Thức pháp luật của người tiến hành tố tụng hành chính

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 29)

1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện thẩm quyền giải quyết

1.3.2.thức pháp luật của người tiến hành tố tụng hành chính

Thứ nhất, Thẩm phán thực hiện thẩm quyền giải quyết KKHC của Tòa

án là người nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra các phán quyết nhằm giải quyết sự tranh chấp giữa các bên hoặc phán quyết việc vi phạm pháp luật trong các vụ án thuộc thẩm quyền, đảm bảo sự tôn trọng và thực thi pháp luật trong đời sống xã hội. Phán quyết đó có hiệu lực pháp luật thì tất cả mọi cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cá nhân liên quan đều phải tuân thủ chấp hành. Đưa lại sự công bằng cho xã hội, đảm bảo sự ổn định, phát triển và mang ý nghĩa xã hội to lớn. Theo Visanhsky, một “kiến trúc sư” của ngành Tư pháp Nga khẳng định “Thẩm phán người thầy của cuộc sống”. Thật vậy, nghề nghiệp xét xử của Thẩm phán liên quan đến số phận, danh dự, uy tín, tài sản, thậm chí nó quyết định cả tính mạng của con người. Do đó yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị, và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay đối với thẩm phán là rất quan trọng. Đảng, Nhà nước và ngành Toà án phải tạo điều kiện và đào tạo những Thẩm phán có đầy đủ tố chất đó mới thực hiện tốt thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính.

Thứ hai, Thư ký Toà án là một chức danh tư pháp, là người tiến hành tố

vụ án. Từ khi người khởi kiện nộp đơn kiện cho đến khi Toà án giải quyết xong vụ án. Hầu hết các hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết khiếu kiện hành chính đều có sự tham gia của Thư ký Tồ án. Có hoạt động tố tụng do Thẩm phán tiến hành với sự trợ giúp của Thư ký Tồ án; có hoạt động tố tụng do Thư ký Toà án độc lập thực hiện. Hoạt động tố tụng của Thư ký Tồ án góp phần vào kết quả giải quyết vụ án và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả giải quyết vụ án. Thư ký Tòa án cũng là vị trí quan trọng trong việc thực hiện thẩm quyền giải quyết KKHC của Tòa án. Nếu thiếu hiểu biết về quản lý hành chính thì khi tiến hành tố tụng hành chính sẽ có những hạn chế khơng nhỏ đến việc thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tịa án. Cụ thể: Thư ký tiến hành cấp, tống đạt văn bản tố tụng cho người bị kiện không đúng đối tượng; thu thập chứng cứ, tài liệu, thủ tục ủy quyền của người đại diện… không đúng quy định pháp luật tố tụng dẫn đến phán quyết của Tòa án bị hủy hoặc bị sửa án.

Thứ ba, về Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia giải quyết khiếu kiện hành

chính tại Tòa án cấp sơ thẩm; HĐXX sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trong trường hợp đặc biệt, HĐXX sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Do vậy, vai trò của Hội thẩm là ngang quyền với Thẩm phán, cùng với “lá phiếu” của mình “có thể” quyết định tính đúng, sai, thắng, thua của đương sự trong vụ án.

Hiện nay, năng lực chuyên môn của Hội thẩm nhân dân chưa có tiêu chí bắt buộc. Thực tế cho thấy hiện nay đa phần các Hội thẩm tham gia xét xử sơ thẩm khiếu kiện hành chính đều hạn chế pháp luật trong lĩnh vực này, thiếu kỹ năng và nghiệp vụ xét xử. Vì vậy, sẽ gây khó khăn cho Tịa án trong việc thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính.

Thứ tư, VKSND là cơ quan tiến hành tố tụng hành chính16, thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng "kiểm sát hoạt động tư pháp" cụ thể là kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng hành chính, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật trong tố tụng hành chính phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

16

Tuy nhiên, thời gian qua Kiểm sát viên tiến hành tố tụng chưa thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo pháp lật quy định là: “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các VAHC. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng. Tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết VAHC…”17

Cụ thể, chưa thực hiện việc kiến nghị phía người bị kiện khi họ chưa thực hiện đúng nghĩa vụ tố tụng (chậm cử người tham gia tố tụng, chậm gửi các văn bản ý kiến, các thơng tin, tài liệu có liên quan để xem xét QĐHC, HVHC…)

Khi Tịa án gặp khó khăn trong việc yêu cầu bên người bị kiện việc thực hiện nghĩa vụ tố tụng, lẽ ra với vai trò kiểm sát việc chấp hành pháp luật tố tụng của người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên phải tham mưu cho Viện trưởng có văn bản kiến nghị kịp thời đối với cơ quan HCNN hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan đó thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tố tụng để Tòa án thực hiện thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đúng theo luật quy định. Trong khi đó, tại phiên tòa Kiểm sát viên chỉ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, HĐXX, Thư ký Tòa án, của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Như vậy, quyền hạn này chỉ là hình thức. Biết người tham gia tố tụng vi phạm luật không kiến nghị xử lý ngay, đến phiên tòa mới phát biểu như vậy làm cho HĐXX phải hỗn phiên tịa để sung thủ tục hoặc chứng cứ của vụ án. Điều này không thuận lợi cho việc thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu kiện của Tòa án.

1.3.3. Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý hành chính nhà nước

Các văn bản quy phạm pháp luật về QLHCNN có mâu thuẫn, thiếu ổn định, khơng hợp lý sẽ phát sinh nhiều KKHC và khó khăn trong việc xem xét, đánh giá, phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Những QPPL về nội dung áp dụng để giải quyết khiếu kiện hành chính chưa được hệ thống hóa cụ thể, còn phân tán. Cho nên khi phát sinh vụ kiện, Thẩm phán được phân cơng giải quyết khó truy tìm văn bản QPPL có liên quan để nghiên cứu, chưa kể đến văn bản pháp luật hiện nay còn bị chồng chéo, dẫn đến lúng túng trong việc lựa chọn văn bản nào để áp dụng, khó xác

17

định loại nào cịn hiệu lực, loại nào hết hiệu lực. Chính vì vậy thiếu đi những quy định chi tiết làm căn cứ để xác định tính hợp pháp của QĐHC, HVHC trong việc giải quyết khiếu kiện.

1.3.4. Hệ thống tổ chức của Tịa án nhân dân nói chung và Tịa án thực hiện thẩm quyền giải quyết Khiếu kiện hành chính

Sự phụ thuộc của Tòa án địa phương với cấp ủy và chính quyền địa phương sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập của Tịa án khi ra phán quyết hay nói cách khác là ảnh hưởng đến việc thực hiện thẩm quyền giải quyết KKHC ở một chừng mực nhất định.

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN đối với hoạt động của Tòa án. Tuy nhiên, để tránh sự can thiệp trái pháp luật vào công việc chun mơn của Tịa án là điều mà Đảng CSVN đang muốn hóa giải.

Hiến pháp hiện hành quy định rõ ràng “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”18

.

Tính độc lập của Thẩm phán chính là sự gắn kết tuyệt đối của thẩm phán với luật pháp. Tính độc lập của thẩm phán bảo vệ quyền lực tư pháp trước sự can thiệp từ phía lập pháp và hành pháp. Tuy nhiên, quyền lực nào cũng có thể bị đe dọa lạm dụng vì có ý thức chủ quan của con người, một khi gắn lợi ích cá nhân sẽ có sự tác động.

18

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Việc nghiên cứu về thẩm quyền có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân định thẩm quyền giải quyết công việc của từng cơ quan, ngành, lĩnh vực. Theo đó, việc nghiên cứu về thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tịa án, cụ thể là Tịa án cấp huyện, cũng nhằm làm rõ phạm vi, nội dung, ý nghĩa của nó trong hệ thống bộ máy nhà nước. Tòa án thực hiện thẩm quyền giải quyết KKHC đối với các QĐHC, HVHC của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước để đánh giá tính hợp pháp của việc ban hành quyết định hay thực hiện hành vi hành chính đó, đây là phương thức kiểm sốt quyền lực nhà nước. Thơng qua việc nghiên cứu tại sao có quy định thẩm quyền giải quyết KKHC của Tịa án và xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện thẩm quyền giải quyết KKHC của Tòa án sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo về thẩm quyền giải quyết KKHC của Tòa án cấp huyện.

CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH CỦA TỊA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

2.1. Khái lƣợc về sự phát triển của các quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tịa án nhân dân ở nƣớc ta quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tịa án nhân dân ở nƣớc ta hiện nay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước khi TAND được trao thẩm quyền giải quyết KKHC, cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính đã được xem như là cơ chế duy nhất được sử dụng để giải quyết các tranh chấp hành chính. Hầu như mọi khiếu nại đối với các QĐHC, HVHC chỉ được giải quyết trong phạm vi hệ thống hành chính. Việc phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống kiểm tra, giám sát mang tính chất nội bộ đối với hoạt động hành chính đã tạo ra sự “độc quyền”, quan liêu trong việc giải quyết các tranh chấp hành chính và những người có thẩm quyền quản lý hành chính khơng phải lo lắng về nguy cơ bị kiện ra Tòa án. Chất lượng của cơ chế kiểm tra, giám sát mang tính chất nội bộ đối với hoạt động hành chính, vì thế khơng được cải thiện. Trên thực tế, đã có nhiều vụ việc khiếu nại hành chính khơng được giải quyết dứt điểm, để dây dưa, kéo dài.

Ngày 23/01/1995 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW về xây dựng nền hành chính trong sạch, đẩy mạnh việc giải quyết các khiếu kiện của dân; xúc tiến việc thiết lập hệ thống Tịa án hành chính để xét xử các khiếu kiện của dân đối với các QĐHC và HVHC từ phía cơ quan cơng quyền. Ngày 01/7/1996, TAND chính thức được trao thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính. Để thực hiện thẩm quyền này, Tịa hành chính đã được thành lập ở TANDTC và TAND cấp tỉnh. Ở cấp huyện, tuy khơng thành lập Tịa hành chính chun trách nhưng có Thẩm phán được phân công làm nhiệm vụ GQKKHC. Việc trao thẩm quyền giải quyết KKHC cho TAND đã đánh dấu việc thiết lập cơ chế tài phán Tư pháp để giải quyết các tranh chấp hành chính ở Việt Nam - loại tranh chấp trước đây chủ yếu chỉ được giải quyết bằng con đường hành chính thơng qua cơ chế giải quyết khiếu nại. Đây là nỗ lực đáng kể của Nhà nước ta trong việc thiết lập các cơng

cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo đảm trách nhiệm của cán bộ, cơng chức nhà nước, đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội và quan trọng hơn cả là góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Để thực hiện việc xét xử hành chính, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996.

Tuy nhiên, dù đã có những nỗ lực trong việc xây dựng thiết chế và pháp luật liên quan đến giải quyết khiếu kiện hành chính nhằm thúc đẩy mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, công tác giải quyết KHHC ở nước ta trên cơ sở quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 vẫn còn khá hạn chế về số lượng. Điều này xuất phát từ nhiều lý do trong đó có lý do thẩm quyền giải quyết KHHC của TAND ở nước ta, mặc dù đã từng bước được mở rộng, nhưng vẫn còn khá hạn hẹp. Trong số rất nhiều QĐHC, HVHC được đưa ra trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, Pháp lệnh TTGQCVAHC 1996 (sửa đổi bổ sung 1998 và 2006) giới hạn 22 loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của TAND. Điều này có nghĩa là rất nhiều loại KKHC chỉ có thể dựa vào một cơ chế duy nhất đó là giải quyết khiếu nại bằng con đường hành chính.

Việc ban hành Luật TTHC năm 2010 đã góp phần hồn thiện pháp luật tố tụng hành chính của Việt Nam, từng bước nâng cao chất lượng giải quyết KKHC của TAND, đáp ứng nhu cầu chung của xã hội. Luật TTHC năm 2010 đã mở rộng phạm vi các KKHC thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND. Luật quy định các loại KKHC thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND theo hướng loại trừ (những việc không thuộc thẩm quyền), chứ không liệt kê 22 loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như Pháp lệnh TTGQCVAHC trước đây.

Theo phương án này, TAND ở nước ta có thẩm quyền giải quyết các loại khiếu kiện QĐHC, HVHC chỉ trừ: Các QĐHC, HVHC trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định; Các HVHC mang tính chất nội bộ.19

Đây là quy định là tiến bộ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện

19

VAHC của mình, đảm bảo được sự cơng bằng và đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế.

Thẩm quyền giải quyết KKHC của Tòa án được đề cập từ Điều 28 đến Điều 30 của Luật TTHC 2010.

Thẩm quyền của TAND cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện về QĐHC, HVHC của cơ quan nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó; về quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó; về khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri. Mà người bị kiện từ cấp huyện trở xuống và cùng phạm vi địa giới hành chính với Tồ án huyện có thẩm quyền thụ lý vụ việc.

Luật TTHC năm 2015 có sửa đổi, bổ sung về thẩm quyền của Tịa án từng cấp để phù hợp với quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014. Điều 31, 32 quy định sửa đổi thẩm quyền của TAND cấp huyện theo hướng: khiếu kiện đối với QĐHC, HVHC của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện thì khơng thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện mà thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND tỉnh.

Việc thay đổi thẩm quyền của Tòa án cấp huyện lần này nhằm để bảo đảm tính hiệu quả, khả thi hơn trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính. Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện về QĐHC, HVHC của cơ quan HCNN từ cấp tỉnh bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phịng Chủ tịch nước, Văn phịng Quốc hội, Kiểm tốn nhà nước, TANDTC, VKSNDTC và QĐHC, HVHC của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa án và những việc khác theo quy định tại Điều 30 Luật TTHC.

Thẩm quyền Toà án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm lại vụ án mà

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 29)