Nhiệm kỳ của thành viên độc lập hội đồng quản trị

Một phần của tài liệu Thành viên độc lập hội đồng quản trị trong công ty cổ phần tại việt nam thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 28 - 29)

1.2. Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về chế định thành viên

1.2.4. Nhiệm kỳ của thành viên độc lập hội đồng quản trị

Theo quy định của LDN năm 2014, nhiệm kỳ của thành viên độc lập HĐQT là khơng q 05 năm và có thể đƣợc bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế48. Tuy nhiên, theo các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên độc lập HĐQT, thì thành viên này khơng phải là ngƣời đã từng làm thành viên HĐQT của công ty ít nhất trong 05 năm liền trƣớc đó49. Nhƣ vậy, một cá nhân có thể làm thành viên độc lập HĐQT của một CTCP với số nhiệm kỳ không hạn chế nhƣng mỗi nhiệm kỳ phải cách nhau ít nhất là 05 năm và trong khoảng thời gian không làm thành viên độc lập HĐQT, họ cũng khơng đƣợc giữ vị trí thành viên HĐQT của cơng ty đó. Có thể thấy, quy định về khoảng thời gian giãn cách giữa mỗi nhiệm kỳ của thành viên độc lập HĐQT là nhằm mục đích làm giảm đi sự gắn bó của thành viên này với CTCP, từ đó phần nào phục hồi sự độc lập của họ đối với cơng ty. Hƣớng quy định này góp phần tạo điều kiện cho những thành viên này đƣợc tiếp tục quay trở lại làm việc cho công ty sau một khoảng thời gian nhất định, giúp khắc phục đƣợc tình trạng thiếu hụt thành viên độc lập trên thực tế.

Mặc dù vậy, LDN hiện nay lại cho phép thành viên độc lập đƣợc làm việc cho một công ty với số nhiệm kỳ khơng hạn chế. Điều này có thể dẫn đến tình trạng những thành viên này phục vụ quá lâu cho một công ty và từ đó làm ảnh hƣởng đến sự độc lập của họ. Vì càng phục vụ lâu, những thành viên độc lập không chỉ càng hiểu về HĐQT và công ty mà mối quan hệ giữa họ với các thành viên HĐQT khác cũng ngày càng trở nên sâu sắc50

. Vậy, LDN năm 2014 có nên đặt ra giới hạn về số lƣợng nhiệm kỳ của loại thành viên này? Trƣớc hết, phải khẳng định rằng, con ngƣời là khác biệt, không phải thành viên độc lập nào tham gia vào HĐQT sau một khoảng thời gian đáng kể cũng đồng nghĩa với việc thành viên này sẽ trở nên quá gần gũi với ngƣời quản lý công ty hoặc cổ đông lớn của công ty. Mặc dù tất cả họ đều sẽ ít nhiều bị ảnh hƣởng đến sự độc lập của mình, nhƣng tốc độ cũng nhƣ mức độ bị ảnh hƣởng là hoàn toàn khác nhau. Do đó, sẽ khơng hồn tồn phù hợp khi áp dụng một hạn chế giống nhau đối với tất cả các thành viên độc lập khác nhau. Vì vậy, vấn đề then chốt đặt ra đối với LDN trong thời điểm hiện nay không phải nằm ở việc giới hạn số lƣợng nhiệm kỳ của các thành viên độc lập HĐQT mà là phải xây dựng cơ chế để đánh giá việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện về sự độc lập của

48 Khoản 2 Điều 150 LDN năm 2014.

49 Điểm đ khoản 2 Điều 151 LDN năm 2014.

50

Đỗ Ngọc Thanh (2016), “Bàn về thành viên hội đồng quản trị độc lập của công ty cổ phần”, Tạp chí

23

từng cá nhân thành viên này trong thời gian họ đảm nhiệm chức danh thành viên độc lập HĐQT. Đồng thời, việc làm này cũng phải đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên, định kỳ nhằm xác định khả năng của các thành viên độc lập trong việc đƣa ra những nhận định, phán quyết khách quan, tránh tình trạng họ mất đi tính độc lập do phục vụ quá lâu trong HĐQT. Qua đó, kết quả của sự đánh giá này sẽ là cơ sở để ĐHĐCĐ quyết định thành viên độc lập này có nên tiếp tục phục vụ trong HĐQT hay không hay phải tiến hành thay đổi thành viên độc lập mới.

Một phần của tài liệu Thành viên độc lập hội đồng quản trị trong công ty cổ phần tại việt nam thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)