Khái lƣợc về sự phát triển của các quy định pháp luật về thẩm

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 34 - 38)

quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tịa án nhân dân ở nƣớc ta hiện nay

Trước khi TAND được trao thẩm quyền giải quyết KKHC, cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính đã được xem như là cơ chế duy nhất được sử dụng để giải quyết các tranh chấp hành chính. Hầu như mọi khiếu nại đối với các QĐHC, HVHC chỉ được giải quyết trong phạm vi hệ thống hành chính. Việc phụ thuộc hồn tồn vào hệ thống kiểm tra, giám sát mang tính chất nội bộ đối với hoạt động hành chính đã tạo ra sự “độc quyền”, quan liêu trong việc giải quyết các tranh chấp hành chính và những người có thẩm quyền quản lý hành chính khơng phải lo lắng về nguy cơ bị kiện ra Tòa án. Chất lượng của cơ chế kiểm tra, giám sát mang tính chất nội bộ đối với hoạt động hành chính, vì thế khơng được cải thiện. Trên thực tế, đã có nhiều vụ việc khiếu nại hành chính khơng được giải quyết dứt điểm, để dây dưa, kéo dài.

Ngày 23/01/1995 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW về xây dựng nền hành chính trong sạch, đẩy mạnh việc giải quyết các khiếu kiện của dân; xúc tiến việc thiết lập hệ thống Tịa án hành chính để xét xử các khiếu kiện của dân đối với các QĐHC và HVHC từ phía cơ quan công quyền. Ngày 01/7/1996, TAND chính thức được trao thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính. Để thực hiện thẩm quyền này, Tịa hành chính đã được thành lập ở TANDTC và TAND cấp tỉnh. Ở cấp huyện, tuy khơng thành lập Tịa hành chính chun trách nhưng có Thẩm phán được phân cơng làm nhiệm vụ GQKKHC. Việc trao thẩm quyền giải quyết KKHC cho TAND đã đánh dấu việc thiết lập cơ chế tài phán Tư pháp để giải quyết các tranh chấp hành chính ở Việt Nam - loại tranh chấp trước đây chủ yếu chỉ được giải quyết bằng con đường hành chính thơng qua cơ chế giải quyết khiếu nại. Đây là nỗ lực đáng kể của Nhà nước ta trong việc thiết lập các công

cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo đảm trách nhiệm của cán bộ, cơng chức nhà nước, đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội và quan trọng hơn cả là góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Để thực hiện việc xét xử hành chính, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996.

Tuy nhiên, dù đã có những nỗ lực trong việc xây dựng thiết chế và pháp luật liên quan đến giải quyết khiếu kiện hành chính nhằm thúc đẩy mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, công tác giải quyết KHHC ở nước ta trên cơ sở quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 vẫn cịn khá hạn chế về số lượng. Điều này xuất phát từ nhiều lý do trong đó có lý do thẩm quyền giải quyết KHHC của TAND ở nước ta, mặc dù đã từng bước được mở rộng, nhưng vẫn còn khá hạn hẹp. Trong số rất nhiều QĐHC, HVHC được đưa ra trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, Pháp lệnh TTGQCVAHC 1996 (sửa đổi bổ sung 1998 và 2006) giới hạn 22 loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của TAND. Điều này có nghĩa là rất nhiều loại KKHC chỉ có thể dựa vào một cơ chế duy nhất đó là giải quyết khiếu nại bằng con đường hành chính.

Việc ban hành Luật TTHC năm 2010 đã góp phần hồn thiện pháp luật tố tụng hành chính của Việt Nam, từng bước nâng cao chất lượng giải quyết KKHC của TAND, đáp ứng nhu cầu chung của xã hội. Luật TTHC năm 2010 đã mở rộng phạm vi các KKHC thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND. Luật quy định các loại KKHC thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND theo hướng loại trừ (những việc không thuộc thẩm quyền), chứ không liệt kê 22 loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như Pháp lệnh TTGQCVAHC trước đây.

Theo phương án này, TAND ở nước ta có thẩm quyền giải quyết các loại khiếu kiện QĐHC, HVHC chỉ trừ: Các QĐHC, HVHC trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định; Các HVHC mang tính chất nội bộ.19

Đây là quy định là tiến bộ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện

19

VAHC của mình, đảm bảo được sự cơng bằng và đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế.

Thẩm quyền giải quyết KKHC của Tòa án được đề cập từ Điều 28 đến Điều 30 của Luật TTHC 2010.

Thẩm quyền của TAND cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện về QĐHC, HVHC của cơ quan nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó; về quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó; về khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri. Mà người bị kiện từ cấp huyện trở xuống và cùng phạm vi địa giới hành chính với Tồ án huyện có thẩm quyền thụ lý vụ việc.

Luật TTHC năm 2015 có sửa đổi, bổ sung về thẩm quyền của Tịa án từng cấp để phù hợp với quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014. Điều 31, 32 quy định sửa đổi thẩm quyền của TAND cấp huyện theo hướng: khiếu kiện đối với QĐHC, HVHC của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện thì khơng thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện mà thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND tỉnh.

Việc thay đổi thẩm quyền của Tòa án cấp huyện lần này nhằm để bảo đảm tính hiệu quả, khả thi hơn trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính. Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện về QĐHC, HVHC của cơ quan HCNN từ cấp tỉnh bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phịng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, TANDTC, VKSNDTC và QĐHC, HVHC của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa án và những việc khác theo quy định tại Điều 30 Luật TTHC.

Thẩm quyền Toà án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm lại vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị20

.

20

Với thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Tòa án cấp trên có thể kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật hoặc những sai sót về mặt nội dung đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia TTHC. Trên thực tế giải quyết các vụ án hành chính, có những thiếu sót hoặc sai phạm đã khơng được phát hiện và xử lý kịp thời mà khi bản án, quyết định về vụ án đó đã có hiệu lực pháp luật thì mới phát hiện ra. Trong những trường hợp đó, việc xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bằng một thủ tục đặc biệt là cần thiết, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC quy định tại Chương XV gồm 2 điều: Điều 239 và Điều 240 Luật TTHC đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc của lịch sử lập pháp Việt Nam, thể hiện cơng lý và tính pháp chế XHCN.

Theo quy định của Pháp lệnh TTGQCVAHC, Hội đồng Thẩm phán TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất nên khơng một thiết chế nào có thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng này. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC cho thấy có trường hợp quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC có sai lầm nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi nội dung cơ bản quyết định mà Hội đồng Thẩm phán và các đương sự không biết được khi ra phán quyết đó, nhưng lại khơng có cơ chế để giải quyết lại, gây ra sự bức xúc cho đương sự cũng như tình trạng khiếu kiện kéo dài. Để khắc phục vướng mắc đó, LTTHC đã dành quy định về thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.

Theo Điều 239 Luật TTHC, khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán TANDTC, đương sự không biết được khi ra quyết định đó thì được xem xét lại. Do Hội đồng thẩm phán TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất theo quy định của pháp luật hiện hành nên việc xem xét lại các quyết định của thiết chế này chỉ được tiến hành trên cơ sở những căn cứ

rất đặc biệt, đó là theo yêu cầu của: Ủy ban thường vụ Quốc hội; Ủy ban tư pháp của Quốc hội; Viện trưởng VKSNDTC; Chánh án TANDTC.

Khi đó, Chánh án TANDTC có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán TANDTC xem xét kiến nghị, đề nghị đó. Nếu nhất trí hoặc khơng nhất trí với kiến nghị, đề nghị thì phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 34 - 38)