3.4 .THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG
3.4.2 .Khó khăn
4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
4.2.2.3. Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
- Cá nhân – hộ gia đình: Đây là TPKT có nhiều hình thức kinh doanh đa dạng, nhiều ngành nghề, phần lớn họ vay là để sửa chữa nhà ở, chăn nuôi, kinh doanh nhỏ lẻ. Đây là TPKT có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt trong thời gian qua vì vậy CBTD đã tận dụng những cơ hội này để đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế việc gia hạn nợ nhờ vậy mà doanh số thu nợ tăng qua từng năm. Năm 2009 thu nợ đạt 485.563 triệu đồng, tăng 225,82% so với năm 2008. Sang năm 2010 đạt 741.428 triệu đồng, tăng 255.865 triệu đồng , tăng 52,69% so với cùng kì năm trƣớc. Sang năm 2011 tốc độ tăng chậm lại do trong năm này chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát cũng làm cho doanh số cho vay đối với TPKT này giảm đi kéo theo sự sụt giảm trong công tác thu nợ.
- Công ty TNHH – CTCP: Doanh số thu nợ chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ của chi nhánh chiếm 64% năm 2011. Dựa vào bảng số liệu ta nhận thấy công tác thu hồi nợ của chi nhánh đối với loại hình cơng ty này là rất tốt, điều này cho thấy việc mở rộng cho vay của chi nhánh đối với TPKT này là rất đúng vừa mang lại lợi nhuận cho chi nhánh vừa góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế địa phƣơng. Tốc độ tăng của doanh số thu nợ là khá tốt cụ thể trong 3 thời kì tăng mạnh nhất ở năm 2009 đạt 803.031 triệu đồng tăng 227, 37% so với năm 2008. Và tiếp tục tăng 49,33% ở năm 2010 và năm 2011 tốc độ này là 62,7%.
- Doanh nghiệp tƣ nhân: Trong thời gian gần đây công tác thẩm định và cho vay của chi nhánh ngày càng đƣợc xiết chặt hơn do đó đây là những khách hàng có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt trong thời gian qua nên phần lớn đều trả nợ đúng hạn cam kết với ngân hàng. Năm 2009 thu nợ đạt 97.430 triệu đồng tăng 253,14% so với năm 2008. Sang năm 2010 đạt 240.263 triệu đồng tăng 142.833 triệu đồng tăng 146,6% so với năm 2009. Sang năm 2011 tốc độ tăng tuy có phần chậm lại ở mức 13,82%. Mức tăng trƣởng trong việc thu nợ đối với TPKT này cũng cho ta thấy các DNTN đã có bƣớc chuyển biến khá, trình độ cơng nghệ đƣợc nâng cao giúp ngân hàng có điều kiện thuận lợi thể thu hồi nợ dể dàng.
Từ những điều phân tích trên ta có thể kết luận cơng tác thu hồi nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng. Nó địi hỏi CBTD phải có trình độ chun mơn, am hiểu khách hàng, thực hiện chặt chẻ từ khâu thẩm định cho đến khâu giám sát để đôn đốc khách hàng kịp thời trả nợ. Có nhƣ vậy mới giúp ngân hàng hạn chế đƣợc những rủi ro và nâng cao chất lƣợng tín dụng.