BIỂU ĐỒ TỔNG HỢP NGUỒN VỐN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 47)

HUYỆN LAI VUNG 2008- 2010

Tổng nguồn vốn

Nhìn chung nguồn vốn của NHNo& PTNT huyện Lai Vung chủ yếu bao gồm vốn huy động tại địa phương và nhận vốn điều chuyển từ hội sở. Đối với

nguồn vốn huy động tại địa phương bao gồm: nguồn vốn được huy động dưới

các hình thức là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng từ có giá.

Đối với nguồn vốn điều chuyển từ hội sở: ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn này

khi nguồn vốn huy động tại chỗ không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay tại chi nhánh. Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục theo xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước trong đó giữa vốn huy động, vốn

điều chuyển thì có sự biến động tăng giảm qua 3 năm. Năm 2008 tổng nguồn vốn

là 367.988 triệu đồng trong đó nguồn vốn điều chuyển còn chiếm tỷ trọng khá

Năm 2008

56% 44%

cao chiếm 43,69% trong tổng nguồn vốn của năm do nguồn vốn huy động tại chổ không đáp ứng đủ nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân

hàng được bình thường NHNo& PTNT huyện Lai Vung phải nhận vốn điều

chuyển từ hội sở chuyển về. Sang năm 2009 tổng nguồn vốn là 407.420 triệu

đồng tức tăng 39.432 triệu đồng tương đương tăng 10,71% so với năm 2008.

Trong đó đặc biệt là vốn huy động tăng 43.207 triệu đồng tương đương tăng

20,85% nhờ vậy mà nguồn vốn điều chuyển có phần giảm đi giảm 3.775 triệu đồng tức giảm 2,35% so với năm 2008. Bước sang năm 2010 nguồn vốn có tăng

thêm 42.491 triệu đồng tức đạt 449.911 triệu đồng tương ứng tăng 10,42% so với năm 2009, và nguồn vốn điều chuyển cũng giảm xuống từ 157.000 còn 87.548 triệu đồng giảm đáng kể 44,24%. Điều đó cho thấy NH đã dần chủ động hơn về vốn nhờ áp dụng các biện pháp huy động tích cực. Đây là kết quả khả quan mà

Ngân hàng đạt được trong năm ta thấy vốn huy động có xu hướng tăng thì vốn điều chuyển sẽ giảm xuống thể hiện công tác huy động vốn của ngân hàng khá

tốt trong năm 2010 với chính sách huy động hấp dẫn như lãi suất cao và linh hoạt , được điều chỉnh hợp lý nên hình thức gửi tiết kiệm thu hút được nhiều thành

phần tham gia. Nguyên nhân giảm của nguồn vốn điều chuyển là do hoạt động

kinh doanh của Ngân hàng được mở rộng, nguồn vốn huy động đã đáp ứng đủ

nhu cầu của người dân nên không phải vay thêm từ ngân hàng cấp trên. Nhờ vậy, NH có thể tiết kiệm được một khoản chi phí do vốn huy động từ các tổ chức và thành phần kinh tế trả lãi suất thấp hơn so với khoản chi phí khi NH phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ hội sở. Tuy tình hình vốn điều chuyển có sự biến động giảm nhưng ngân hàng luôn giữ tỷ trọng của nguồn vốn điều chuyển thấp hơn vốn huy động trong tổng nguồn vốn. Việc giảm dần nguồn vốn điều chuyển là sự

đánh dấu khả quan về tình hình hình và chiến lược huy động tại ngân hàng. Tuy

giá trị vốn điều chuyển giảm dần qua các năm nhưng nhìn chung vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn đặc biệt là hai năm 2008 và 2009. Cho nên trong tương lai ngân hàng cần có những giải pháp để giảm bớt nguồn vốn điều chuyển và tăng dần

4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn của NHNo& PTNT qua ba

năm 2008-2010

Trong cơ cấu nguồn vốn của NH, vốn huy động đóng một vai trị rất quan trọng vì nguồn vốn này càng lớn càng thể hiện khả năng chủ động trong kinh

doanh của Ngân hàng về mặt tài chính, góp phần vào quá trình ổn định và phát

triển kinh tế xã hội ở địa phương. Và để hiểu rõ hơn về tình hình vốn huy động

của NHNo& PTNT huyện Lai Vung ta cần xem xét chi tiết về nguồn vốn huy

động trong ba năm 2008- 2010 qua bảng sau:

BẢNG 4.2. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo& PTNT HUYỆN LAI VUNG QUA BA NĂM 2008-2010

ĐVT: Triệu đồng SO SÁNH CHÊNH LỆCH NĂM 2009/2008 2010/2009 KHOẢN MỤC 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % 1.Tiền gửi TCKT 38.712 40.844 65.225 2.132 5,51 24.381 59,69 + Tiền gửi KKH 38.712 40.844 65.225 2.132 5,51 24.381 59,69 + Tiền gửi CKH 0 0 0 0 0 0 0

2.Tiền gửi tiết kiệm 167.882 209.306 293.514 41.424 24,67 84.208 40,23

+ Tiền gửi KKH 163.537 203.692 284.709 40.155 24,55 81.017 39,77

+ Tiền gửi CKH 4.345 5.614 8.805 1.269 29,21 3.191 56,84

3.Phát hành GTCG 619 270 3.624 -349 -56,38 3.354 1.242,22

Tổng vốn huy động 207.213 250.420 362.363 43.207 20,85 111.943 44,70

( Nguồn Phịng kế tốn NHNo& PTNT Lai Vung năm 2008 – 2010)

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Trong vốn huy động, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là tiền gửi của nhóm

khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác tại địa phương như quỹ tín dụng thị trấn Lai Vung, quỹ tín dụng xã Tân Hịa, quỹ tín dụng xã Phong Hịa, cơng ty sổ số kiến thiết thị xã Sa Đéc,... Nhóm khách hàng này chủ yếu gửi tiền để thuận tiện cho việc kinh doanh và giao dịch thanh tốn chứ khơng quan trọng về nhận lãi suất tiền gửi. Đó chính là lý do mà tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế qua các năm. Năm

2009, nguồn vốn huy động tăng 43.207 triệu đồng tương ứng tăng 20,85% so với năm 2008. Cụ thể năm 2008 tiền gửi không kỳ hạn là 38.712 triệu đồng, sang

năm 2009 tăng 2.132 triệu đồng tương ứng 5,51%. Năm 2010 lượng tiền gửi

không kỳ hạn của tổ chức kinh tế tăng đáng kể 24.381 tương đương tăng 59,69% so với năm 2009. Tuy tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong loại tiền gửi các tổ chức kinh tế nhưng vì có thể rút ra bất kỳ lúc nào mà không cần phải thông báo trước với ngân hàng nên đây là loại vốn không ổn định của NH. Cho

nên về lâu dài, ngân hàng hàng cần có những chính sách hấp dẫn, hợp lý để thu hút huy động được tiền gửi có kỳ hạn.

Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm được xem là nguồn vốn ổn định chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của NH. Nhìn chung tiền gửi tiết kiệm không

ngừng tăng mạnh qua các năm đáng chú ý nhất là tiền gửi tiết kiệm không kỳ

hạn. Cụ thể qua ba năm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn đều chiếm ở mức trên

90% năm 2008 chiếm 97,41%, năm 2009 chiếm 97,31%, năm 2010 chiếm 97% trong tổng tiền gửi tiết kiệm. Lí do lượng tiền gửi khơng kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao so với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là do nhu cầu cần vốn để sản xuất

kinh doanh các cá nhân, hộ gia đình chỉ gửi tiền khi nhàn rỗi và khi có nhu cầu thì họ sẽ rút ngay. Nguyên nhân của sự tăng tiền gửi tiết kiệm qua các năm là do

đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, có phần dư dả hơn nên có xu

hướng gửi tiền vào NH để nhằm mục đích chủ yếu là nhận lãi suất tiền gửi hay

các chính sách dành cho các khách hàng truyền thống của NH đã khuyến khích người dân có xu hướng gửi tiền nhiều hơn như: tặng quà vào dịp lễ, tết tạo mối quan hệ gắn bó để giữ chân khách hàng, giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng

nhân viên khi huy động được tiền gửi dân cư vượt chỉ tiêu giao thì sẽ được

thưởng. Cụ thể năm 2008 là 167.882 triệu đồng, sang năm 2009 tăng 41.424

triệu đồng, tức tăng 24,67 %. Bước sang năm 2010 tăng đến 84.208 triệu đồng

tức 40,23%. Có được kết quả trên là do uy tín của ngân hàng ngày càng cao, có mức lãi hợp lý mà đặc biệt là hệ thống ngân hàng đã tạo được lòng tin ở người gửi nên xu hướng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng ngày càng rộng rãi. Đây là điều rất đáng mừng, vì nguồn vốn huy động tăng cao không chỉ giúp NH kinh

doanh tốt hơn mà cịn chứng tỏ uy tín về mặt tài chính của NH, mối quan hệ sâu sắc và gắn bó với khách hàng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp

Phát hành giấy tờ có giá

Phát hành giấy tờ có giá cũng là một trong những hình thức mà ngân hàng huy động tạo nguồn vốn cho mình. Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ trong một

thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. Tuy nhiên với việc phát hành giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu,… đã không hấp dẫn đông đảo các đối tượng khách hàng

nên chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Do kỳ đáo hạn

thường dài nên mức độ biến động lãi suất cao, nguy cơ lạm phát mất giá nên đa

số khách hàng để đầu tư sinh lời vào các loại hình gửi tiền khác. Cụ thể năm

2008 là 619 triệu đồng sang năm 2009 giảm mạnh còn 270 triệu đồng, tương đương giảm 56,38%. Qua năm 2010 thì giá trị này tăng lên từ 270 triệu đồng lên

3.624 triệu đồng tức tăng với tỷ lệ vượt bậc 1.242,22% nguyên nhân là do năm 2010 NH đã phát hành giấy tờ có giá với chính sách lãi suất hấp dẫn để góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Từ đó ta thấy tuy tổng nguồn vốn có sự tăng trưởng liên tục qua ba năm nhưng tiền huy

động từ các giấy tờ có giá khơng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Huy động giấy tờ có giá ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn lớn vào

thời gian ngắn, tuy nhiên lãi suất lại cao hơn so với các hình thức huy động khác

đồng thời phải được Ngân hàng cấp trên phê duyệt. Đó là lý do tại sao loại hình

này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong vốn huy động, tuy nhiên cũng góp phần làm đa dạng hóa các loại hình huy động vốn của NH.

Tóm lại, công tác huy động vốn của NHNo& PTNT chi nhánh huyện Lai Vung là tương đối tốt. Đó là nhờ vào sự quan tâm của Ban lãnh đạo, chính sách

điều chỉnh lãi suất phù hợp và thái độ niềm nở phục vụ nhiệt tình của cán bộ

nhân viên khi giao dịch với khách hàng. Đây cũng là điểm mạnh mà NH cần

phải phát huy.

4.1.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn tại NHNo& PTNT huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp Vung tỉnh Đồng Tháp

Với phương châm nổ lực hết mình “mang sự phồn thịnh đến với khách

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2008 2009 2010 Năm T ri u đ n

g Doanh số cho vay

Doanh số thu nợ Dư nợ

Nợ xấu

các năm qua NHNo& PTNT huyện Lai Vung đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động tín dụng, được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 4.3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo& PTNT HUYỆN LAI VUNG QUA BA NĂM 2008- 2010

ĐVT: Triệu đồng SO SÁNH CHÊNH LỆCH Năm 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền %

1.Doanh số cho vay 624.627 791.719 799.388 167.092 26,75 7.669 0,97

2.Doanh số thu nợ 408.747 742.502 732.962 333.755 81,65 -9.540 -1,28

3.Dư nợ 333.342 382.559 448.985 49.217 14,76 66.426 17,36

4.Nợ xấu 10.947 1.535 9.217 -9.412 85,98 7.682 500,45

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo& PTNT Lai Vung năm 2008 – 2010)

HÌNH 4.2. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DSCV, DSTN, DN, NX CỦA NHNo & PTNT HUYỆN LAI VUNG QUA BA NĂM 2008- 2010

4.1.3.1. Phân tích doanh số cho vay

Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong thời gian nhất định, sự tăng giảm của doanh số cho vay cũng đánh giá được quy mơ tín dụng của ngân hàng cũng như phần nào thể hiện thực trạng nền kinh tế tại địa phương. Do đó, doanh số cho vay càng cao càng thể hiện người dân có nhu cầu về vốn ngày càng gia tăng để mở rộng hoạt

động đầu tư sản xuất, kinh doanh cho thấy nền kinh tế tại địa phương có xu

ngừng tăng trưởng qua các năm 2008- 2010 do hoạt động sản xuất nông nghiệp

cũng như các ngành nghề khác tại địa phương ngày càng mở rộng làm cho nhu

cầu vay vốn đế sản xuất và đầu tư kinh doanh cũng tăng lên. Cụ thể qua bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay đạt 624.627 triệu đồng trong năm 2008 sang năm 2009 doanh số cho vay đã tăng lên 791.719 triệu đồng cao hơn năm 2008 là

167.092 triệu đồng tương ứng cao hơn 26,75% so với năm 2008. Bước sang năm 2010, doanh số cho vay đạt 799.388 triệu đồng tăng 7.669 triệu đồng tương ứng tăng 0,97% nguyên nhân trong năm doanh số cho vay chỉ tăng nhẹ và có mức tăng trưởng thấp là do doanh số cho vay năm 2009 đã ở mức cao nên năm 2010

tuy doanh số cho vay có tăng lên nhưng chỉ thể hiện ở con số nhỏ. Dù vậy, nhưng năm 2010 có thể nói là năm có mức doanh số cho vay cao so với những năm trước đây đạt xấp xỉ 800 tỷ đồng. Nguyên nhân làm gia tăng doanh số cho vay

trong những năm gần đây là do ảnh hưởng từ năm 2008 tình trạng lạm phát trong nước tăng cao, nền kinh tế xảy ra nhiều biến động làm cho chỉ số giá cả không

ngừng tăng cao hơn những năm trước làm cho mọi chi phí sản xuất, kinh doanh

đều tăng đã làm người dân tại địa phương cần thêm vốn nhiều hơn, mặt khác có

thể nói do nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư để tìm

kiếm lợi nhuận phục vụ nhu cầu đời sống của người dân ngày càng cao nên họ có nhu cầu vay vốn nhiều hơn. Thêm nữa, một trong những nguyên nhân khác làm doanh số cho vay của NH đều tăng qua các năm là do NH không ngừng mở rộng

địa bàn hoạt động tín dụng cho mình, việc làm cụ thể là cử các CBTD đi đến tận

vùng sâu, vùng xa để thăm dị và tìm hiểu nhu cầu vay vốn của KH, hướng dẫn

họ lập dự án sản xuất và tiến hành cho vay. Nhờ khơng ngừng tìm kiếm và mở rộng thị phần cũng như các biện pháp hữu hiệu đối với khách hàng truyền thống, khách hàng có uy tín với NH thì có thể tăng mức dư nợ cho họ nhờ đó mà NH đã có thể gia tăng doanh số cho vay để giữ vững thị phần cạnh tranh của mình với nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn như Ngân hàng Phát triển Nhà, Ngân hàng cơng thương Sa Đéc,…Vì vậy mà doanh số cho vay qua các

năm đều tăng.

4.1.3.2. Phân tích doanh số thu nợ

Là một chỉ tiêu quan trọng cần phải phân tích đến trong hoạt động tín

thu nợ của ngân hàng ngày càng cao chứng tỏ công tác thu nợ ngày càng hiệu quả và cho thấy thiện chí trả nợ cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, khách hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích và kinh doanh có hiệu quả. Nhìn chung qua ba năm doanh số thu nợ của NH có tăng giảm xen kẽ. Cụ thể, năm 2008 đạt

408.747 triệu đồng, sang năm 2009 đạt 742.502 triệu đồng tức tăng thêm 333.755 triệu đồng so với năm 2008 tương đương 81,65%. Nguyên nhân doanh số thu nợ tăng cao như vậy là do năm 2009 nhìn chung phần lớn người dân làm ăn có hiệu quả nên họ tranh thủ trả nợ đúng hạn cho NH, thêm nữa nhờ Cán bộ tín dụng đã tăng cường việc nhắc nhở đẩy mạnh công tác thu nợ tại địa bàn mình quản lý.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)