luôn giữ tỷ trọng của nguồn vốn điều chuyển thấp hơn vốn huy động trong tổng nguồn vốn. Việc giảm dần nguồn vốn điều chuyển là sự

đánh dấu khả quan về tình hình hình và chiến lược huy động tại ngân hàng. Tuy

giá trị vốn điều chuyển giảm dần qua các năm nhưng nhìn chung vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn đặc biệt là hai năm 2008 và 2009. Cho nên trong tương lai ngân hàng cần có những giải pháp để giảm bớt nguồn vốn điều chuyển và tăng dần

4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn của NHNo& PTNT qua ba

năm 2008-2010

Trong cơ cấu nguồn vốn của NH, vốn huy động đóng một vai trị rất quan trọng vì nguồn vốn này càng lớn càng thể hiện khả năng chủ động trong kinh

doanh của Ngân hàng về mặt tài chính, góp phần vào q trình ổn định và phát

triển kinh tế xã hội ở địa phương. Và để hiểu rõ hơn về tình hình vốn huy động

của NHNo& PTNT huyện Lai Vung ta cần xem xét chi tiết về nguồn vốn huy

động trong ba năm 2008- 2010 qua bảng sau:

BẢNG 4.2. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo& PTNT HUYỆN LAI VUNG QUA BA NĂM 2008-2010

ĐVT: Triệu đồng SO SÁNH CHÊNH LỆCH NĂM 2009/2008 2010/2009 KHOẢN MỤC 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % 1.Tiền gửi TCKT 38.712 40.844 65.225 2.132 5,51 24.381 59,69 + Tiền gửi KKH 38.712 40.844 65.225 2.132 5,51 24.381 59,69 + Tiền gửi CKH 0 0 0 0 0 0 0

2.Tiền gửi tiết kiệm 167.882 209.306 293.514 41.424 24,67 84.208 40,23

+ Tiền gửi KKH 163.537 203.692 284.709 40.155 24,55 81.017 39,77

+ Tiền gửi CKH 4.345 5.614 8.805 1.269 29,21 3.191 56,84

3.Phát hành GTCG 619 270 3.624 -349 -56,38 3.354 1.242,22

Tổng vốn huy động 207.213 250.420 362.363 43.207 20,85 111.943 44,70

( Nguồn Phòng kế toán NHNo& PTNT Lai Vung năm 2008 – 2010)

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Trong vốn huy động, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là tiền gửi của nhóm

khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác tại địa phương như quỹ tín dụng thị trấn Lai Vung, quỹ tín dụng xã Tân Hịa, quỹ tín dụng xã Phong Hịa, cơng ty sổ số kiến thiết thị xã Sa Đéc,... Nhóm khách hàng này chủ yếu gửi tiền để thuận tiện cho việc kinh doanh và giao dịch thanh tốn chứ khơng quan trọng về nhận lãi suất tiền gửi. Đó chính là lý do mà tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế qua các năm. Năm

2009, nguồn vốn huy động tăng 43.207 triệu đồng tương ứng tăng 20,85% so với

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)